PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA TL Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của thương lái mua bán lúa gạo ở tỉnh đồng tháp (Trang 51 - 54)

Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA THƯƠNG LÁI MUA BÁN LÚA GẠO Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

4.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA TL Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

4.4.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của TL thông qua các con số thống kê

Hiệu quả sử dụng vốn vay của TL phần nào thể hiện qua tình hình trả nợ vay của tổ chức cho vay và nguồn tiền để trả nợ vay. Nhƣ vậy nguồn tiền trả nợ vay của các TL tỉnh Đồng Tháp có thực sự dựa vào hiệu quả của việc mua bán kinh doanh từ nguồn vốn vay hay là lại tiếp tục vay mƣợn để trả nợ do sử dụng đồng vốn không hiệu quả. Để hiểu rõ vấn đề này đề tài tiến hành phân tích các vấn đề đƣợc đặt ra nhƣ sau:

Về tình hình trả nợ vay và nguồn tiền dùng trả nợ Bảng 4.3: Tình hình trả nợ và nguồn tiền trả nợ

Chỉ tiêu

Số TL trả đƣợc nợ

vay (Gia đình) Tỷ lệ (%)

Không Không

Trả nợ vay đúng hạn 80 5 94,12 5,88

Nguồn tiền trả nợ từ hiệu quả sản

xuất kinh doanh 80 5 94,12 5,88

Nguồn tiền trả nợ từ mượn người

khác để trả lãi (có lãi suất) 1 84 1,18 98,82 Nguồn tiền trả nợ từ mượn từ người

thân (không có lãi suất) 4 81 4,71 95,29

Nguồn tiền trả nợ từ nguồn khác 0 85 0 100

Nguồn: thống kê từ kết quả điều tra

Từ kết quả thống kê trên cho thấy tình hình trả nợ vay đúng hạn của các TLMBLG ở địa bàn nghiên cứu rất tốt chiếm tỷ lệ 94,12%, chỉ còn 5,88%

chƣa trả nợ đúng hạn. Nguyên nhân của vấn đề này là do đến hạn trả nợ mà TL đang đi mua bán lúa gạo ở xa, nên không kịp về trả nợ hoặc do công việc bận rộn, trong khi can bộ tín dụng không nhắc nhở đến hạn trả nợ, nên TL quên ngày trả nợ.

- Đối với nguồn tiền trả nợ vay từ hiệu quả mua bán kinh doanh

Theo thống kê thì khoảng 94,12% nguồn trả nợ vay là của ngân hàng là nguồn tiền từ hiệu quả mua bán kinh doanh, còn lại 5,88% nguồn tiền trả nợ là do TL ở đây xoay sở bằng các nguồn khác như: mượn người thân, bán tài sản

để trả nợ,... Điều đó nói lên, việc sử dụng vốn vay của TLMBLG vào việc kinh doanh là rất tốt. Phần nhỏ còn lại do TL chƣa nắm bắt kịp thời những thông tin và biến động của thị trường dẫn đến việc kinh doanh chưa hiệu quả, nên phải vay mượn người khác hoặc người thân để trả nợ.

- Đối với nguồn tiền trả nợ vay từ các nguồn khác

Bên cạnh nguồn tiền chính mà TL có đƣợc từ hiệu quả mua bán kinh doanh thì còn có thêm nguồn tiền khác để trả nợ vay ngân hàng nhƣ nguồn tiền từ việc mượn người khác để trả nợ vay ngân hàng (có lãi suất thỏa thuận giữa TL và người cho vay). Đây là trường hợp một số TL phải vay nóng từ bên ngoài để trả nợ cho ngân hàng trước và chịu khoản tiền lãi suất rất cao vì họ chưa bán được gạo, hoặc đang vựa lúa lại. Còn một số mượn người thân trong gia đình để trả nợ chiếm tỷ lệ là 4,71%.

Nhìn chung qua tình hình trả nợ vay ngân hàng cho thấy các TL rất linh hoạt trong công tác xoay chuyển đồng vốn để trả nợ. Khi tạm thời thiếu hụt tiền trả nợ họ thường tìm đến người thân để vay mượn tạm. Như vậy đa số các TL đều trả đƣợc nợ vay đúng hạn và nguồn tiền để trả nợ vay đã nói lên đa số TL sử dụng đồng vốn có hiệu quả.

4.4.2 Đánh giá thu nhập của TL trước và sau khi vay

Qua kết quả thống kê từ số liệu điều tra trên một phần nào đã khẳng định việc vay được vốn của TL đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của TL vì nó làm tăng thu nhập của họ và cải thiện cuộc sống gia đình.

Bảng 4.4: Kết quả xử lí kiểm định sự khác biệt của hai trung bình tổng thể

Biến Thu nhập trung bình

Thu nhập của TL truớc khi vay đƣợc vốn 196,235 triệu đồng Thu nhập của TL sau khi vay đƣợc vốn 212,706 triệu đồng

Chênh lệch - 16,471 triệu đồng

Số quan sát

Giá trị kiểm định t (1 đuôi trái) Giá trị p của kiểm định

85 - 4,186 0,0000

Giải thích kết quả kiểm định:

Gọi x, y lần lượt là thu nhập của TL trước và sau khi vay vốn Giả thuyết H0: x- y  0

H1: x- y < 0

Kết quả xử lý với phần mềm Stata cho thấy:

=> Giá trị p = 0,0000 < α = 0,05

=> Bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 5%

=> Kết luận: thu nhập của TLMBLG sau khi vay vốn lớn hơn thu nhập của TLMBLG trước khi vay được vốn. Điều đó chứng tỏ rằng việc vay được vốn đã làm tăng thu nhập của TL điều này chứng tỏ việc sử dụng nguồn vốn vay của TL là có hiệu quả, góp phần gia tăng thu nhập của gia đình và phát triển kinh tế tỉnh Đồng Tháp. Chính vì thế nguồn vốn vay đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu vốn kinh doanh của TLMBLG ở tỉnh Đồng Tháp.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA THƯƠNG LÁI MUA BÁN LÚA GẠO

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của thương lái mua bán lúa gạo ở tỉnh đồng tháp (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)