Phân tích nguyên nhân của thực trạng quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường PTDTNT tỉnh Điện Biên 72 Tiểu kết chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thiết bị dạy học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 81 - 116)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG PTDTNT CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.4. Thực trạng quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học ở trường PTDTNT của tỉnh Điện Biên

2.4.6. Phân tích nguyên nhân của thực trạng quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường PTDTNT tỉnh Điện Biên 72 Tiểu kết chương 2

Công tác TBDH ở các trường PTDTNT tỉnh Điện Biên còn một số bất cập, hạn chế như trên có thể nói một phần là do điều kiện khách quan nhưng phần lớn vẫn là do những nguyên nhân chủ quan từ phía nhà trường và CBQL giáo dục các cấp. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể được kể đến như sau:

2.4.6.1. Nguyên nhân khách quan

Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay, Nhà nước ta cần nguồn ngân sách rất lớn để đầu tư, song không thể có đủ kinh phí để trang bị đồng bộ TBDH trên cả nước cùng một lúc. Mặt khác, Điện Biên là tỉnh miền núi, có đến 05/62 huyện nghèo của cả nước (Điện Biên Đông, Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Ảng và Tủa Chùa), 02 huyện cận nghèo (Mường Chà và Tuần Giáo); nguồn kinh phí hàng năm chủ yếu trông chờ vào ngân sách nhà nước cấp (trên 90%), nên việc mua sắm TBDH gặp nhiều khó khăn.

Kinh phí đầu tư trang bị TBDH cho các trường còn hạn hẹp; việc cung ứng lại thường chậm, thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao, chưa đồng bộ;

CBQL nhận thức chưa thực sự đầy đủ, chưa đánh giá cao việc sử dụng TBDH của GV, chưa quyết tâm và chú trọng chỉ đạo các nhà trường sử dụng có hiệu quả TBDH, chưa thường xuyên tổ chức Hội thi đồ dùng TBDH tự làm bằng nguyên liệu sẵn có ở địa phương nên GV chưa thấy rõ được tác dụng và hiệu quả của TBDH. Chưa tổ chức cho GV phụ trách thiết bị thí nghiệm, thư viện tham quan thực tế ở những đơn vị làm tốt công tác TBDH.

2.4.6.2. Nguyên nhân chủ quan

Sở GD&ĐT và các trường PTDTNT chưa có kế hoạch chiến lược về trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH. Do điều kiện kinh phí và do CSVC của các nhà trường còn thiếu nên trang bị TBDH còn mang tính chắp vá, những thiết bị hiện đại như: Cassette, đầu video, máy vi tính, máy chiếu projector,

82

bảng tính thông minh, phần mềm dạy học bộ môn… không đủ để sử dụng, hoặc chưa có điều kiện sử dụng thường xuyên.

Một nguyên nhân quan trọng và chủ yếu đó là đội ngũ CBQL và GV nhận thức chưa đầy đủ được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TBDH trong quá trình dạy học. Nếp nghĩ và thói quen “dạy chay”, an phận, ngại đổi mới dường như đã hằn sâu trong nhiều CBQL và GV nên việc ngại sử dụng TBDH khi lên lớp xảy ra khá phổ biến, GV ít được tiếp xúc với các TBDH hiện đại, công nghệ tiên tiến để sử dụng trong quá trình dạy học nên hiệu quả sử dụng không cao.

Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên nên hiệu quả sử dụng TBDH ở các trường PTDTNT tỉnh Điện Biên chưa cao, đòi hỏi phải đổi mới công tác quản lý TBDH bằng những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH và góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

83

Tiểu kết chương 2

Từ kết quả khảo sát, kiểm tra công tác quản lý TBDH tại các trường PTDTNT tỉnh Điện Biên cho thấy, phần lớn các trường chưa có kế hoạch trang bị, bảo quản, sử dụng TBDH dài hạn, chưa quan tâm đến đầu tư mua sắm TBDH, nhất là các thiết bị hiện đại tổ chức thực hiện kế hoạch còn hạn chế. GV ở một số môn học và HS sử dụng TBDH chưa tốt, chưa thường xuyên. Việc quản lý, sử dụng TBDH trên lớp mới chỉ quan tâm đến số lượng mà chưa chú trọng đến chất lượng sử dụng; chưa chú ý nâng cao nhận thức cho cán bộ GV về quản lý, sử dụng TBDH. Các TBDH hiện có và được mua sắm thêm chưa đảm bảo chất lượng. TBDH tự làm không đáng kể, giá trị sử dụng chưa cao, do đó chưa đáp ứng được một cách có hiệu quả nhu cầu phục vụ dạy học trong giai đoạn hiện nay. Số phòng học bộ môn, phòng thực hành, thí nghiệm, kho chứa thiết bị còn thiếu, hệ thống tủ giá chưa đảm bảo cả về số lượng cũng như chất lượng; máy vi tính và một số TBDH có giá trị cao chưa nhiều, chưa đồng đều giữa các trường. Tỷ lệ máy vi tính tính theo đầu HS còn thấp. Với số lượng TBDH như hiện có chưa thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của tất cả các giáo GV trong quá trình giảng dạy nên vẫn “dạy chay”, chất lượng của các tiết dạy học hiệu quả chưa cao. Nhà trường đã có sổ sách theo dõi mượn, trả TBDH nhưng cán bộ phụ trách thiết bị thư viện chưa quan tâm chú ý còn có hiện tượng thất thoát, lãng phí;

Quản lý việc trang bị, sử dụng, bảo quản TBDH chưa đạt hiệu quả cao vì một số lý do chủ yếu sau đây:

Nhận thức của CBQL, GV và cán bộ phụ trách thiết bị thí nghiệm và HS chưa đúng về TBDH và sử dụng TBDH.

Nhân viên phụ trách thí nghiệm, thư viện thiếu về số lượng và yếu về nghiệp vụ.

Sự hiểu biết và kỹ năng sử dụng TBDH của GV và HS còn hạn chế.

CSVC không đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Cơ chế, quy định về sử dụng TBDH chưa rõ ràng.

Để đáp ứng yêu cầu của đổi mới chương trình, SGK, đổi mới PPDH thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh Điện Biên phát triển cần có các biện pháp khắc phục những hạn chế nêu trên.

84 CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG PTDTNT TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.1. Những chủ trương của Đảng, Nhà nước và địa phương về việc tăng cường đầu tư CSVC và TBDH cho phát triển giáo dục

3.1.1. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu

“…Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. Xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ. Tiếp tục phát triển và nâng cấp CSVC cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đầu tư hợp lý, có hiệu quả xây dựng một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt trình độ quốc tế….”

3.1.2. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI về lĩnh vực GD&ĐT nêu rõ:

“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh GD&ĐT…Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. … Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học... Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục…”.

Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội đã chỉ rõ: “Đổi mới nội dung chương trình, SGK, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang TBDH, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng GV và quản lý giáo dục”.

Về định hướng phát triển GD&ĐT ở địa phương: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XII cũng đã chỉ rõ: …“Tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo

85

dục “mũi nhọn”, coi trọng cả ba nội dung: Dạy làm người, dạy chữ và dạy nghề. Chú trọng giáo dục quốc phòng - an ninh, giáo dục đạo đức, truyền thống cách mạng, lý tưởng sống, kỹ năng và phương pháp làm việc; tăng cường các hoạt động xã hội nhằm xây dựng nền học vấn phổ thông cơ bản, vững chắc và phát triển toàn diện”.

3.1.3. Quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011- 2020

Xác định giáo dục là nền tảng của đào tạo nguồn nhân lực. Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục phổ thông mới theo hướng tích hợp ở những lớp dưới, chuyên sâu ở những lớp trên; từng bước phân luồng HS sau khi kết thúc chương trình giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông để HS có thể định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân, đồng thời, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Xây dựng và thực hiện có hiệu quả đề án củng cố, phát triển hệ thống Trường phổ thông dân tộc bán trú đến năm 2015.

Thực hiện kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đào tạo chuyên gia, quản trị doanh nghiệp, cán bộ khoa học công nghệ ở một số ngành, lĩnh vực; chú trọng bồi dưỡng kiến thức đối ngoại, công nghệ, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức.

Củng cố, sắp xếp mạng lưới trường, lớp học để hệ thống GD&ĐT phát triển toàn diện. Thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú tại các xã đặc biệt khó khăn. Mở rộng mạng lưới các cơ sở giáo dục thường xuyên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Củng cố và nâng cao hiệu quả đào tạo của các trường chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực.

Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động nguồn lực đầu tư tăng cường CSVC

86

cho GD&ĐT; kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ GV, gắn với xây dựng trường chuẩn quốc gia. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý giáo dục, đào tạo, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT. Xây dựng đội ngũ GV, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ, nâng cao năng lực chuyên môn, đặc biệt coi trọng phẩm chất đạo đức của người thầy.

3.1.4. Nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2013-2014 của ngành GD&ĐT tỉnh Điện Biên

Toàn ngành quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, đặc biệt quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về: “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Tiếp tục phát triển quy mô, loại hình trường, lớp; đảm bảo đủ CSVC, đội ngũ CBQL và GV nhằm huy động tối đa (trên 99%) trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6, trên 85% HS tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT. Duy trì 100% số xã đạt chuẩn phổ cập GDTH ĐĐT mức độ 1. Tập trung chỉ đạo thực hiện, phấn đấu 117/130 xã đạt chuẩn phổ cập GDTH ĐĐT mức độ 2 (90%). Phấn đấu huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 13,5% trở lên; trẻ mẫu giáo đạt 94% trở lên; trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 99% trở lên (riêng ở thành phố, thị xã, thị trấn huy động trẻ 5 tuổi đạt 100%)...

Chuẩn bị tốt CSVC, trang TBDH, SGK, giấy vở viết phục vụ năm học mới. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án của tỉnh đã được phê duyệt.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Ưu tiên đầu tư hoàn thiện CSVC cho các trường PTDTNT, các điểm trường thuộc vùng dân tộc ít người nhất, các trường PTDTBT và trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.

Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tạo điều kiện để cán bộ, GV tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

87

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng giảng dạy; sử dụng hiệu quả hệ thống hồ sơ công việc của ngành.

Tích cực áp dụng hình thức tổ chức hội nghị, tập huấn trao đổi kinh nghiệm qua mạng Internet. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống các phần mềm trong công tác quản lý toàn ngành...

Trên cơ sở lý luận về quản lý, QLGD và quản lý TBDH trong nhà trường, từ phân tích thực tiễn và trong phạm vi nghiên cứu cho phép của đề tài, luận văn chỉ xây dựng một số biện pháp quản lý việc trang bị, sử dụng và bảo quản TBDH ở các trường PTDTNT, tạo được sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa CBQL và GV nhằm nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển GD&ĐT của tỉnh Điện Biên.

Nâng cao chất lượng GD&ĐT phải được tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, song trước hết phải được tiến hành ngay trong chính ngành GD&ĐT, đó là đổi mới PPDH.

PPDH phải theo xu hướng tích cực hoá quá trình nhận thức của HS, năng lực thực hành, năng lực tự nghiên cứu. Muốn đạt được điều đó thì không có cách nào khác là phải tăng cường đầu tư TBDH và đặc biệt là nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH, trong đó chú trọng phương tiện nghe nhìn và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

Như vậy công tác quản lý TBDH đòi hỏi người CBQLGD phải nắm chắc cơ sở lý luận và thực tiễn về TBDH, quyết tâm chỉ đạo việc trang bị, sử dụng và bảo quản TBDH bằng những biện pháp phù hợp thì mới đem lại hiệu quả cao.

3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý của người Hiệu trưởng trong nhà trường trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH đúng mục đích, phù hợp

88

với nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện, đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp mới phát huy được thế mạnh của từng biện pháp và tổng thể các biện pháp trong việc sử dụng TBDH. Đồng bộ giữa nhận thức và kỹ năng;

giữa lãnh đạo, nhân viên thiết bị thí nghiệm, GV và HS; đồng bộ giữa trang bị và sử dụng; đồng bộ giữa các yếu tố vật chất và con người, đồng bộ giữa các cơ chế và các quy định…nhằm nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp.

3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp

Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hoá đường lối, phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với chế định giáo dục của ngành trong quá trình quản lý. Các biện pháp cụ thể trong việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH để nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp là một trong những yếu tố cần được giải quyết. Đòi hỏi CBQL các trường PTDTNT phải tìm ra các biện pháp quản lý của mình. Tính thực tiễn của các biện pháp, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực, môi trường của mỗi nhà trường trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ GD&ĐT. Các biện pháp đề ra đáp ứng nhu cầu thực tiễn QLGD ở các trường PTDTNT nói riêng, các trường THPT trong tỉnh nói chung nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Điện Biên phát triển bền vững.

3.2.3. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của Hiệu trưởng ở các trường PTDTNT một cách thuận lợi, trở thành hiện thực đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của người Hiệu trưởng (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) để đạt được điều này khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học, các bước tiến hành cụ thể, chính xác.

Các biện pháp phải được kiểm tra, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp phải được thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện. Phải đảm bảo

89

các điều kiện về CSVC, con người… để các biện pháp được thực hiện triệt để hiệu quả.

3.3. Một số biện pháp quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBHD 3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vai trò và tác dụng của TBDH trong việc đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học 3.3.1.1. Mục đích

Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vai trò và tác dụng của TBDH trong hoạt động dạy học ở các trường PTDTNT. Nhận thức là cơ sở của hành động, nhận thức đúng thì sẽ có thể cho hành động đúng, còn nhận thức sai thì không thể có hành động đúng. Đây là một biện pháp vô cùng quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước cũng như sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay.

Trong đó việc sử dụng TBDH có hiệu quả và phát huy triệt để vai trò tác dụng của TBDH trong hoạt động dạy học cho HS là một nhân tố quan trọng góp phần quyết định việc đổi mới nội dung, PPDH đi vào chiều sâu và hiệu quả.

3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Như đã biết, TBDH phải được sử dụng và sử dụng có hiệu quả là mục tiêu cơ bản và là mục tiêu cuối cùng của toàn bộ công tác thiết bị trong trường PTDTNT. Tuy nhiên như các phân tích ở trên, công tác này cũng còn nhiều tồn tại.

Trong hoạt động quản lý, vai trò chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên là rất quan trọng và có tính chất quyết định. Khi CBQL giáo dục các cấp có nhận thức đúng và quyết tâm cao trong các hoạt động chuyên môn của ngành thì lãnh đạo nhà trường và đội ngũ GV sẽ quyết tâm thực hiện, trong đó công tác TBDH là một nội dung nằm trong các hoạt động đó.

Trong quá trình phát triển, giáo dục Việt Nam chưa bao giờ có TBDH nhiều và phong phú như hiện nay. Một phần do đổi mới PPDH yêu cầu phải có TBDH, một phần do nền kinh tế của đất nước đã cho phép trang bị các TBDH truyền thống mang tính sáng tạo và TBDH hiện đại cho ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thiết bị dạy học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 81 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)