CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
2.3 Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam
2.3.1 Pháp luật về chống phân biệt chủng tộc được ghi nhận trong pháp luật Việt
22 Tuổi trẻ online, Quốc hội Serbia xin lỗi vụ thảm sát 8.000 người Bosnia, http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20100331/quoc- hoi-serbia-xin-loi-vu-tham-sat-8000-nguoi-bosnia/371117.html, [ truy cập ngày 28/10/2014]
Việt Nam
Xét về phương diện lịch sữ trong quá khứ, Việt Nam đã phải trải qua hơn 1000 năm bị các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam, chấm dứt hơn 1000 năm bị đô hộ.
Trong hơn 20 năm (1954-1975) Việt Nam lại phải tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975 đã kết thúc thắng lợi. Từ đó, nước Việt Nam thống nhất đi vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của hòa bình, thống nhất và xây dựng đất nước trên phạm vi cả nước. Sự tồn vong của một dân tộc bị thử thách suốt bao nhiên năm đã sản sinh ra tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa, quyết giành lại độc lập cho dân tộc của người dân Việt Nam.
Với tinh thần đoàn kết vốn có của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và tư tưởng của Hồ Chí Minh, nhân dân đã đứng lên chiến đấu giải phóng đất nước thành công, giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của bọn đế quốc, thành lập nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một nhà nước của dân, do dân và vì dân vào ngày 2 tháng 9 năm 1975 (Ngày này cũng được lấy làm ngày quốc khánh của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Thứ hai xét về phương diện địa lý, Địa hình Việt nam có hình chữ s, có diện tích đất liền 331.690km2 với dân số 90 triệu người (năm 2014). Phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía tây giáp với Lào và Campuchia, phía đông với nam giáp với biển đông.
CHXHCN Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng sinh sống, Đảng và Nhà nước Việt nam luôn luôn đề cao tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, xây dựng và triển khai đường lối chính sách đúng đắn, phù hợp về quản lý và phát triển đất nước trong từng thời kỳ.
Về mặt nguyên tắc, nước CHXHCN Việt Nam không có sự phân biệt giữa các dân tộc, mọi dân tộc đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Thực tế lịch sử đã chứng minh cho thấy tinh thần đoàn kết của các dân tộc trong sự nghiệp giải phóng đất nước. Mặc dù hiện nay, Việt Nam chưa có luật riêng quy định về vấn đề phân biệt chủng tộc nhưng Việt Nam đã “luật hóa” các quy định liên quan về chống phân biệt chủng tộc vào trong pháp luật quốc gia. Cụ thể là trong Hiến pháp, Luật quốc tịch, luật hình sự và những văn bản pháp luật khác có liên quan.
Hiến pháp là một đạo luật có hiệu lực cao nhất được Quốc hội ban hành. Hiến pháp là thành quả chung của trí tuệ và sự đóng góp ý kiến của nhân dân trên toàn quốc, phản ánh ý chí và sự quyết tâm mạnh mẽ của cộng đồng cùng nhau hướng tới
Việt Nam
mục tiêu xây dựng thành công đất nước Việt Nam trở thành nước hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng.
Nhận thức được ngay từ những thời kỳ đầu xây dựng đất nước về vấn đề quyền con người và chống phân biệt chủng tộc. Bản Hiến Pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 9 tháng 11 năm 1946, đã dành ra 4 điều để quy định cụ thể về vấn đề này. Tại Điều 6 của hiến pháp quy định “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá”.
Tại Điều 7 quy định rằng “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình”. Còn tại Điều 8 thì “Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung” và cuối cùng là Điều 9 “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Bản Hiếp Pháp thứ hai được ra đời vào ngày 31 tháng 12 năm 1959 trong đó Điều 3 của bản hiến pháp quy định rằng:
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc, Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước có nhiệm vụ giữ gìn và phát triển sự đoàn kết giữa các dân tộc. Mọi hành vi khinh miệt, áp bức, chia rẽ dân tộc đều bị nghiêm cấm.
Các dân tộc có quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục tập quán, dùng tiếng nói chữ viết, phát triển văn hoá dân tộc mình. Những địa phương có dân tộc thiểu số sống tập trung thì có thể thành lập khu vực tự trị. Khu vực tự trị là bộ phận không thể tách rời được của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhà nước ra sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số mau tiến kịp trình độ kinh tế và văn hoá.
Ngày 18 tháng 12 năm 1980 Hiến Pháp thứ 3 của nhà nước CHXHCN Việt Nam ra đời, có nhiều tiến bộ hơn so với hai bản hiến pháp trước đây, hiến pháp 1980 đã dành chương V để quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bổ sung những quy định còn hạn chế ở các bản hiến pháp trước. Hiến pháp năm 1992 ra đời vào ngày 15-4-1992 trong đó Điều 58 quy định rằng: Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.
Cuối cùng ngày 28 tháng 11 năm 2013 bản Hiến pháp thứ 5 của nhà nước CHXHCN Việt Nam ra đời, có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2014 . Đây là bản Hiến pháp vừa kế thừa được các giá trị to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992, vừa thể chế hóa các quan điểm, phương hướng, nội
Việt Nam
dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Chương II của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và bố cục lại Chương V của Hiến pháp năm 1992 (Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) thành Chương: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”.
Chuyển các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân tại các chương khác của Hiến pháp năm 1992 về Chương này. Sự thay đổi tên gọi và bố cục này nhằm khẳng định giá trị, vai trò quan trọng của quyền còn người, quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp, thể hiện nhất quán đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như là vấn đề về chống phân biệt chủng tộc.
Ở Việt Nam không tồn tại chính sách và bất kỳ quy định pháp luật nào trực tiếp hoặc gián tiếp tạo điều kiện hay dẫn đến việc phân biệt đối xử một cách bất hợp pháp giữa các dân tộc. Ngược lại, nếu có sự bất bình đẳng giữa các dân tộc hay những người cùng dân tộc, giữa công nhân viên chức, quân đội với nhân dân ở bất kỳ đâu thì cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết kịp thời đúng theo chính sách, pháp luật, phong tục, văn hóa và truyền thống đoàn kết, không để cho điều đó kéo dài
Trong luật quốc tịch tại khoản 2 điều 2 quy định rằng “nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mọi thành viên của các dân tộc điều bình đẳng về quyền có quốc tịch Việt Nam”. Quy định trên cho ta thấy rằng nhà nước Việt Nam là nhà nước được hợp nhất từ các dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt nam, chứ không phải là riêng của một dân tộc nào cả.
Trong Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 tại Khoản 2 Điều 3 quy định rằng “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội”. Còn tại Điều 342 khẳng định rằng “Người nào trong thời bình hay chiến tranh mà có hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hoại nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hóa, tin thần của một nước, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó, cũng như có những hành vi diệt chủng khác hoặc những hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên thì bị phạt tù từ 15 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
Trong pháp luật của Việt Nam luôn có tính nhân đạo nhất là trong lĩnh vực hình sự, đối với khung hình phạt được quy định như trên cho ta nhận thấy rằng pháp luật Việt Nam rất coi trọng việc chống phân biệt chủng tộc mà cụ thể ở đây là những
Việt Nam
hành vi diệt chủng, quy định như trên là hoàn toàn hợp lý để phần nào răng đe và đẩy lùi những hành vi phân biệt chủng tộc.
Bên cạnh đó, vấn đề về dân tộc là một trong những chính sách của Việt Nam trong việc chống phân biệt chủng tộc, vấn đề này luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, vào ngày 15-7-2010 chính phủ đã ban hành Nghị định số 82 quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, phần nào thấy rõ sự quan tâm của nhà nước đối với các dân tộc thiểu số.
Ngoài những văn bản pháp luật trên đây, vấn đề chống phân biệt chủng tộc còn được đề cập ở trong các văn bản pháp luật khác như: Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 quy định về “ Mọi công dân không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”(Điều 10), luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 (Điều 4), luật Người cao tuổi năm 2009 (Khoản 1, Điều 9).
Hiện nay, tuy nhà nước CHXHCN Việt Nam vẫn chưa có luật riêng quy định trực tiếp về vấn đề chống phân biệt chủng tộc, nhưng các quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam trên đây đã khẳng định hệ thống pháp luật của Việt Nam trong vấn đề chống phân biệt chủng tộc là tương đối đầy đủ và thống nhất. Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc được khẳng định trong hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật. Trên các diễn đàn quốc tế, Việt Nam đã cùng với các nước trong khu vực và thế giới cũng tích cực tham gia các hoạt động chống phân biệt chủng tộc và các hoạt động khác liên quan đến quyền con người thông qua nhiều hình thức khác nhau mà điển hình là việc Việt Nam đã ký kết, gia nhập nhiều điều ước quốc tế quan trọng về quyền con người nhất là trong lĩnh vực về chống phân biệt chủng tộc.