Kế toán phân tích hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ caseamex (Trang 98 - 122)

Chương 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KNH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ - CASEAMEX

4.2 Kế toán phân tích hoạt động kinh doanh

4.2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh năm từ 2010 đến 2012 4.2.1.1 Phân tích doanh thu

Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CASEAMEX qua 3 năm 2010, 2011, 2012 (số liệu đã được làm tròn chẳn từ hàng triệu đồng) để chọn ra các khoản thu của Công ty sau đó dùng phương pháp so sánh phân tích xem các khoản thu đó biến động như thế nào từ năm 2010 đến năm 2012 và nguyên nhân của những biến động đó là do đâu. Số liệu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.1 : Các khoản thu của Công ty Caseamex giai đoạn năm 2010 -2012

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ

(%)

Giá trị Tỷ lệ (%) + Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ

634.633 937.222 714.835 302.589 47,68 (222.387) (27,73)

+ Các khoản giảm trừ doanh thu

5.360 8.291 1.143 2.931 54,68 (7.148) (68,21)

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

629.273 928.931 713.692 299.658 47,62 (215.239) (23,17)

Doanh thu hoạt động tài chính

15.655 14.542 5.046 (1.113) (7,11) (9.496) (65,30)

Thu nhập khác 182 174 3.240 (8) (4,40) 3.066 1.762,07

Tổng doanh thu 645.110 943.647 721.978 298.537 46,28 (221.669) (23,49)

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Caseamex năm 2010, 2011, 2012

ĐVT: triệu đồng

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thực hiện doanh thu giai đoạn 2010 - 2012 tăng không đều qua các năm. Doanh thu năm 2011 tăng khá mạnh so với năm 2010 cụ thể tăng 298.537 triệu đồng, tương ứng với tăng 46,28%. Tuy nhiên, đến năm 2012 doanh thu lại giảm 221.669 triệu đồng tương đương 23,49 %. Để hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện của tổng doanh thu, dưới đây ta sẽ tìm hiểu tình hình thực hiện của từng khoản mục doanh thu.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 tăng 299.658 triệu đồng, tương đương với tăng 47,62%. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là là do sản lượng Công ty bán ra năm 2011 nhiều hơn năm 2010 nhờ những chính sách kinh doanh đúng đắn như không ngừng quảng bá thương hiệu tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước,… Ngoài ra, những khó khăn mà ngành thủy sản mắc phải như bị kiện bán phá giá cá tra,… tuy làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của nước ta nhưng xét về phương diện nào đó cũng vô tình quảng bá thương hiệu cá da trơn Việt Nam với các nước khác, làm tăng thị trường mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Mặt khác trong năm này do lạm phát tăng nên đẩy giá ngoại tệ tăng cao so với VNĐ làm tăng giá trị nguồn thu ngoại tệ. Đến năm 2012, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ lại giảm so với năm 2011 với tỷ lệ là 23,17% tương đương với giảm 215.239 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho khoản thu này sụt giảm là do nguồn thu chủ yếu của Công ty là từ hoạt động xuất khẩu nhưng trong năm này khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho các doanh nghiệp nói chung cũng như CASEAMEX nói riêng phải giảm cắt giảm sản lượng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, còn bị ảnh hưởng bởi những chính sách thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát gây khó khăn cho vấn đề mở rộng quy mô sản xuất tăng sản lượng tiêu thụ; doanh thu giảm còn do lạm phát bị kiềm chế làm tỷ giá ngoại tệ so với VNĐ không còn cao như 2011 nên làm trị giá doanh thu ngoại tệ sụt giảm.

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2011 giảm 1.113 triệu đồng, tương đương với 7,11% so với năm 2010. Bao gồm doanh thu từ lãi tiền gửi, tiền cho vay; cổ tức lợi nhuận được chia; lãi do chênh lệch tỷ giá đã thực hiện. Trong đó tiền thu chủ yếu là từ lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện cho nên trong năm này dù lãi từ tiền gửi và cổ tức lợi nhuận được chia có tăng so với 2010 cụ thể tăng 4.618 triệu đồng nhưng khoản tăng này không đủ bù đắp khoản giảm của phần chênh lệch tỷ giá đã thực hiện do khoản này giảm 5.731 triệu đồng dẫn đến doanh thu hoạt động tài chính 2011 giảm nhẹ so với năm 2010. Năm 2012 doanh thu hoạt động tài chính giảm 9.496 triệu đồng, tương đương với 65,30%

so với năm 2011. Nguyên nhân làm khoản thu này giảm nhiều như vậy là do

hiện giảm mạnh tới 8.601 triệu đồng. Mặc dù, trong năm này có phát sinh thêm lãi hàng bán trả chậm là 2.053 triệu đồng, lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện là 700 triệu đồng nhưng cũng không bù đắp được khoản thu chính đã giảm là chênh lệch tỷ giá đã thực hiện nên làm cho doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011.

Thu nhập khác là khoản thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

Năm 2011 khoản thu này là 174 triệu đồng, giảm so với 2010 là 8 triệu đồng.

Năm 2012 Công ty không có thu từ thanh lý tài sản cố định nhưng có thêm những khoản thu khác phát sinh là 3.240 triệu đồng làm thu nhập khác năm 2012 tăng 1.762,07% so với năm 2011.

4.2.1.2 Phân tích chi phí

Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CASEAMEX qua 3 năm 2010, 2011, 2012 (số liệu đã được làm tròn chẳn từ hàng triệu đồng) để chọn ra các khoản chi của Công ty sau đó dùng phương pháp so sánh phân tích xem các khoản thu đó biến động như thế nào từ năm 2010 đến 2012 và nguyên nhân của những biến động đó là do đâu. Số liệu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2 : Các khoản chi phí của Công ty Caseamex giai đoạn 2010 - 2012

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ

(%)

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá vốn hàng bán 522.303 771.249 621.139 248.946 47,66 (150.110) (19,46) Chi phí tài chính 41.429 36.623 26.918 (4.806) (11,60) (9.705) (26,50) Chi phí bán hàng 55.730 72.492 65.873 16.762 30,80 (6.619) (9,13) CP quản lý doanh nghiệp 10.012 15.615 5.872 5.603 55,96 (9.743) (62,40)

Chi phí khác 450 174 512 (276) (61,33) 338 194,25

Thuế TNDN hiện hành 1.139 2.253 67 1.114 97,81 2.186 97,03

Tổng chi phí 631.063 898.406 720.381 276.343 42,36 (178.025) 19,82

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Caseamex năm 2010, 2011, 2012

ĐVT: triệu đồng

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình chi phí biến động không đều qua các năm. Năm 2011 tổng chi phí tăng 276.343 triệu đồng, tương ứng tăng 42,36%, đến năm 2012 tổng chi phí đã giảm xuống 178.025 triệu đồng, tương ứng với giảm 19,82%. Để hiểu rõ hơn sự biến động của tổng chi phí phát sinh tại doanh nghiệp dưới đây sẽ tiến hành tìm hiểu sự biến động của các khoản mục chi phí trong tổng chi phí.

Giá vốn hàng bán năm 2011 tăng 248.946 triệu đồng tương đương 47,66% so với năm 2010. Ta thấy giá vốn tăng nguyên nhân chính là do trong năm này sản lượng tiêu thụ tăng làm doanh thu cũng tăng nhanh (47,62%) cho nên giá vốn tăng cũng cho điều đương nhiên mặc dù tốc độ tăng của giá vốn nhanh hơn tốc độ của doanh thu nhưng tăng một lượng không đáng kể lắm(0,04%) Ngoài ra, giá vốn tăng còn do trong năm này lượng tiêu thụ tăng cao nên Công ty phải tuyển thêm một lượng lao động lớn với mức lương cao hơn năm trước, cụ thể tiền lương bình quân 1 công nhân/năm 2010 là 27,78 triệu đồng, sang năm 2011 là 31,06 triệu đồng, tăng 11,80%. Bên cạnh đó, do phải tăng sản lượng sản xuất nên các khoản chi điện, nước, chi phí bảo trì máy móc thiết bị cũng phải gia tăng, cụ thể chi phí năm 2010 là 10.968 triệu đến năm 2011 tăng110,90%. Năm 2012, giá vốn giảm xuống còn 621.139 triệu đồng, thấp hơn năm 2011 150.110 triệu đồng, tương đương 19,46% nhưng lại giảm với tốc độ chậm hơn doanh thu do trong năm này kinh tế bị khủng hoảng phải cắt giảm quy mô nhưng đây chỉ là trong biện pháp ngắn hạn giảm sản lượng không có nghĩa là phải cắt giảm lao động; lại thêm giá vật tư đầu vào tăng cao, giá bán nguyên liệu không ổn định.

Chi phí tài chính năm 2011 giảm 4.806 triệu đồng so với năm 2010, tương đương 11,60%. Chi phí tài chính chỉ gồm chi phí lãi vay. Khoản chi này giảm là do trong năm 2011 Công ty giảm vay ngắn hạn. Mặc dù, trong năm này Công ty đang cần vốn để tăng quy mô sản xuất nhưng Công ty giảm nguồn vay mà thay vào đó là tăng vốn bằng cách tăng phát hành cổ phiếu nhiều hơn năm 2010 số cổ phiếu nhiều hơn là 300.000 cổ phiếu. Năm 2012 giảm 9.705 triệu đồng, tương ứng giảm 26,50% so với năm 2011. Trong năm này mặc dù chi phí tài chính có phát sinh thêm các khoản lãi bán hàng trả chậm, lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện, lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện nhưng chi phí lãi tiền vay giảm mạnh khoảng 53,30% nên kéo theo chi phí năm 2012 giảm so với 2011.

Chi phí bán hàng năm 2011 tăng 16.762 triệu đồng, tương đương 30,80%

so với năm 2010. Chi phí này bao gồm: chi phí nhân viên, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Trong năm 2011 do sản lượng tiêu thụ tăng

nên kéo theo khoản chi này cũng gia tăng, cụ thể: chi phí nhân viên tăng mạnh 43,85%, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng nhẹ khoảng 1,08%, chi phí bằng tiền khác cũng tăng khoảng 21,24%. Ngược lại, năm 2012 doanh số bán giảm kéo theo khoản chi này cũng giảm 6.619 triệu đồng, tương đương 9,13%. Cụ thể chi phí nhân viên giảm 24,03%, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng nhẹ khoảng 7,78%, chi phí bằng tiền khác giảm khoảng 8,46%.

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 tăng 5.603 triệu đồng, tương đương tăng 55,96 % so với năm 2010 nguyên nhân là do doanh thu tiêu thụ tăng nên kéo chi phí quản lý cũng gia tăng. Trong đó bao gồm: Chi phí khấu hao tài sản cố định không đổi, chi phí dịch vụ mua ngoài giảm nhẹ; còn lại chi phí chi phí bằng tiền khác, chi phí dự phòng, thuế phí và lệ phí đều gia tăng so với năm 2010, trong đó giá trị lớn nhất là chi phí dự phòng (11.000 triệu đồng) tăng 36,48% nên kéo theo chi phí quản lý trong năm 2011 tăng lên. Đến năm 2012 doanh số giảm kéo theo khoản chi này cũng giảm mạnh 9.743 triệu đồng, tương đương 62,40%. Cụ thể: chi phí khấu hao không đổi, chi phí khác bằng tiền tăng khoảng 39,74%; còn lại các khoản chi khác đều giảm như thuế, phí và lệ phí giảm 12,90%, chi phí dự phòng giảm mạnh khoảng 93,64% nguyên nhân chính là do sản lượng tiêu thụ giảm, chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 61,45%.

Chi phí khác gồm chi phí từ thanh lý tài sản cố định. Đây là khoản chi thất thường nên rất khó kiểm soát, khoản chi này năm 2011 giảm 276 triệu đồng, tương đương 62,33% so với năm 2010. Đến năm 2012, tăng 194,25% so với năm 2011, tương đương với tăng 338 triệu đồng, mặc dù trong năm này không có khoản chi từ thanh lý nhượng bán nhưng có thêm những khoản chi phí khác phát sinh là 512 triệu đồng.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành năm 2011 tăng 1.114 triệu đồng, tương đương tăng 97,85% so với năm 2010 do thu nhập của Công ty tăng lên. Đến năm 2012 khoản thu nhập của Công ty giảm xuống kéo theo khoản chi này cũng giảm 2.186 triệu đồng, tương đương giảm 97,03%.

4.2.1.3 Phân tích lợi nhuận

Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CASEAMEX qua 3 năm 2010, 2011, 2012 (số liệu đã được làm tròn chẳn từ hàng triệu đồng) để chọn ra các khoản lợi nhuận của Công ty sau đó dùng phương pháp so sánh phân tích xem các khoản lợi nhuận đó biến động như thế nào từ năm 2010 đến 2012 và nguyên nhân của những biến động đó là do đâu. Số liệu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.3 : Lợi nhuận của công ty Caseamex giai đoạn 2010 - 2012

Chỉ tiêu Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ

(%)

Giá trị Tỷ lệ (%) Lợi nhuận thuần từ hoạt động

sản xuất kinh doanh

41.228 69.575 20.808 28.347 68,76 (48.767) (70,09) Lợi nhuận từ hoạt động tài

chính

(25.774) (22.081) (21.872) 3.693 -14,33 209 (0,95)

Lợi nhuận từ hoạt động khác (268) - 2.728 268 -1,00 2.728 -

Tổng LN trước thuế 15.186 47.494 1.664 32.308 212,75 (45.830) (96,50)

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Caseamex năm 2010, 2011, 2012

ĐVT: triệu đồng

Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của công ty qua 3 năm tuy có biến động tăng giảm không đều nhưng đều nằm ở khoảng lãi. Năm 2010 tổng lợi nhuận là 15.186 triệu đồng đến năm 2011 lợi nhuận đạt 47.494 triệu đồng, tăng lên 212,75%. Sang năm 2012 lợi nhuận giảm xuống 45.830 triệu đồng, tương đương 96,50%. Mặc dù lợi nhuận có xu hướng giảm nhưng đây là xu hướng chung của toàn ngành vì gặp phải khó khăn nhưng nhìn chung Công ty hoạt động vẫn có hiệu quả vì còn mang lại lợi nhuận. Cụ thể các khoản như sau:

Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 tăng lên 28.808 triệu đồng, tương đương tăng 68,86%. Nguyên nhân là trong năm này doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cao, mặc dù các khoản giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng có tăng nhưng vẫn thấp mức tăng của doanh thu nên kéo theo lợi nhuận tăng lên. Đến năm 2012 giảm xuống 48.767 triệu đồng, tương đương với 70,09% so với năm 2011. Nguyên nhân làm lợi nhuận giảm xuống là do bị ảnh hưởng chung bởi tình khủng hoảng kinh tế thế giới cộng với khó khăn trong nước làm cho doanh thu thuần giảm xuống nhưng đồng thời các khoản chi phí cũng giảm cho nên mặc dù lợi nhuận năm 2012 giảm nhưng Công ty vẫn không bị lỗ.

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng lợi nhuận của Công ty. Lợi nhuận bị lỗ liên tục qua 3 năm liên tiếp. Cụ thể: Năm 2010 Công ty bị lỗ 25.774 triệu đồng, năm 2011 tiếp tục bị lỗ 22.081 triệu đồng nhưng tình hình lợi nhuận năm 2011 cải thiện hơn năm 2010 cụ thể là lợi nhuận đạt được trong năm 2011 tăng 3.693 triệu đồng so với năm 2010.

Nguyên nhân là do trong năm 2011 có khoản doanh thu tài chính giảm hơn năm 2011 chủ yếu do khoản thu từ chênh lệch tỷ giá thực hiện giảm hơn năm 2010. Mặc dù trong khi đó chi phí tài chính cũng có chuyển biến giảm so với năm 2011 vì Công ty giảm được khoản trả lãi vay nhưng tổng thu từ hoạt động tài chính cũng không đủ bù đắp đủ số chi phí đã chi ra làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Công ty bị âm. Năm 2012 tiếp tục lỗ nguyên nhân cũng giống như trong năm 2011 nhưng lợi nhuận trong năm 2012 được cải thiện hơn lợi nhuận trong năm 2011, cụ thể lợi nhuận tăng 209 triệu đồng.

Lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2010 bị lỗ 268 nguyên nhân là trong năm này phát sinh khoản thanh lý tài sản cố định nhưng khoản thu từ thanh lý thấp hơn khoản chi ra cho thanh lý tài sản cố định đó. Trong năm 2011, Công ty không có khoản lợi nhuận từ hoạt động khác do trong năm mặc dù có phát sinh khoản thanh lý tài sản cố định nhưng khoản mà Công ty thu vào từ hoạt động thanh lý cũng đúng bằng khoản mà Công ty đã chi ra. Đến năm 2012 lợi

nhuận từ hoạt động khác tăng lên 2.728 triệu đồng. Nguyên nhân là năm 2012 có phát sinh thêm các khoản thu nhập khác lớn hơn khoản chi phí khác.

4.2.1.4 Một số chỉ tiêu của lợi nhuận

Đối với những đơn vị sản xuất kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty. Hay nói cách khác, khả năng sinh lời là điều kiện duy trì sự tồn tại và phát triển của Công ty, chu kì sống của Công ty dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào khả năng sinh lời. Nhưng chỉ căn cứ vào sự tăng giảm của lợi nhuận thì chưa đủ để đánh giá chính xác hoạt động của Công ty là tốt hay xấu, mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị thực hiện được với tài sản, với vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mới có thể đánh giá chính xác hơn hiệu quả toàn bộ của hoạt động cũng như từng bộ phận.

a. Hệ số lãi gộp

Căn cứ vào Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm từ 2010 đến 2012 (số liệu đã được làm tròn chẳn từ hàng triệu đồng) ta có bảng số liệu sau:

Bảng 4.4 : Hệ số lãi gộp của Công ty Caseamex giai đoạn 2010 - 2012

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Caseamex

Qua bảng số liệu trên ta thấy Công ty có hệ số lãi gộp biến động không đều. Mặc dù trong năm 2011 doanh thu thuần và lãi gộp có biến động lớn cụ thể lãi gộp tăng 47,41%, doanh thu thuần tăng 47,62% nhưng cuối cùng hệ số lãi gộp năm 2011 so với năm 2010 vẫn như nhau, đều là 0,17, điều này cho thấy mặc dù kết quả kinh doanh trong năm 2011 tăng khá nhiều so với năm 2010 nhưng do các khoản chi phí cũng tăng lên khá cao nên nên cuối cùng dẫn đến khả năng, trang trãi chi phí cũng như khả năng sinh lời trong 2 năm là như nhau. Sang năm 2012 hệ số lãi gộp giảm xuống còn 0,13 nhưng vẫn còn ở mức cao. Hệ số lãi gộp trong năm này giảm nhưng vẫn còn ở mức cao thể hiện khả năng trang trãi chi phí của Công ty vẫn còn tốt, vẫn có khả năng sinh lời.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Lãi gộp 106.970 157.682 92.553

2. Doanh thu thuần 629.273 928.931 713.692

3. Hệ số lãi gộp (1/2) 0,17 0,17 0,13

b. Hệ số lãi ròng (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu cho ta biết được cứ 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Bảng 4.5 : Hệ số lãi ròng của Công ty Caseamex giai đoạn 2010 - 2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Lợi nhuận sau thuế 14.047 45.241 1.597 2. Doanh thu thuần 629.273 928.931 713.692

3. ROS (1/2) 2,23% 4,87% 0,23%

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Caseamex

Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua 3 năm biến động không đều. Cụ thể, năm 2010 tỷ suất này đạt 2,23%, tức là cứ 1 đồng doanh thu thì công ty lời 2,23% đồng lợi nhuận. Năm 2011, tỷ suất này tăng lên 4,87%, tức là trong năm này cứ 1 đồng doanh thu có được sẽ mang lại có 4,87% đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do trong năm này doanh thu tăng cao, mặc dù chi phí cũng tăng cao nhưng không bằng tốc độ tăng của doanh thu làm cho lợi nhuận sau thuế từ đó cũng tăng theo. Đến năm 2012, tỷ suất này giảm xuống chỉ còn 0,23% nguyên nhân là trong năm này Công ty gặp khó khăn từ phí trong nước và nước ngoài gây khó khăn cho tiêu thụ và làm giảm lợi nhuận của Công ty.

c. Suất sinh lời của tài sản (ROA)

Suất sinh lời của tài sản cho ta biết được một đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận, tỷ số này từ năm 2010 đến năm 2012 biến động như sau:

Bảng 4.6: Suất sinh lời của tài sản của Caseamex giai đoạn 2010 - 2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Lợi nhuận sau thuế 14.047 45.241 1.597

2. Tổng tài sản 658.999 679.652 722.588

3. Tổng TS bình quân 575.802 669.326 701.120

4. ROA (1/3) 2,44% 6,77% 0,23%

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Caseamex

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ caseamex (Trang 98 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)