TÌNH HÌNH CHUNG CỦA THƯƠNG LÁI VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA THƯƠNG LÁI Ở ĐỒNG THÁP TRONG NĂM 2013

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của thương lái mua bán lúa gạo ở tỉnh đồng tháp (Trang 38 - 46)

Chương 3: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ

3.4 TÌNH HÌNH CHUNG CỦA THƯƠNG LÁI VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA THƯƠNG LÁI Ở ĐỒNG THÁP TRONG NĂM 2013

3.4.1 Tình hình đất đai và lượng lúa mua bán của thương lái theo kết quả điều tra

Bảng 3.1: Diện tích đất trung bình/hộ

Diện tích đất trung bình/gia đình ĐVT (m2)

Đất ruộng 7644

Đất vườn 2.761,13

Đất thổ cƣ 390,46

Tổng diện tích đất 10.795,59

Nguồn: Theo tính toán từ kết quả điều tra thương lái ở huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

Theo kết quả thống kê cho thấy TL của tỉnh diện tích đất vườn trung bình khoảng 2.761,13 m2 điều đó cho thấy TL có sử dụng đất vườn vào hoạt động kinh tế và tăng nguồn thu nhập từ việc trồng vườn, chủ yếu là trồng cây ăn trái. Hơn thế, diện tích đất ruộng chiếm nhiều nhất, trung bình khoảng 7644 m2 chứng tỏ bên cạnh nghề MBLG, TL còn sử dụng đất ruộng trồng nông nghiệp, theo tìm hiểu đa số đất ruộng được TL cho người khác thuê, để tập trung cho việc kinh doanh MBLG. Diện tích đất thổ cƣ là 390,46 m2 chiếm tỷ

Đặc biệt, ngoài đất đai, số lƣợng lúa mua bán của TL cũng chiếm tỷ trọng lớn trong lƣợng tài sản của TL. Theo kết quả điều tra thì lƣợng lúa mua bán trung bình của mỗi TL là 49,12 tấn lúa.

Với số lượng đất tương đối lớn, việc tiếp cận vốn của TLMBLG sẽ được dễ dàng hơn và lƣợng vốn vay đƣợc kỳ vọng cũng sẽ nhiều hơn.

3.4.2 Tình hình chung

Để nắm đƣợc thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của huyện Lấp Vò cũng nhƣ tìm hiểu về đời sống của TL. Sau đây là một số chỉ tiêu thống kê theo tính toán từ kết quả điều tra TL của huyện Lấp Vò.

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu thống kê từ số liệu điều tra Chỉ tiêu

Tuổi trung bình của chủ hộ 41 tuổi

Tỉ lệ chủ hộ là nam 96 %

Học vấn trung bình của chủ hộ Lớp 9 Tỉ lệ chủ hộ có vị trí trong làng xã 10 % Số thành viên trung bình/gia đình 5 người

Nguồn: theo thống kê từ số liệu điều tra

Theo nhƣ kết quả điều tra cho thấy tuổi trung bình của chủ hộ là khoảng 41 tuổi mà chủ yếu là nam chiếm đến 96%, do đặc thù của ngành nghề mua bán, nên tỷ lệ nam là chủ hộ cao hơn. Đây là độ tuổi tương đối thể hiện kinh nghiệm và có sức khỏe tương đối tốt trong hoạt động mua bán, sản xuất cũng như trong đời sống. Tỉ lệ nam là chủ yếu vì công việc MBLG cần có người nam do công việc nặng nhọc (điều khiển phương tiện, ghe). Chính điều này đã giúp chủ hộ rất nhiều trong hoạt động mua bán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cải thiện cuộc sống của gia đình mình. Trình độ học vấn trung bình của chủ hộ cũng tương đối cao, trung bình các chủ hộ có trình độ học vấn đến lớp 9, điều này phù hợp với công việc tính toán trong mua bán kinh doanh. Và tỉ lệ chủ hộ có địa vị trong xã, huyện chỉ chiếm 10% trong tổng số hộ điều tra.

Trung bình mỗi hộ có khoảng 5 thành viên.

Sau đây là thống kê về trình độ học vấn của chủ hộ theo kết quả điều tra 100 TL MBLG ở huyện Lấp Vò:

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Mù chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3

Tỷ lệ (%)

Bảng 3.3: Thống kê trình độ học vấn của chủ hộ

Trình độ học vấn của chủ hộ Số quan sát Tỉ lệ (%)

Mù chữ 1 1

Cấp 1 15 15

Cấp 2 45 45

Cấp 3 39 39

Tổng cộng 100 100

Nguồn: theo thống kê từ kết quả điều tra

Theo kết quả điều tra cho thấy rằng trình độ học vấn của chủ hộ tương đối cao trong đó có 15% số chủ hộ đã học đến cấp 1, nhiều nhất là cấp 2 có đến 45% số chủ hộ đã học đến cấp 2, chỉ có 39% số chủ hộ là học đến cấp 3, tuy nhiên vẫn còn chỉ có 1% chủ ghe là mù chữ. Có thể nói trình độ học vấn của chủ hộ cho thấy sự cần thiết của kiến thức trong kinh doanh mua bán.

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của mình và cả vốn vay. Đây là yếu tố tích cực giúp các chủ hộ có đủ kiến thức để dễ dàng trong việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức.

Hình 3.2 Trình độ học vấn của chủ hộ 3.4.3 Cơ cấu TLMBLG tham gia tín dụng

Bảng 3.4 : Thống kê tỷ lệ TLMBLG có vay vốn ngân hàng Việc vay vốn Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%)

Có vay 85 85

Không vay 15 15

Tổng 100 100

Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra

Nhìn chung, theo nhƣ kết quả điều tra 100 TL đƣợc phỏng vấn có 85 TL có vay vốn ngân hàng chiếm khoảng 85% trong tổng số TL đƣợc điều tra, còn lại 15 TL không vay chiếm 15%. Điều đó cũng phù hợp với ngành nghề TLMBLG cần số vốn khá cao, cho thấy TLMBLG của tỉnh tiếp cận vốn vay cũng tương đối tốt.

3.4.4 Tình hình lƣợng vốn vay, kỳ hạn nợ và lãi suất

Theo nhƣ điều tra, trong tổng số 85 TL vay thì lƣợng xin vay trung bình là 230 triệu đồng từ các tổ chức tín dụng chính thức trong khi thực tế lƣợng vốn vay nhận đƣợc trung bình là 218,47 triệu đồng. Điều đó cho thấy lƣợng vốn vay được của TLMBLG là tương đối đáp ứng nhu cầu xin vay của TL và khi cần nhiều vốn để MBLG thì TL thường đến các ngân hàng để xin vay vì lãi suất cũng tương đối hợp lý, thời gian vay vốn dài và đòi hỏi tài sản thế chấp. Lãi suất cho vay trung bình các ngân hàng cho vay trong địa bàn nghiên cứu là 1%/tháng. Đây là lãi suất tương đối phù hợp với việc kinh doanh mua bán. Trong đó lãi suất cho vay trung bình của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là 1%/tháng cho TLMBLG. Tóm lại, đây là mức lãi suất tương đối thấp và rất phù hợp với TL trong tỉnh có thể sử dụng đồng vốn vay đƣợc vào mua bán để nâng cao đời sống cũng nhƣ mở rộng việc kinh doanh.

Kỳ hạn nợ của các khoản vay từ nguồn tín dụng chính thức là 12 tháng, có thể nói đây là kỳ hạn nợ tương đối dài đủ để TL có thể yên tâm mua bán đồng thời có thể trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn, thường thì 2 vòng/năm. Kỳ hạn nợ trung bình tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là 6 tháng, trả thành 2 kỳ/năm. Ngân hàng thương mại khác là 1 tháng, chủ yếu theo lãi suất thả nổi.

3.4.5 Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay

Theo thống kê từ kết quả điều tra, thì 95% (81 người) những người nộp đơn xin vay với mục đích phục vụ kinh doanh làm vốn MBLG. Còn 5% (4người) vay để phục vụ tiêu dùng và một số vấn đề khác. Điều này cho thấy tầm quan trọng rất lớn của nguồn vốn kinh doanh lúa gạo trong cơ cấu vốn vay của thương lái.

3.4.6 Về việc tƣ vấn hỗ trợ từ phía ngân hàng và việc trả nợ vay Để đảm bảo TL vay đƣợc vốn, sử dụng lƣợng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả thì cũng cần có sự tƣ vấn hỗ trợ từ phía cán bộ ngân hàng trong vấn đề sử dụng đồng vốn vay đƣợc vào phục vụ việc mua bán kinh doanh sao cho có hiệu quả. Theo kết quả điều tra, TL ít khi đƣợc sự tƣ vấn hỗ trợ từ phía ngân hàng sau khi vay đƣợc vốn, số TL đƣợc tƣ vấn chỉ chiếm 11%, còn số TL không đƣợc tƣ vấn là rất nhiều chiếm 89%. Sở dĩ việc tƣ vấn hỗ trợ từ phía ngân hàng còn tương đối thấp điều đó là do đội ngũ cán bộ ngân hàng còn ít, công việc có cường độ cao và TL thường xuyên đi mua bán nên cán bộ ngân hàng không thể tiếp cận toàn bộ TL có vay vốn mà chỉ có thể tập trung vào một số đối tƣợng chính.

Đa số các TL đều trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng chiếm 95%. Điều đó một phần chứng minh TL của tỉnh kinh doanh có hiệu quả từ nguồn vốn vay đƣợc nên trả đƣợc nợ vay ngân hàng đúng hạn.

Chi phí các TL phải bỏ ra để nhận đƣợc khoản tiền vay bao gồm tiền hồ sơ và chi phí đi lại khoảng 100.000 đồng và các chi phí khác trung bình là khoảng 150.000 đồng.

Bảng 3.5: Tình hình tƣ vấn hỗ trợ và trả nợ ngân hàng Chỉ tiêu

Số TL đƣợc tƣ vấn hỗ trợ từ phía NH 11%

Số lần tƣ vấn hỗ trợ trung bình/gia đình 1 lần

Trả nợ đúng hạn 95%

Chi phí vay trung bình 150.000 đồng

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

3.4.7 Nguồn thông tin vay

Bảng 3.6: Nguồn thông tin vay

ĐVT: %

Nguồn thông tin vay Tỷ lệ

Từ chính quyền địa phương 35,29 Từ cán bộ tổ chức cho vay 41,18

Người thân giới thiệu 5,88

Tự tìm đến tổ chức cho vay 17,65

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

Việc đi vay của TL đã có nhiều thuận lợi khi nguồn thông tin vay vốn ngày một mở rộng giúp TL tiếp cận vốn tín dụng chính thức nhanh nhất. Theo thống kê từ kết quả điều tra nguồn thông tin mà TL nhận đƣợc thông qua chính quyền địa phương chiếm 35,29%, từ cán bộ tín dụng cho vay là 41,18%, từ người thân giới thiệu là 5,88% và tự tìm đến tổ chức cho vay là 17,65%.

Điều đó cho thấy việc tiếp cận thông tin vay vốn của TL đƣợc cán bộ tín dụng và chính quyền địa phương thông tin rất nhiều.

3.4.8 Thời gian chờ đợi trung bình

Thời gian chờ đợi trung bình để TL nhận đƣợc khoản tiền vay là 4 ngày nếu đi vay từ ngân hàng nông nghiệp, còn nếu đi vay từ các ngân hàng thương mại là 5 ngày kể từ khi nộp hồ sơ xin vay vốn tới lúc nhận đƣợc tiền. Đây là khoảng thời gian tương đối nhanh. Điều này cho thấy việc tăng cường phục vụ hỗ trợ vốn vay cho TL và cạnh tranh trong thời gian cung cấp vốn đƣợc các ngân hàng quan tâm chú trọng cao.

Bảng 3.7: Thời gian chờ đợi trung bình

Thời gian chờ đợi trung bình ĐVT: ngày

Ngân hàng Agribank 4

Ngân hàng thương mại khác 5

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

3.4.9 Nguồn tiền trả nợ ngân hàng

Bảng 3.8: Nguồn tiền trả nợ và trả lãi ngân hàng

ĐVT: % Từ hiệu

quả SXKD Vay mƣợn

khác để trả Mƣợn

người thân Nguồn khác

Nguồn tiền trả nợ 94 1 5 0

Nguồn tiền trả lãi 100 0 0 0

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

Về tình hình trả nợ ngân hàng, mặc dù chƣa đƣợc sự tƣ vấn hỗ trợ nhiều từ phía ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn vay nhƣng TL cũng đã sử dụng vốn vay tương đối tốt. Điều đó được thể hiện qua nguồn tiền họ trả nợ ngân hàng. Theo kết quả thống kê từ số liệu điều tra, có 94% nguồn tiền TL trả nợ ngân hàng là từ hiệu quả sản xuất kinh doanh, tuy nhiên vẫn còn một số TL vì

lí do trong kinh doanh nên phải vay mượn từ bên ngoài là 1% hay từ người thân là 5% để trả nợ ngân hàng.

Về tình hình trả lãi ngân hàng, số tiền trả lãi đều xuất phát từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của TL là 100%.

3.4.10 Tình hình thu nhập trung bình trước và sau khi vay vốn và phần trăm đáp ứng nhu cầu

Bảng 3.9: Tình hình thu nhập trung bình của TL trước và sau khi vay vốn và phần trăm đáp ứng nhu cầu

Chỉ tiêu

Thu nhập trung bình trước khi vay vốn 196,24 triệu đồng Thu nhập trung bình sau khi vay vốn 212,71 triệu đồng

Phầm trăm đáp ứng nhu cầu 90%

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

Nhận thấy, thu nhập trung bình của TL sau khi vay vốn cao hơn thu nhập trước khi vay vốn điều đó thể hiện phần nào việc sử dụng vốn vay đã đem lại hiệu quả là làm tăng thu nhập và nâng cao kinh tế của TL. Nếu trước khi vay đƣợc vốn thu nhập trung bình/gia đình/năm là khoảng 196,24 triệu đồng thì khi vay đƣợc vốn thu nhập trung bình/gia đình/năm là 212,71 triệu đồng, tăng rất nhiều so với trước đây do các TL biết tận dụng nguồn vốn vay vào trong kinh doanh nên thu nhập tăng lên rất nhiều, cuộc sống TL đƣợc tốt hơn. Tuy vậy, lƣợng vốn vay chỉ mới đáp ứng khoảng 90% nhu cầu vốn vay của TL.

Còn lại 10% chƣa đƣợc đáp ứng là do nhu cầu tăng thêm đột biến trong quá trình kinh doanh.

3.4.11 Thu nhập trung bình của thương lái Bảng 3.10: Thu nhập trung bình của TL

Thu nhập trung bình/gia đình Số quan sát Đvt (1.000 đồng)

Mua bán lúa gạo 100 153.250

Nông nghiệp 45 32.980

Lương 23 25.340

Khác 8 10.000

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

Theo kết quả thống kê thì các TL chủ yếu MBLG nên các khoản thu

kinh doanh, từ nông nghiệp (trồng lúa, cho thuê đất) là khoảng 32,98 triệu đồng. Kế đến là khoản thu nhập từ lương khoảng 25,34 triệu đồng một năm, ngoài các khoản thu nhập trên TL còn có các khoản thu nhập khác nhƣ từ con cái cho, tiền người thân ở nước ngoài gửi về…

3.4.12 Khó khăn khi vay vốn ở ngân hàng

Bảng 3.11: Những khó khăn của TL khi vay vốn ngân hàng

ĐVT: % Khó khăn khi vay vốn ngân

hàng

Số quan sát Phần trăm lựa

chọn Không

khó khăn

Có khó

khăn Không khó khăn

khó khăn

Thủ tục rườm rà 45 40 52,94 47,06

Không biết làm thế nào để đƣợc

vay 75 10 88,24 11,76

Thời gian chờ đợi lâu 34 51 40,00 60,00

Không có tài sản thế chấp 85 0 100 0

Lãi suất cao quá 73 12 85,88 14,12

Phải có xác nhận của địa phương 8 77 9,41 90,59 Vốn vay không phù hợp với mục

đích sử dụng 85 0 100 0

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

Việc vay vốn ngân hàng của TL tuy có nhiều thuận lợi nhƣng cũng gặp một số khó khăn trong đó thời gian chờ đợi đƣợc xem là khó khăn lớn đối với TL chiếm 60,00%; khó khăn do không biết cách nào để vay chiếm 12,5%; khó khăn tiếp theo là phải có xác nhận của địa phương chiếm 11,76%; còn khó khăn do thủ tục rườm rà là 47,06%, không có tài sản thế chấp và vốn vay không phù hợp với mục đích sử dụng chiếm 0%; khó khăn do lãi suất quá cao theo điều tra chiếm 314,12%. Đặc biệt chiếm tỷ lệ cao nhất là phải có xác nhận của chính quyền địa phương chiếm đến 90,59%. Đây là một số khó khăn ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của TLMBLG trong tỉnh khi vay vốn từ ngân hàng.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của thương lái mua bán lúa gạo ở tỉnh đồng tháp (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)