CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
2.3 Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam
2.3.5 Phương hướng hoàn thiện việc thực hiện chống phân biệt chủng tộc tại Việt
Việt Nam luôn đặt vấn đề chống phân biệt chủng tộc là vấn đề quan trọng và hàng đầu, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định phấn đấu cho độc lập dân tộc, tự do
Việt Nam
và hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu cao nhất. Đó cũng chính là nhằm thực hiện quyền con người. Trong gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước ta (rõ nhất là trong Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung vào năm 2013) đã khẳng định: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được tôn trọng và bảo vệ.
Để góp phần việc thực hiện việc chống phân biệt chủng tộc ở Việt Nam được hoàn thiện hơn tác giả thực hiện luận văn đề xuất một số phương hướng như sau:
Một là chủ động, tích cực tham gia các công ước và diễn đàn quốc tế về quyền con người trong phạm vi toàn cầu và khu vực.
Hai là tăng cường pháp chế trong bảo vệ quyền con người. Bảo đảm mọi người đều được bình đẳng, các cơ quan nhà nước là những người cầm cân, nảy mực cần làm đúng trách nhiệm của mình, tránh tình trạng oan sai, ảnh hưởng đến quyền và lợi ít của người dân. Đồng thời phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đó chính là biểu hiện của việc Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền con người, đồng thời bảo đảm cho sự phát triển bền của đất nước.
Ba là Việt Nam cần ban hành văn bản pháp luật riêng biệt quy định về việc chống phân biệt chủng tộc. Tuy ở Việt Nam luật nhân quyền hay nói đúng hơn là công ước về xóa mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1965 được luật hóa, nhưng phải cần có một văn bản chính thức và cụ thể để người dân được tiếp cận dễ dàng và hiểu rõ hơn, đối với các cơ quan nhà nước thì có thể dễ dàng áp dụng khi có những hành vi phân biệt chủng tộc diễn ra. Ngoài ra các cơ quan ở địa phương cần tuyên truyền về việc chống phân biệt chủng tộc để nâng cao ý thức của người dân, để xã hội của việt nam không còn sự phân biệt về bất cứ hình thức nào.
Bốn là tăng cường kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân. Có thể thấy, những hành động phân biệt đối xử một cách bất hợp pháp bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân trong đó đặc biệt cần quan tâm đến nguyên nhân về kinh tế xã hội. Nghèo đói, lạc hậu ở những mức độ khác nhau ...vừa là nguyên nhân lại vừa là hậu quả của tình trạng phân biệt chủng tộc. Vì vậy, trong các giải pháp tăng cường hiệu quả của hoạt động phòng chống phân biệt chủng tộc, các chính sách và biện pháp kinh tế xã hội có vai trò rất quan trọng.
Năm là tạo việc làm cho người dân trên cơ sở không có sự phân biệt giữa các dân tộc, giới tính, tín ngưỡng tôn giáo,… tiếp tục phát huy chính sách hạn chế tối đa việc nhập khẩu lao động nước ngoài vào làm việc trong nước trừ những công việc đòi hỏi phải dùng công nhân hoặc chuyên gia có tay nghề hoặc trình độ cao, như chúng ta đã biết một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân biệt chủng tộc đó là tình trạng di cư và nhập khẩu lao động tràn lan, khi những người lao động
Việt Nam
nước ngoài sang họ sẽ cướp đi việc làm cũng như là nguồn sống của người dân bản địa. Mặt khác, nghiên cứu cách thức tiếp thu công nghệ, dây truyền sản xuất tiên tiến của nước ngoài để trong thời gian tới Việt Nam sử dụng nguồn lao động tiên tiến trong nước.
Sáu là xây dựng các cơ sở hạ tầng, các cơ sở đào tạo và dạy nghề, nhất là các trường đại học và các trường văn hóa dân tộc nhằm tạo điều kiện cho trẻ em và người dân thuộc các dân tộc thiểu số có thêm nhiều cơ hội học tập, nâng cao tay nghề. Giảm sự chênh lệch về trình độ giữa các dân tộc.
Cuối cùng là tăng cường việc giáo dục và tuyên truyền đường lối chính sách về phát triển kinh tế, chính sách đại đoàn kết cho nhân dân các dân tộc và cho đội ngũ cán bộ nhất là những người phải tiếp xúc và làm việc trực tiếp với người dân nhằm tăng cường sức mạnh trong cuộc đấu tranh bảo vệ nhân quyền và chống phân biệt chủng tộc.
Việt Nam
PHẦN KẾT LUẬN
Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc cùng sinh sống có truyền thống và tình thần đoàn kết, tương thân tương ái. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế.
Ở cả phương diện quốc tế và quốc gia, trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người nói chung và chống phân biệt chủng tộc nói riêng, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện những chính sách, pháp luật và các cam kết quốc tế với mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế, ổn định chính trị và hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế.
Là một quốc gia đa dân tộc, việc đảm bảo để nhân dân các dân tộc Việt Nam được sống trong môi trường hạnh phúc, công bằng và văn minh, không bị phân biệt đối xử một cách bất hợp pháp ngay trên đất nước mình và trên trường quốc tế không phải là công việc đơn giản, nhất là đối với Việt Nam - một trong những quốc gia còn ở ngưỡng thu nhập trung bình. Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi Đảng và Nhà nước tiếp tục phải có những giải pháp đồng bộ, kịp thời. Mặt khác, về phương diện đối ngoại, Việt Nam cũng cần tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế, tìm kiếm và tận dụng tối đa sự trợ giúp của các quốc gia và tổ chức quốc tế cho việc xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật.
Tác giả luôn mong muốn những nghiên cứu của mình sẽ đóng góp một phần giúp cho luật pháp của Việt Nam ngày một phát triển và hoàn thiện để xã hội ngày càng văn minh hơn, quyền và lợi ích của công nhân được đảm bảo và bảo vệ công bằng trước pháp luật. Trong quá trình nghiên cứu: Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, tác giả hiểu và học hỏi được rất nhiều về nhân quyền cũng như là tầm quan trọng của vấn đề chống phân biệt chủng tộc, tác giả mong ngày càng có nhiều người quan tâm hơn về vấn đề này để góp phần hoàn thiện pháp luật về nhân quyền của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng để một thời gian không xa nữa Việt nam sẽ là một trong những nước dẫn đầu về vấn đề chống phân biệt chủng tộc.
Việt Nam
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản Pháp Luật Quốc Tế
1. Hiến chương liên hiệp quốc năm 1945
2. Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tộc diệt chủng năm 1948 3. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, năm 1948
4. Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965 5. Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966
6. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 7. Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội Apacthai năm 1973
8. Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ năm 1979
Văn Bản Pháp Luật Quốc Gia 1. Hiến pháp năm 1946
2. Hiến pháp năm 1959 3. Hiến pháp năm 1980 4. Hiến pháp năm 1992 5. Hiến pháp năm 2013
6. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 7. Luật giáo dục Việt Nam năm 2005
8. Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009
9. Báo cáo quốc gia thực hiện công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD) giai đoạn 2000-2009
10. Báo cáo quốc gia thực hiện công ước về quyền trẻ em (CRC) giai đoạn 2000- 2009
11. Báo cáo quốc gia thực hiện công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) giai đoạn 1993-2010
12. Báo cáo quốc gia về tình hình thực hiện công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ ( CEDAW)
13. Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II.
Việt Nam
Sách, Báo, Tạp chí tham khảo
1. Trung Tâm Nghiên Cứu Quyền Con Người Thuộc Học Viện Chính Trị Quốc Gia HCM, Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, Nxb Học Viện Chính Trị Quốc Gia, 2002
2. Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người, Tái bản lần 1, Nxb Bộ Ngoại Giao, 2005
3. Luật quốc tế về quyền con người, Nxb Lý Luận Chính Trị, 2005
4. Trường Đại Học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb Chính Trị Quốc Gia, 2008
5. Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị Quốc Gia, 2009
Trang Thông Tin Điện Tử
1. Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản, Tuyên ngôn độc lập nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa,
http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30196&cn_id=
119997, [truy cập ngày 26/9/2014]
2. Bách Khoa Tri Thức, Định nghĩa về chủng tộc, http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2575-02-633536151766562500/Cac- chung-toc-cua-nhan-loai/Dinh-nghia-ve-chung-toc.htm, [truy cập ngày 26/9/2014]
3. Báo Dân Trí, hình ảnh người phụ nữ da trắng cho trẻ em da đen ăn, Phương Đăng, http://dantri.com.vn/the-gioi/hinh-anh-nguoi-phu-nu-da-trang-cho-tre-em- da-den-an-nhu-cho-gay-soc-du-luan-900051.htm, [truy cập ngày 26/9/2014]
4. Báo Dân Trí, GDP bình quân đầu người năm 2013, Bích Diệp, http://dantri.com.vn/kinh-doanh/thu-tuong-gdp-binh-quan-dau-nguoi-nam-2013- dat-1960-usd-811231.htm, [truy cập ngày 26/9/2014]
5. Vov.vn, Tỷ lệ hộ nghèo cả nước, Minh Châm, http://vov.vn/xa-hoi/ty-le-ho- ngheo-uoc-con-76-vao-cuoi-nam-2013-282011.vov, [truy cập ngày 26/9/2014]
Việt Nam
6. Lịch sử Việt Nam, Quốc Hội Việt Nam qua các thời kỳ bầu cử, http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=1106
&Itemid=69, [truy cập ngày 28/10/2014]
7. Văn phòng IOC Việt Nam, Đại lễ phật đảng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, http://www.sachhiem.net/TONGIAO/VESAK08/Vesak_IOC.php, [ truy cập ngày 28/10/2014]
8. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Năm 2009, Đặc xá tha tù trước thời hạn nhiều nhất từ trước tới nay,
http://asean.mofa.gov.vn/vi/vnemb.vn/tinkhac/ns090219141148?b_start:int=50, [truy cập ngày 28/10/2014]
9. Tin mới, Nam phi thời kì Apartheid: chế độ nhà nước và chính sách phát triển, http://www.tinmoi.vn/nam-phi-thoi-ki-apartheid-che-do-nha-nuoc-va-chinh- sach-phat-trien-011075352.html, [ truy cập ngày 28/10/2014]
10. Tuổi trẻ online, Quốc hội Serbia xin lỗi vụ thảm sát 8.000 người Bosnia, http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20100331/quoc-hoi-serbia-xin-loi-vu-tham-sat-8000- nguoi-bosnia/371117.html, [ truy cập ngày 28/10/2014]
11. 24gio.com, Sự tàn bạo của chế độ Apartheid ở Nam Phi,
http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/su-tan-bao-cua-che-do-apartheid-o-nam- phi-c46a594510.html, [truy cập ngày 28/10/2014]
12. Tuổi trẻ online, Việt Nam xếp hạng 64/127 nước về giáo dục,
http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20041110/unesco-vn-xep-hang-64127-nuoc-ve-giao- duc/55078.html, [ truy cập ngày 30/10/2014]
13. Tin 247.c0m, Sự tàn bạo của chế độ apartheir ở Nam Phi, http://f.tin247.com/22633977/S%E1%BB%B1+t%C3%A0n+b%E1%BA%A1o+c%
E1%BB%A7a+ch%E1%BA%BF+%C4%91%E1%BB%99+Apartheid+%E1%BB%
9F+Nam+Phi.html, [truy cập ngày 28/9/2014]
14. Vì an ninh tổ quốc, Nâng cao năng lực giải quyết khiếu nại, tố cáo, http://www.anhp.vn/thoi-su/201409/nang-cao-nang-luc-giai-quyet-khieu-nai-to- cao-470641/, [truy cập ngày 28/9/2014]
15. Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Quyền con người
quyền cơ bản của công dân,
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/Thon gTinTongHop?categoryId=920&articleId=10053009, [truy cập ngày 26/9/2014]
Việt Nam
16. Cơ Quan Đại Diện Ngoại Giao Việt Nam ở Nước Ngoài , Việt Nam và việc thực hiện pháp luật chống phân biệt chủng tộc, http://www.vietnamembassy- slovakia.vn/vi/vnemb.vn/tinkhac/ns050407100455/, [truy cập ngày 26/9/2014]
17. Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Vấn đề nhân quyền, http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/ctc_quocte/ptklk/nr040819162124/ns04090613 4805, [truy cập ngày 27/9/2014]
18. CAND, Cựu lãnh đạo Khmer đỏ hầu tòa,
http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=153644, [ truy cập ngày 1/11/2014]
19. Kênh 14.vn, Những câu chuyện phân biệt chủng tộc không thể quên trong lịch sử, http://kenh14.vn/kham-pha/nhung-cau-chuyen-phan-biet-chung-toc-khong- the-quen-trong-lich-su-20140210081631781.chn, [ truy cập ngày 1/11/2014]
20. Ucanews.com, Tội ác do thù hận và phân biệt chủng tộc gia tăng tại Đông Nam Á, http://vietnam.ucanews.com/2014/07/07/toi-ac-do-thu-han-va-phan-biet- chung-toc-gia-tang-tai-dong-nam-a/, [ truy cập ngày 1/11/2014]
21. Kinh tế và đô thị online, Phân biệt chủng tộc tại Mỹ: nhiều việc phải làm, http://www.ktdt.vn/quoc-te/su-kien-binh-luan/2014/08/810267D7/phan-biet-chung- toc-tai-my-nhieu-viec-phai-lam/, [ truy cập ngày 1/11/2014]
22. Nguyễn Minh Tuấn, Magna charta,
http://tuanhsl.blogspot.com/2011/03/magna-charta.html,[truy cập ngày27/9/2014]