Nội dung cơ bản và một số quyền của công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc

Một phần của tài liệu một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại việt nam (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

2.1 Pháp luật quốc tế quy định về chống phân biệt chủng tộc

2.1.2 Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965

2.1.2.2 Nội dung cơ bản và một số quyền của công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc

Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, gồm: Lời nói đầu và 25 điều, được chia làm ba phần, trong đó Phần I (từ Điều 1 đến Điều 7) là các điều khoản nội dung, Phần II (từ Điều 8 đến điều 16) là các điều khoản về cơ chế giám sát và biện pháp thực hiện, Phần III là các quy định về thủ tục. Công ước đề cập đến một số vấn đề cơ bản sau:16

Điều 1 của Công ước đưa ra định nghĩa về phân biệt chủng tộc. Định nghĩa này không dừng lại ở quan niệm coi phân biệt chủng tộc là vấn đề mang tính chính trị, chủ yếu liên quan đến cộng đồng người da đen, chế độ Apacthai ở Nam phi hay chủ nghĩa thuộc địa mà được phát triển ở mức độ khái quát hơn.

Phân biệt đối xử được hiểu là: “bất kỳ sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hay thiên vị nào dựa trên cơ sở chủng tộc, màu da, dòng dõi, hay nguồn gốc dân tộc, sắc tộc nhằm mục đích hoặc với nỗ lực để vô hiệu hóa, làm giảm giá trị việc ghi nhận, hưởng thụ hay thực hiện trên cơ sở bình đẳng các quyền con người và tự do cơ bản trên các lĩnh vực nào khác của cuộc sống” (Khoản 1 Điều 1). Theo định nghĩa này có các hành vi có thể bị coi là phân biệt đối xử bao gồm: phân biệt, loại trừ, hạn chế, thiên vị... Tuy nhiên, Công ước cũng lưu ý rằng, “quy định này không áp dụng đối với hành vi phân biệt, loại trừ, hạn chế và thiên vị giữa công dân với người nước ngoài cũng như không làm ảnh hưởng đến các quy định pháp luật về quốc tịch và quyền công dân” (Khoản 2,3 Điều 1)

Về biện pháp đặc biệt tạm thời, Công ước cho phép các quốc gia, trong một số trường hợp cụ thể, được áp dụng một số biện pháp đặc biệt nhằm đảm bảo các quyền bình đẳng cho tất cả mọi người. Theo Khoản 4 Điều 1 và Khoản 2 Điều 2 của Công ước đưa các quy định cụ thể về vấn đề này. Để xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc, quốc gia có thể áp dụng các biện pháp đặc biệt để đảm bảo sự phát triển

15 Luật quốc tế về quyến con người, Nxb Lý Luận Chính Trị, 2005, tr102-104.

16 Luật quốc tế về quyến con người, Nxb Lý Luận Chính Trị, 2005, tr104-107.

Việt Nam

thích hợp cho một số nhóm sắc tộc, chủng tộc hay cá nhân nhất định nhằm giúp họ có cơ hội được hưởng thụ đầy đủ và bình đẳng các quyền con người.

Công ước dành riêng một điều đề cập đến vấn đề mang tính thời sự tại thời điểm Công ước ra đời là chế độ Apacthai. Công ước khẳng định, chế độ Apacthai, chủ yếu ở Nam Phi, là sự vi phạm trắng trợn và nghiêm trọng các quyền con người, bởi vậy, các quốc gia cần có cam kết để phòng ngừa, ngăn cấm và xóa bỏ mọi hành động liên quan đến Apacthai trong phạm vi lãnh thổ của mình.

Về trách nhiệm của quốc gia thành viên, Điều 2 của Công ước yêu cầu các quốc gia lên án nạn phân biệt chủng tộc, thực hiện các chính sách xóa bỏ chúng và khuyến khích sự hòa đồng giữa các chủng tộc. Các quốc gia khi trở thành một bên tham gia Công ước thì phải đồng thời lưu ý thực hiện cả nghĩa vụ “tích cực” và nghĩa vụ

“tiêu cực”. Khi thực hiện nghĩa vụ “tiêu cực”, quốc gia cần phải đưa ra các biện pháp để ngăn ngừa các hành vi hay tình trạng phân biệt đối xử về chủng tộc tử phía nhà nước và các cơ quan có liên quan.

Tức là quốc gia đó không được phép “tham dự vào các hành vi hoặc tiến hành các hành động phân biệt chủng tộc” (Điểm a, Khoản 1, Điều 2) và “không bảo trợ, bảo vệ hay giúp đỡ hành động phân biệt chủng tộc của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào”

(Điểm b, Khoản 1, Điều 2). Khi thực hiện nghĩa vụ “tích cực”, quốc gia cần áp dụng các biện pháp pháp lý, hành chính cụ thể và hiệu quả để chấm dứt mọi hình thức phân biệt đối xử, kể cả việc khuyến khích các tổ chức liên kết và các phong trào đa chủng tộc cùng tham gia xóa bỏ rào cản giữa các chủng tộc (Điểm e và d, Khoản 1, Điều 2).

Để ngăn ngừa mọi hành vi tuyên truyền về lý thuyết “vượt trội” chủng tộc, theo điều 4, các quốc gia được yêu cầu thực hiện ba biện pháp tích cực, đó là:

- Tuyên bố trừng trị bằng pháp luật các tội phạm liên quan đến chủ nghĩa chủng tộc và nạn phân biệt chủng tộc;

- Tuyên bố là bất hợp pháp và cấm các tổ chức theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc;

- Không cho phép nhà cầm quyền, các cơ quan khuyến khích hoặc kích động phân biệt chủng tộc.

- Công ước yêu cầu quốc gia phải có biện pháp để ngăn ngừa, xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc cũng như nghĩa vự bảo vệ và tuyên truyền vấn đề này.

Thực hiện ngăn ngừa và xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc tức là đảm bảo cho mọi người đều có quyền bình đẳng trước pháp luật, đặc biệt là các quyền dân sự (quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền an ninh cá nhân, quyền được tự do thay đổi nơi ở, quyền được di cư và quay trở về tổ quốc của minh, quyền có quốc tịch

Việt Nam

v.v.), các quyền chính trị (quyền được tham gia bầu cử, ứng cử, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, hội họp v.v) và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (quyền có việc làm, có nhà ở, quyền được chăm sóc sức khỏe, giáo dục, được tham gia vào các hoạt động văn hóa v.v.) mà không có sự phân biệt nào trên cơ sở chủng tộc, màu da, nguồn gốc dân tộc hay sắc tộc.

Đặc biệt, ngoài các quyền cơ bản đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và các công ước khác, Điều 5 Công ước còn nhấn mạnh đến một số quyền mà các nhóm chủng tộc, sắc tộc thường hay bị phân biệt đối xử, chẳng hạn như quyền được tiếp cận với các dịch vụ và nơi vui chơi giải trí như phương tiện giao thông, khách sạn, nhà hàng, các quán giải khát, nhà hát, công viên...

Khi thực hiện nghĩa vụ bảo vệ đối với công dân của mình, nhà nước cần đặc biệt đảm bảo quyền được xét xử công bằng và được đền bù thõa đáng đối với những thiệt hại do nạn phân biệt đối xử về chủng tộc gây nên.

Đối với nghĩa vụ tuyên truyền, giáo dục để chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa chủng tộc và khuyến khích sự hiểu biết, lòng khoan dung và tình hữu nghị giữa các dân tộc, Điều 7 yêu cầu các quốc gia cần thực hiện tốt các hoạt động giảng dạy, giáo dục và thông tin về vấn đề này.

Về nghĩa vụ của các quốc gia đối với Ủy Ban về xóa bỏ phân biệt đối xử về chủng tộc được quy định tại Khoàn 1 Điều 9 của Công ước:17

1. Các quốc gia thành viên cam kết sẽ trình lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc một báo cáo về các biện pháp lập pháp, hành chính, tư pháp, cũng như các biện pháp khác mà họ đã thông qua nhằm thực hiện các điều khoản của Công ước này để Uỷ ban đánh giá;

a) Trong vòng một năm sau khi công ước này có hiệu lực với quốc gia thành viên đó;

b) Sau mỗi giai đoạn hai năm và bất cứ khi nào Uỷ ban yêu cầu. Uỷ ban cũng có thể yêu cầu các quốc gia thành viên cung cấp thêm các thông tin khác có liên quan...

Tại điều 5 của công ước quy định rằng: Phù hợp với những nghĩa vụ cơ bản nêu trong điều 2 Công ước này, các quốc gia thành viên cam kết sẽ cấm và xoá bỏ sự phân biệt chủng tộc dưới mọi hình thức và đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp

17 Trung Tâm Nghiên Cứu Quyền Con Người Thuộc Học Viện Chính Trị Quốc Gia HCM, Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, Nxb Học Viện Chính Trị Quốc Gia, 2002, tr428.

Việt Nam

luật của tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hay sắc tộc, đặc biệt trong việc hưởng những quyền sau đây:

 Các quyền dân sự, chính trị

Đây được xem như là quyền con người cơ bản, được thực hiện trong lĩnh vực dân sự, chính trị. Trong các văn bản pháp lý quốc tế, nội dung của quyền dân sự, chính trị thể hiện ra ở giá trị cá nhân và giá trị tập thể. Hai giá trị này không thể tách rời nhau, vì con người là một bộ phận quan trọng của xã hội nên quyền cá nhân sẽ gắn liền với quyền tập thể. Nói chung, các quyền của cá nhân không thể có ý nghĩa nếu không đặt trong môi trường chính trị, xã hội mà họ đang sống.18 Quyền dân sự chính trị cơ bản của cá nhân bao gồm những nhóm quyền sau:

Thứ nhất, nhóm quyền sống được xác định dưới nhiều gốc độ như không bị tước đoạt tính mạng một cách vô cớ, không bị tra tấn, đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo, không bị áp dụng làm nhục hình, không bị dùng làm vật thí nghiệm, không bị bắt làm nô lệ vv..

Thứ hai, nhóm quyền tự do cá nhân như quyền tự do và an ninh cá nhân(không bị can thiệp) vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, danh dự vv.., quyền tự do tín ngưỡng, tư tưởng và nhiều quyền tự do có tính dân sự khác( như quyền có quốc tịch, quyền được khai sinh, quyền được bảo vệ tính mạng, nhân phẩm vv..) so với nhóm quyền thứ nhất thì nhóm quyền này chỉ mang tính chất tương đối.

Thứ ba, nhóm quyền bình đẳng như quyền bình đẳng của cá nhân trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ.

Thứ tư, nhóm quyền tham gia quản lý các công việc của nhà nước và xã hội như quyền bầu cử, ứng cử, quyền được hưởng các chức vụ công cộng tại đất nước mình vv..

Quyền dân sự, chính trị có ý nghĩa là quyền tập thể, bao gồm các nhóm quyền như độc lập, chủ quyền dân tộc, quyền bình đẳng giữa các quốc gia dân tộc trong quan hệ quốc tế, chủ quyền vĩnh viễn đối với tài nguyên thiên nhiên, quyền phát triển bền vững vv..

 Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa

Công ước xóa bỏ mọi hình thức chống phân biệt chủng tộc ghi nhận đầy đủ các quyền của con người trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây là các quyền cá nhân và tập thể.

18 Trường Đại Học Luật Hà Nội, Giao trình luật quốc tế, Nxb Chính Trị Quốc Gia, 2008, tr138.

Việt Nam

Với tư cách là quyền tập thể, quyền con người trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa đề cập trước tiên khái niệm quyền tự quyết của các dân tộc. Quyền tự quyết về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thể hiện ở một số nội dung cơ bản là quyền tự do lựa chọn trong phát triển và quyền kinh tế giữa các dân tộc, không phân biệt chế độ chính trị hay trình độ phát triển.

Trong các điều ước quốc tế thì nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của cá nhân được ghi nhận theo các nội dung chủ yếu như những quyền về việc làm (có việc làm, hưởng điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi, thành lập và gia nhập công đoàn vv..), quyền được hưởng an toàn và phúc lợi xã hội, quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong các quan hệ gia đình.

Một phần của tài liệu một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)