Mối quan hệ giữa các biện pháp đã đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thiết bị dạy học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 103 - 108)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG PTDTNT CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp đã đề xuất

Kết quả nghiên cứu bước đầu khẳng định tầm quan trọng của các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH trong các trường PTDTNT tỉnh Điện Biên.

Các biện pháp này có tác động mạnh mẽ đến các nhân tố của quá trình dạy học (GV và HS), đặc biệt là tác động đến người GV trong hoạt động cung cấp tri thức và đến HS trong hoạt động lĩnh hội tri thức đạt hiệu quả cao nhất.

Tuy nhiên các biện pháp quản lý việc sử dụng TBDH không phải là những biện pháp đơn lẻ, tách rời nhau, mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống. Biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia. Các biện pháp này bổ sung cho nhau và thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện, cùng góp phần nâng hiệu quả sử dụng TBDH trong việc đổi mới phương pháp và chất lượng dạy học. Các biện pháp trên cũng là đảm bảo sự đồng bộ giữa trang bị mua sắm với bảo quản sử dụng hiệu quả, quá trình kiểm tra đôn đốc của nhà quản lý. Song các biện pháp này được sử dụng có hiệu quả nhất khi được khai thác triệt để thế mạnh riêng phù hợp với từng đối tượng quản lý và từng điều kiện riêng biệt của mỗi nhà trường.

3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề

104 xuất

Để đánh giá sự cần thiết của các biện pháp đề xuất trên đây, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp phỏng vấn, điều tra thông qua phiếu xin ý kiến của cán bộ, chuyên viên Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng, GV có kinh nghiệm giảng dạy ở 3 trường THPT gồm:

chuyên Lê Quý Đôn, Thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, trong đó có 2 trường đã đạt chuẩn quốc gia.

Tác giả tham khảo ý kiến về các mức độ: Khả thi, rất khả thi, không khả thi và rất cấp thiết, cấp thiết, không cấp thiết của các biện pháp nêu trên.

3.5.1. Quy mô tiến hành

Tổng số người được xin ý kiến: 75 người.Trong đó:

- Cán bộ, chuyên viên Sở GD&ĐT: 15 người + Trình độ học vấn: Đại học 9; Thạc sĩ 6

+ Tuổi đời bình quân: 38. Tối đa 54; tối thiểu 32 - Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng: 29 người + Trình độ học vấn: Đại học 24; Thạc sĩ 5

+ Tuổi đời bình quân: 33. Tối đa 55; tối thiểu 32 + Thâm niên công tác: từ 10 năm đến 25 năm - GV trực tiếp giảng dạy: 31 người

+ Trình độ học vấn: Đại học 28; Thạc sĩ 3

+ Tuổi đời bình quân: 28. Tối đa 51; tối thiểu: 27 + Thâm niên công tác: từ 5 năm trở lên

3.5.2. Nội dung và kỹ thuật tiến hành

Nội dung khảo sát gồm 6 biện pháp đã đề xuất.

Kỹ thuật tiến hành là sử dụng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến của GV và cán bộ quản lý về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp.

Trong mức độ cấp thiết, tác giả điều tra ở 3 mức độ là: rất cấp thiết, cấp thiết, không cấp thiết.

105

Mức độ khả thi cũng chia ra làm 3 mức độ là: Khả thi, rất khả thi, không khả thi.

3.5.3 Kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được thể hiện:

Bảng 3.1: Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

TT

Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH

Tính cấp thiết (%)

Tính khả thi (%) Rất

cấp thiết

Cấp thiết

Không cấp thiết

Rất khả thi

Khả thi

Không khả

thi Nâng cao nhận thức cho

CBQL và GV về vai trò và tác dụng của TBDH trong việc ĐMPPDH và nâng cao chất lượng dạy học

76,6 23,4 0 84,8 15,2 0

Xây dựng kế hoạch trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH trước khi bước vào năm học mới

86,4 13,6 0 40,2 59,8 0

Đẩy mạnh việc bồi dưỡng nghiệp vụ bảo quản, sử dụng TBDH

80,6 19,4 0 61,4 38,6 0

Tích cực triển khai dạy

học theo PHBM 77,6 22,4 0 68,5 23,4 8,1

Phát động phong trào tự làm đồ dùng và sưu tầm TBDH trong nhà trường.

90,2 9,8 0 84,4 15,6 0

106 Tăng cường công tác kiểm

tra, đánh giá việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH trong nhà trường

81,5 18,5 0 61,3 38,7 0

Tổng 82,1 17,9 0 66,8 31,9 1,3

Kết quả khảo sát ở bảng 3.1 trên cho thấy:

- Về tính cấp thiết của các biện pháp:

+ “Không cấp thiết” là không có phiếu nào;

+ “Cấp thiết” và “Rất cấp thiết” là 100% phiếu.

Như vậy các biện pháp quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng hiệu quả TBDH của Hiệu trưởng là cấp thiết.

- Về tính khả thi của các biện pháp:

Xét về tính khả thi của các biện pháp thì đa số ý kiến cho rằng các biện pháp đề xuất của đề tài có tính khả thi. Tuy nhiên, còn một số ý kiến băn khoăn về triển khai dạy học theo PHBM, nội dung này là vấn đề mà các trường PTDTNT nói riêng và các trường THPT nói chung của tỉnh Điện Biên trong những năm qua đã có nhiều cố gắng, trong quá trình thực hiện biện pháp này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các nhà trường và sự phối hợp của các cấp. Tóm lại, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó, đồng thời xuất phát từ thực tiễn quản lý của Hiệu trưởng trong việc trang bị, bảo quản và sử dụng hiệu quả TBDH ở các trường PTDTNT mà tác giả đưa ra các giải pháp nêu trên sẽ có tác dụng thiết thực đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học.

107

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận về quản lý TBDH ở trường PTDTNT đã trình bày ở chương 1, qua khảo sát đánh giá thực trạng công tác quản lý TBDH ở các trường PTDTNT của tỉnh Điện Biên ở chương 2. Từ các căn cứ để đề xuất các biện pháp quản lý TBDH trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, tính thực tiễn và tính khả thi của các biện pháp, cho phép tác giả luận văn đề xuất 6 biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý TBDH trong các trường PTDTNT của tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay. Nếu được triển khai áp dụng phổ biến sẽ nâng cao hiệu quả trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH không chỉ đối với các trường PTDTNT nói riêng mà còn cho tất cả các trường học cấp THPT trong tỉnh nói chung, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường, đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.

108

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thiết bị dạy học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)