Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG PTDTNT CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.3. Thực trạng trang bị, bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học ở các trường PTDTNT tỉnh Điện Biên
2.3.2. Kết quả khảo sát
Việc trang cấp TBDH ở các trường PTDTNT tỉnh Điện Biên chủ yếu là do Sở GD&ĐT Điện Biên làm chủ đầu tư về CSVC theo chỉ tiêu kế hoạch, bên cạnh đó các nhà trường có mua sắm bổ sung thêm đảm bảo nhu cầu sử dụng. Các trường PTDTNT tỉnh Điện Biên có CSVC sư phạm tương đối
57
khang trang và khá đầy đủ TBDH, hầu hết các trường đã xây dựng PHBM, thư viện, nhìn chung CSVC thiết bị đảm bảo để đáp ứng yêu cầu của chương trình và SGK.
Một số trường bên cạnh nguồn đầu tư của Nhà nước, các chương trình Dự án, sự đóng góp của phụ huynh HS và sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, các nhà tài trợ nên được trang bị các loại TBDH hiện đại như: vô tuyến, máy vi tính, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa năng,…
Bảng 2.2: Thống kê số lượng TBDH và phòng chức năng
T
T Tên trường
Số lớp Số HS PHBM, thực hành TV, TB Máy vi tính Máy chiếu Thiết bị khác
1. PTDTNT tỉnh 15 494 5 3 51 19 21
2.
PTDTNT THPT Điện
Biên
9 264 3 2 51 14 10
3.
PTDTNT THPT Điện
Biên Đông
8 245 3 2 49 11 10
4.
PTDTNT THPT Mường
Ảng
9 274 3 2 22 15 11
5.
PTDTNT THPT Tuần
Giáo
8 244 3 2 55 18 12
6.
PTDTNT THPT Tủa
Chùa
8 238 3 2 57 18 14
7. PTDTNT
THPT Mường 8 250 3 2 27 20 12
58 T
T Tên trường
Số lớp Số HS PHBM, thực hành TV, TB Máy vi tính Máy chiếu Thiết bị khác
Chà
8.
PTDTNT THPT Mường
Nhé
8 242 3 2 29 17 12
Cộng 73 2251 26 17 341 132 102
(Nguồn phòng KH-TC, Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên)
Từ số liệu bảng trên cho thấy 100% số trường PTDTNT tỉnh Điện Biên đã mua sắm và được trang bị khá đầy đủ chủng loại TBDH, nhất là các thiết bị hiện đại như: máy chiếu, máy vi tính…, 100% số trường đã ưu tiên CSVC cho thư viện và phòng thiết bị thí nghiệm, hệ thống PHBM được quan tâm xây dựng.
Qua thu thập và xử lý số liệu từ các phiếu trưng cầu ý kiến của CBQL và GV ở các trường PTDTNT và từ những thông tin trong Hệ thống thông tin QLGD của ngành GD&ĐT Điện Biên về trang bị TBDH được đánh giá ở bảng 1.3 sau đây:
Bảng 2.3: Tình hình trang bị TBDH đáp ứng yêu cầu tối thiểu Mức độ
Đối tượng
Đáp ứng Chưa đáp ứng
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
CBQL 5 62,5 3 37,5
GV 92 61,3 58 38,7
Qua số liệu cho thấy:
Có 05/08 CBQL (tỷ lệ 62,5%) và 92/150 GV (tỷ lệ 61,3%) cho rằng TBDH hiện nay đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ hoạt động dạy và học theo quy định của Bộ GD&ĐT; 03/08 CBQL (tỷ lệ 37,5%) và 58/150 GV (tỷ lệ 38,7%) cho rằng chưa đáp ứng.
59
Tóm lại, qua kết quả khảo sát và qua kiểm tra tại các trường PTDTNT tỉnh Điện Biên trong những năm qua cho thấy số lượng TBDH cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình SGK, đảm bảo yêu cầu tối thiểu cho dạy và học. Các trường được trang bị khá đầy đủ máy vi tính để GV soạn giáo án, nối mạng Internet đường truyền tốc độ cao phục vụ cho công tác quản lý, khai thác bài giảng, tra cứu thông tin, dữ liệu có hiệu quả cao.
Tuy nhiên, độ đồng đều về số lượng TBDH giữa các đơn vị chưa cao, hệ thống PHBM còn thiếu chưa đáp ứng yêu cầu. Việc trang bị TBDH ở các trường PTDTNT tỉnh Điện Biên hiện nay chưa mang tính kinh tế cao. Số lượng TBDH như hiện có chưa thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của tất cả các GV trong quá trình giảng dạy, dẫn đến tình trạng có những GV đã soạn bài theo PPDH tích cực có sử dụng TBDH, nhưng khi lên lớp lại không có TBDH để dùng, nên có môn học vẫn dạy chay, chất lượng của các tiết dạy học thấp.
2.3.2.2. Chất lượng của TBDH
Qua phiếu điều tra và qua thực tế thanh, kiểm tra hàng năm, thực trạng về chất lượng TBDH được thể hiện ở bảng 2.4 sau đây:
Bảng 2.4: Chất lượng TBDH hiện nay ở các trường PTDTNT Mức độ
Đối tượng
Tốt Khá Trung bình Kém
Số
lượng (%) Số
lượng (%) Số
lượng (%) Số
lượng (%)
CBQL 3 37,5 2 25,0 2 25,0 1 12,5
GV 32 21,3 78 52,0 26 17,3 14 9,4
Qua bảng trên, có 05/08 CBQL (tỷ lệ 62,5%) và 110/150 GV (tỷ lệ 73,3%) cho rằng TBDH hiện nay ở các trường có chất lượng Khá, Tốt; 02/08 CBQL (tỷ lệ 25,5%) và 26/150 GV (tỷ lệ 17,3%) cho rằng TBDH có chất lượng Trung bình, một bộ phận CBQL và GV cho rằng chất lượng TBDH còn Kém. Như vậy, đa số CBQL và GV đánh giá chất lượng TBDH ở mức độ Khá, Tốt; nhưng thực tế qua điều tra cho thấy chất lượng thiết bị chưa đảm bảo, trong năm đầu tiên sử dụng độ chính xác còn đảm bảo và thực hiện các
60
thí nghiệm cơ bản thành công. Nhưng đến các năm tiếp theo thường xảy ra các sự cố như: không tiếp điện, mạ kim loại trên các gương cầu, gương lõm, giá đỡ bị tróc; các chi tiết bằng nhựa có độ bền kém, bị cong, dễ gãy, nứt, rơi rụng; tuổi thọ của bóng đèn máy chiếu thấp; thiết bị âm thanh giảm độ nhạy, chất lượng âm thanh không đảm bảo; các mô hình bộ môn Sinh học, Công nghệ cong vênh, gẫy rụng; các vật liệu bằng sắt bị hoen gỉ, hóa chất kém tác dụng; các thiết bị thuỷ tinh không chịu được nhiệt độ cao…. Vấn đề này đã được cơ quan chức năng của Bộ GD&ĐT (Vụ Kế hoạch - Tài Chính) đánh giá: “Mặc dù chất lượng thiết bị trong những năm gần đây đã được nâng lên đáng kể nhưng vẫn còn tồn tại không ít hạn chế. Cụ thể là số chi tiết thiết bị chưa được đảm bảo yêu cầu, đặc biệt thiết bị chưa mang tính hiện đại, chưa được chú trọng đầu tư như một loại hàng hoá “công nghiệp”, chưa thể hiện rõ tính liên thông, còn trùng lặp qua các năm triển khai ở các khối lớp khác nhau; bên cạnh đó, cơ cấu ở một số chi tiết thiết bị chưa thật hợp lý (đặc biệt là tranh ảnh còn nhiều) chưa thật sự thuận lợi cho người sử dụng. Việc triển khai áp dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cho việc giảng dạy, sử dụng TBDH ở các trường còn hạn chế do CSVC, ngân sách đầu tư hằng năm và trình độ GV”.
Hàng năm, dựa theo nhu cầu sử dụng của GV, các trường đều đầu tư kinh phí không nhỏ để sửa chữa, thay thế, bổ sung, mua sắm mới TBDH đã hỏng.
2.3.2.3. Thực trạng bảo quản TBDH
Các trường PTDTNT tỉnh Điện Biên có CSVC sư phạm tương đối khang trang và khá đầy đủ TBDH, đã có phòng học bộ môn, kho chứa thiết bị, thí nghiệm, thư viện.
Phòng chứa thiết bị thí nghiệm đều có tủ, giá, kệ để trưng bày. Hầu hết các đơn vị đều sắp xếp, bố trí TBDH theo PHBM, theo từng môn, khối riêng biệt, khá hợp lý, cơ bản đảm bảo quy trình kỹ thuật. Có sổ sách theo dõi
61
mượn, trả TBDH của GV, cuối mỗi năm học đều tổ chức kiểm kê, đánh giá số lượng, chất lượng thiết bị.
Qua khảo sát và kiểm tra ở các trường PTDTNT tỉnh Điện Biên, việc bảo quản TBDH của các trường được thể hiện như sau:
Có 04 trường (tỷ lệ 50,0%) tự đánh giá việc bảo quản TBDH đảm bảo, khá tốt; 03 trường (tỷ lệ 37,5%) đánh giá công tác bảo quản bình thường; 01 trường (tỷ lệ 12,5%) tự đánh giá chưa tốt.
100% số trường có văn bản quy định cụ thể về việc sử dụng, bảo quản TBDH; 08/08 trường có sổ sách quản lý TBDH, có 07/08 CBQL (tỷ lệ 87,5%) và 132/150 GV (tỷ lệ 88,0%) được hỏi có nhận xét tốt về hệ thống sổ sách TBDH của nhà trường, số còn lại đều cho nhận xét khá.
Công tác tập huấn bảo quản và sử dụng TBDH được quan tâm. Sau mỗi đợt mua sắm, trang bị mới, Sở GD&ĐT cùng với các đơn vị cung ứng đều tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và khai thác, sử dụng, bảo quản TBDH cho CBQL, GV phụ trách các bộ môn, cán bộ thư viện, thiết bị.
Tuy nhiên, hầu hết GV phụ trách thiết bị, thư viện là GV kiêm nhiệm hoặc hợp đồng, chưa có nghiệp vụ về công tác TBDH nên việc sắp xếp thiết bị, đồ dùng dạy học chưa thực sự khoa học, bảo quản TBDH chưa đúng cách.
Việc kiểm kê mới dừng ở hình thức đếm, rà soát lại xem có thiết bị nào thiếu, hỏng sau mỗi năm học, chưa mang tính thường xuyên để có kế hoạch bổ sung, sửa chữa đúng thời điểm. Nhiều CBQL chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo quản TBDH, một số đơn vị chưa đủ phòng, kho đảm bảo để chứa thiết bị còn trình trạng để lẫn lộn, tiện đâu để đó (nhất là đồ dùng giảng dạy bộ môn Thể dục), việc vệ sinh phòng máy vi tính và các thiết bị điện tử chưa thường xuyên, không đúng quy trình nên dẫn đến tình trạng hư hỏng nhiều.
Có thể nói việc bảo quản TBDH ở các trường PTDTNT tỉnh Điện Biên đã được chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao, đòi hỏi đội ngũ CBQL và GV,
62
nhân viên nhà trường thường xuyên cần quan tâm chú ý đến công tác bảo quản để TBDH được sử dụng hiệu quả lâu dài.
2.3.2.4. Sử dụng TBDH ở các trường PTDTNT tỉnh Điện Biên
Qua tìm hiểu thực trạng ở các trường PTDTNT của tỉnh Điện Biên cho thấy: Loại TBDH được sử dụng nhiều là tranh ảnh của các bộ môn: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Sinh học. Ngược lại, các môn: Vật lý, Công nghệ, Hoá học có nhiều đồ dùng thí nghiệm, thực hành nhưng GV lại ít sử dụng.
Mặt khác, tình trạng dạy chay, học chay vẫn còn, GV vẫn quen với nếp cũ, lên lớp chủ yếu là thuyết trình, giảng giải, tình trạng đọc chép còn diền ra khá phổ biến, nhất là các bộ môn khoa học xã hội và ở GV cao tuổi. GV còn ngại sử dụng TBDH, họ cho rằng sử dụng TBDH sẽ mất thời gian, tốn công chuẩn bị, thời gian sử dụng TBDH dành để giảng giải và cho HS luyện tập còn tốt hơn. Cũng có GV sử dụng TBDH nhưng hiệu quả lại chưa cao, có GV chỉ đưa ra coi như giới thiệu TBDH mà không khai thác được nội dung kiến thức, chưa giúp HS lĩnh hội kiến thức thông qua quan sát, thực hành trên TBDH.
Có GV chưa biết cách sử dụng TBDH hợp lý, đặt TBDH trên bàn hoặc treo trên bảng từ đầu đến cuối tiết học làm cho HS phân tán tư tưởng, không chú ý vào nội dung bài học. Sử dụng TBDH như vậy không những không phát huy được tác dụng của TBDH, không phát huy được khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, tính tự giác, tích cực hoạt động của HS mà còn làm giảm hiệu quả sư phạm của TBDH, làm giảm chất lượng của giờ học.
Các phiếu trưng cầu ý kiến đề cập đến nhiều khía cạnh của TBDH.
Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ thu thập những số liệu có liên quan đến hiệu quả sử dụng TBDH, từ đó phân tích các nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng TBDH còn thấp và đó cũng là một cơ sở để đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH góp phần đổi mới PPDH hiện nay.
Hiệu quả sử dụng TBDH bao gồm hiệu suất sử dụng, mục tiêu và kết quả sử dụng. Căn cứ vào đặc trưng của TBDH, tác giả đề xuất 5 chỉ số làm
63
căn cứ xây dựng phiếu đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH ở các trường THPT như sau:
Một là, tần suất sử dụng TBDH là số lần sử dụng TBDH trong một khoảng thời gian (học kì, năm học) xét theo từng loại so với yêu cầu giảng dạy môn học đã qui định trong chương trình và kế hoạch dạy học. Đây là chỉ số quan trọng nhất khi đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH. Không phải cứ sử dụng nhiều lần TBDH là đương nhiên nâng cao được hiệu quả sử dụng, nhưng nếu tần suất sử dụng càng cao thì người sử dụng (GV, HS, nhân viên thiết bị, thí nghiệm) càng có cơ hội sử dụng thuần thục hơn và hiệu quả sử dụng có cơ hội được nâng cao.
Hai là, mức độ và thái độ sử dụng TBDH xét theo khả năng khai thác thực tế của GV và HS so với tính năng kĩ thuật và tính năng sư phạm của thiết bị.
Ba là, tính thành thạo sử dụng TBDH được xét theo kĩ năng sử dụng của GV và HS trong quá trình sử dụng TBDH? Trình độ sử dụng TBDH có được nâng cao không? Năng lực thực hành, năng lực tư duy lô gíc của HS có được phát triển không? Tỉ lệ khắc phục thành công các sự cố xảy ra về kĩ thuật và an toàn trong quá trình sử dụng TBDH, tỉ lệ những sáng kiến, phát triển các ứng dụng mới mà GV và HS cùng thực hiện (tính trên tổng số thiết bị, trên tổng số GV, trên tổng số giờ học…).
Bốn là, tính kinh tế của sử dụng TBDH là nói đến chất lượng của TBDH và sự bền vững của TBDH trong sử dụng. Tính năng và chất lượng TBDH có đúng như Cataloge không? Có bảo đảm thời hạn sử dụng không?
Bao nhiêu % thí nghiệm không đạt kết quả mong muốn do chất lượng thiết bị kém... Nếu việc dạy học có sử dụng TBDH có tác dụng thúc đẩy đổi mới PPDH và mang lại kết quả học tập tốt thì điều đó có nghĩa là tính kinh tế đã được đảm bảo.
Năm là, phục vụ đổi mới PPDH: Chương trình và nội dung SGK mới đòi hỏi phải đổi mới PPDH mà biểu hiện của nó là: HS hoạt động nhiều hơn,
64
suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn. Trong quá trình sử dụng TBDH mà kết quả là HS có 3 biểu hiện trên có nghĩa là đã nâng cao được hiệu quả sử dụng TBDH. Căn cứ vào các mức độ biểu hiện đó, chúng ta có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng TBDH đối với việc đổi mới PPDH.
Để nghiên cứu công tác quản lý TBDH qua 5 chỉ số trên, tác giả đề tài đã xây dựng bộ phiếu trưng cầu ý kiến cho 3 đối tượng: CBQL, GV và HS.
Ngoài 5 chỉ số trên, tác giả còn khảo sát thêm một số chỉ số để phù hợp với mục đích đề ra. Nếu chỉ căn cứ vào một, hai chỉ số để xem xét và đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH thì sẽ phiến diện và chủ quan không làm nổi bật được thực tế. Trong khi tổng hợp, tác giả chỉ thống kê một số thành tố chính, cơ bản để làm nổi bật 5 chỉ số đó.
Tác giả đề tài đã tiến hành điều tra bằng phiếu với CBQL của 08 trường PTDTNT tỉnh Điện Biên. Số lượng: 24 người. Thể hiện qua bảng 2.5 dưới đây:
Bảng 2.5: Thực trạng và nguyên nhân của việc sử dụng TBDH (Qua đánh giá của CBQL)
TT Nội dung các chỉ số Tỷ lệ
(%)
Xếp thứ bậc 1. Tần số sử dụng TBDH và nguyên nhân
1.1. TBDH đã được sử dụng:
1.1.1. TBDH được sử dụng trên 85% 8 4
1.1.2. TBDH được sử dụng từ 60% đến 84 % 68 1
1.1.3. TBDH được sử dụng từ 40% đến 60% 18 2
1.1.4. TBDH được sử dụng dưới 40% 6 3
1.2. Những nguyên nhân
1.2.1. TBDH khó sử dụng 24 5
1.2.2. GV còn thiếu kiến thức về TBDH 47 2
1.2.3. GV thiếu thời gian để chuẩn bị TBDH 39 3
65
1.2.4. GV cảm thấy vất vả hơn khi dạy học có TBDH 52 1
1.2.5. Chất lượng TBDH còn chưa tốt 36 4
2. Mức độ hiểu tính năng và tác dụng của TBDH 2.1. Hiểu tính năng và tác dụng của TBDH
2.1.1. Trên 85% 9 3
2.1.2. Từ 60 đến 80% 62 1
2.1.3. Từ 40 đến 60% 25 2
2.1.4. Dưới 40% 4 4
2.2. GV ngại nghiên cứu khai thác sử dụng các tính năng
của TBDH 60
3. Tính thành thạo trong sử dụng TBDH
3.1. Còn cảm thấy lúng túng khi sử dụng đa số TBDH 45 2 3.2. GV chưa được hướng dẫn, rèn luyện các kĩ năng sử
dụng TBDH 55 1
3.3. Tập thể GV tích cực trao đổi, học hỏi lẫn nhau 82 1 3.4. Có sách hướng dẫn và Cataloge về TBDH 18 2
4. Tính kinh tế của sử dụng TBDH
4.1. TBDH giúp GV dễ thiết kế kế hoạch giảng dạy hơn,
chuẩn bị bài chu đáo hơn 85,5 3
4.2. Hiệu quả của tiết học có TBDH được tăng lên 81,6 2 4.3. Giúp công tác kiểm tra đánh giá tốt hơn 79,2 4 4.4. TBDH đã làm tăng tỉ lệ số giờ dạy giỏi của GV và
tăng số GV giỏi 86,4 1
5. Góp phần đổi mới PPDH:
5.1. Tính tích cực hoá quá trình nhận thức, quá trình tư
duy của HS 86 5
5.2. Rèn luyện thói quen làm việc khẩn trương, khoa học
cho GV và HS 95 1
5.3. Bầu không khí trong lớp sôi nổi hơn, thân thiện hơn 92 1
66
5.4. GV và HS có mối liên kết chặt chẽ, hiểu biết nhau
hơn 90 4
5.5. Tác động tốt đến kết quả học tập của HS 97 1 Nhận xét:
Theo đánh giá CBQL của 08 trường PTDTNT tỉnh Điện Biên cho thấy:
Một là, tần suất sử dụng TBDH: số TBDH được sử dụng từ 60% trở lên chỉ có (74%). Điều đó cho thấy một phần TBDH được cung cấp chưa được GV sử dụng. Không phải do khó sử dụng (24%) mà có đến (47%) số ý kiến cho rằng do thiếu kiến thức về TBDH và (52%) thấy vất vả khi sử dụng TBDH.
Hai là, mức độ hiểu tính năng và tác dụng của TBDH: Có (71%) số GV hiểu được trên 60% tính năng kĩ thuật và tác dụng của TBDH được sử dụng trong nhà trường. Số GV còn lại có thái độ ngại nghiên cứu sử dụng tính năng của TBDH.
Ba là, tính thành thạo trong sử dụng TBDH: Có (45%) GV còn lúng túng khi sử dụng đa số các loại hình TBDH vì họ còn chưa được hướng dẫn cụ thể cách sử dụng các TBDH (54%) mà chủ yếu là học tập nhau và tự tìm hiểu qua sách hướng dẫn hoặc Cataloge (18%). Bên cạnh đó, nhà trường chưa chủ động bồi dưỡng rèn luyện các kĩ năng sử dụng TBDH.
Bốn là, tính kinh tế của việc sử dụng TBDH: Hiệu quả giờ lên lớp có TBDH đã được tăng lên (81,6%), công tác kiểm tra đánh giá tốt hơn (79,2%) và nhờ dạy học có TBDH nên tỉ lệ số giờ dạy giỏi của GV và số GV giỏi đã được tăng lên (86,4%), nghĩa là tính kinh tế của TBDH đã được thể hiện khá rõ ở chỉ tiêu này.
Năm là, góp phần đổi mới PPDH: Gần như 100% CBQL cho rằng dạy học có TBDH đã góp phần đổi mới PPDH tiến tới tích cực hoá quá trình nhận thức của HS làm cho không khí của lớp học sôi nổi, gắn bó, cách làm việc cùng nhau của thầy và trò làm cho kết quả học tập cũng tăng lên.