CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
2.2 Thực tiễn về phân biệt chủng tộc ở một số nơi trên thế giới
Thực trạng phân biệt chủng tộc, không chỉ diễn ra ở một nước mà nó còn lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, mà điển hình nhất là diễn ra ở một số nước như sau:
2.2.1 Tại Nam Phi
Nelson Mandela trở thành người anh hùng dân tộc của Nam Phi, con người vĩ đại của thế kỷ 20 vì ông là người đã đấu tranh lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc apartheid ở Nam Phi. Nhưng có lẽ hiện nay ít người có thể hình dung được sự man rợ của chính sách phân biệt chủng tộc ở cuối thế kỷ 20 bị cả thế giới lên án này. Nam phi là một trong những nơi từng xảy ra hành vi phân biệt chủng tộc rất nghiêm trọng. Chính sách phân biệt chủng tộc hay còn gọi là Apacthai (tiếng Hà Lan:
Apartheid) trước đây đã được tiến hành ở Nam Phi. Từ apartheid trong tiếng Hà Lan dùng ở châu Phi có nghĩa là sự riêng biệt, nó miêu tả sự phân chia chủng tộc giữa thiểu số người da trắng và phần đông dân số người da đen. Đảng Quốc gia Nam Phi đã tiến hành chính sách Apacthai như một phần trong chiến dịch tranh cử của họ cho cuộc bầu cử năm 1948.
Ban đầu, luật Apacthai sắp xếp người dân theo ba nhóm chủng tộc chính: người da trắng, người châu Phi da đen, và người da màu hay người có nguồn gốc lai. Về sau, người châu Á, Ấn Độ và Pakistan cũng được bổ sung thêm thành nhóm người thứ tư. Luật lệ Apacthai xác định quyền hạn, nghề nghiệp và nền giáo dục mà mỗi nhóm người được hưởng. Bộ luật ngăn cấm sự giao thiệp xã hội giữa các chủng tộc, cho
19 Trung Tâm Nghiên Cứu Quyền Con Người Thuộc Học Viện Chính Trị Quốc Gia HCM, Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, Nxb Học Viện Chính Trị Quốc Gia, 2002, tr339-346.
Việt Nam
quyền phân biệt các điều kiện cộng đồng và phủ nhận bất cứ sự đại diện nào của những người không thuộc nhóm người da trắng trong chính phủ quốc gia. Người nào công khai chống lại Apacthai sẽ bị coi là người cộng sản. Chính phủ đã ban bố những thiết chế an ninh khắc nghiệt khiến nhà nước Nam Phi trở thành một nhà nước cảnh sát.
Chính sách của Đảng Quốc Dân, chính đảng của thiểu số người da trắng nắm quyền ở Nam Phi từ 1948, chủ trương phân biệt chủng tộc và đối xử dã man với người da đen ở Nam Phi và các dân tộc Châu Á đến định cư, đặc biệt là người Ấn Độ. Nhà cầm
quyền Nam Phi ban bố trên 70 đạo luật phân biệt đối xử và tước bỏ quyền làm người của dân da đen và da màu, quyền bóc lột được ghi vào Hiến pháp.
Nam Phi có một hệ thống xác định chủng tộc rất điên rồ, trong đó họ có những biện pháp phân biệt “người Phi” hay “người Âu” rất quái gở. Chẳng hạn như nếu “hình lưỡi liềm” trên móng tay bạn ngả sang màu tím chứ không phải màu trắng, điều đó có nghĩa bạn là “người Phi”
Ngoài ra họ còn có một phép thử để xác định chủng tộc, đó là đặt một chiếc bút chì lên trên tóc. Nếu chiếc bút chì bị giữ lại, chứng tỏ bạn thuộc chủng tộc da đen tóc xoăn, còn nếu chiếc bút chì trượt xuống, bạn có thể được coi là người da trắng.20 Dưới những quy định quái gở này của chế độ apartheid, người Trung Quốc bị coi là
“da mầu” mặc dù họ có tóc thẳng, trong khi đó người Nhật Bản lại được coi là da trắng. Những người da đen muốn được xác định là “da mầu” cũng phải trải qua bài kiểm tra bút chì này, nếu chiếc bút chì rơi ra khi bạn lắc lắc đầu, bạn có thể trở thành người da mầu.
Hàng chục ngàn người đã thay đổi chủng tộc của mình theo cách này. Đôi khi việc thay đổi chủng tộc này không phải là tự nguyện, và nó dẫn tới bi kịch gia đình ly tán nếu một người được coi là không cùng chủng tộc với các thành viên khác trong gia đình. Trong thời kỳ đó, nhiều anh em, bố mẹ, con cái đã bị chia cắt chỉ vì có màu tóc khác nhau.
Nếu là người da trắng bạn sẽ có tất cả, là người trắng bạn sẽ được chăm sóc y tế tốt hơn, con cái bạn được phép tới trước, và bạn có thể sống bất cứ nơi nào mình muốn.
Trong khi đó, người da đen bị dồn vào các khu ổ chuột trong thành phố nếu họ có thể kiếm được việc làm ở đây. Nếu không có việc làm, những chiếc lều lụp xụp của họ sẽ bị xe ủi san bằng, và họ sẽ bị cưỡng chế trở về quê. Đó chính là cốt lõi của chính sách apartheid, hay còn gọi là “sự phân biệt”.
20 24gio.com, Sự tàn bạo của chế độ Apartheid ở Nam Phi, http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/su-tan-bao-cua-che- do-apartheid-o-nam-phi-c46a594510.html, [truy cập ngày 28/10/2014]
Việt Nam
Bên cạnh những khu ổ chuột bẩn thỉu, trơ trọi với những mái nhà lụp xụp chật chội, mà ở đó còn có những khu vực xanh tươi dành cho người da trắng với những con đường lát gạch và vỉa hè sạch sẽ, những ngôi nhà cùng mảnh vườn tươi tốt, những hồ bơi và sân tennis sang trọng. Những người da đen làm việc trong các cơ ngơi này chỉ được phép sống trong các “khu đầy tớ” ở cuối vườn, và giấy phép này phải được gắn vào cuốn “sổ thông hành” đầy tính kỳ thị chủng tộc. Nếu không có cuốn sổ này, họ sẽ phải rời khỏi khu dành cho người da trắng trước khi màn đêm buông xuống.
Xét bối cảnh trong nước, mô hình Apartheid giai đoạn 1948-1994 đã vấp phải những sai lầm nghiêm trọng. Những sai lầm trong chính sách phát triển kinh tế xã hội thời kỳ Apartheid là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến cải cách kinh tế sau năm 1994. Đó là:21
Thứ nhất, sai lầm trong phát triển kinh tế. Dưới chính sách Apartheid, nền kinh tế là do người da trắng thống trị. Người da đen bị phân biệt đối xử và bị kỳ thị trong tất cả các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước. Trong hai thập kỷ đầu tiên sau độc lập, kinh tế Nam Phi đạt được một số thành tựu đáng kể.
Vào thập kỷ 1960, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nam Phi đạt 5,7%/năm, tốc độ tăng việc làm là 3%/năm tương đương với mức tăng dân số. Tuy nhiên, từ thập kỷ 1970 trở đi, nền kinh tế Nam Phi bắt đầu chịu sự suy thoái nghiêm trọng, bất ổn định chính trị xã hội thường xuyên xảy ra và chính sách kinh tế hầu như cô lập với các nước láng giềng trong khu vực. Trong suốt thập kỷ 1980, tăng trưởng kinh tế của Nam Phi chỉ đạt mức 1,6%/năm và trong những năm cuối của chế độ Apacthai (1990-1993) tăng trưởng kinh tế đạt mức – 1,0%/năm. Trước thời điểm của công cuộc cải cách kinh tế năm 1994, kinh tế Nam Phi hoàn toàn bị tê liệt: cơ cấu kinh tế lạc hậu, đầu tư sản xuất giảm, độc quyền lớn, vay nợ nhiều, hàng rào thuế quan cao, lợi ích kinh tế chỉ tập trung vào tay một số người da trắng, nghèo khổ, bất bình đẳng và kỳ thị chủng tộc trở nên nghiêm trọng.
Thứ hai, về khía cạnh xã hội, nghèo khổ và bất bình đẳng ở Nam Phi trong chế độ Apartheid là đáng báo động. Chủ nghĩa tư bản Apartheid được thế giới đánh giá là chủ nghĩa tư bản đặc biệt ở Nam Phi. Apartheid không chỉ là sản phẩm của chủ nghĩa chủng tộc cuồng tín, mà nó còn theo đuổi mục đích bảo vệ cho tầng lớp trung lưu. Vì vậy, các hình thức kiểm soát xã hội được Apartheid áp dụng rất triệt để. Đất nước thiếu thốn hầu hết các quyền chính trị cơ bản, người da đen bị ngăn cấm thành lập các liên đoàn thương mại và phải ở trong các khu nhà tập trung ổ chuột nghèo nàn, bị kiểm soát ngặt nghèo trong các ngành khai mỏ, nông trại, nhà máy…ở Nam
21 Tin mới, Nam phi thời kì Apartheid: chế độ nhà nước và chính sách phát triển, http://www.tinmoi.vn/nam-phi-thoi-ki- apartheid-che-do-nha-nuoc-va-chinh-sach-phat-trien-011075352.html, [ truy cập ngày 28/10/2014]
Việt Nam
Phi. Các cơ chế đó đã khiến công nhân bị trả lương thấp hơn mức đủ tồn tại cuộc sống. Vào năm 1995 sau khi chính quyền mới đã thực hiện các chính sách cải cách, nghèo khổ ở Nam Phi vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện. Tỷ lệ nghèo khổ chiếm tới 49,9% dân số cả nước, trong đó nghèo khổ ở các vùng nông thôn chiếm 70,9%
và ở thành thị chiếm 25,8%.
Bất bình đẳng ở Nam Phi không chỉ là theo giai cấp và chủng tộc. Trong khi hầu hết người nghèo là người da đen nhưng không phải hoàn toàn người da đen đều xét ở diện nghèo. Trong giai đoạn 1975-1991, 20% số hộ gia đình người châu Phi da đen giàu có nhất đã tăng tài sản thực tế của họ lên trên 40%. Cùng thời điểm đó, 40% số hộ gia đình người da đen nghèo nhất cũng đồng thời giảm 40% tài sản của mình và thu nhập của 40% hộ gia đình người da trắng cũng giảm tương tự. Những con số trên cho thấy bất bình đẳng giai cấp và sắc tộc ở Nam Phi là di sản của chủ nghĩa chủng tộc và chủ nghĩa tư bản đã tồn tại lâu đời ở đất nước này, khó có thể giải quyết một sớm một chiều ở đất nước Nam Phi mới.
Thứ ba, xét về khía cạnh chính trị, các luật lệ Apartheid đã tạo ra phong trào phản kháng trong xã hội ngày càng gia tăng, dẫn đến sự sụp đổ chính trị của chế độ phân biệt chủng tộc hà khắc này. Trong giai đoạn 1985-1989, bạo lực chính trị nghiêm trọng đã xảy ra ở Nam Phi và hàng loạt các tổ chức chống Apartheid đã được xây dựng ở khắp đất nước Nam Phi. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự thanh trừng các phạm nhân chính trị một cách tàn nhẫn ở Nam Phi. Mỗi năm, có tới 40.000 người châu Phi bị đánh đập tra tấn tàn nhẫn vì bị quy vào tội làm phản. Nelson Mandela trở thành tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi kể từ khi đất nước này dành được độc lập và ngày 27/4/1994 hệ thống chính trị Nam Phi bắt đầu bước sang trang sử mới, đánh dấu sự chấm hết của chế độ phân biệt chủng tộc hà khắc Apartheid và mở ra thời kỳ dân chủ cho mọi người dân Nam Phi không phân biệt sắc tộc, màu da và ngôn ngữ.
Trước thực trạng đó, các nước tiến bộ trên thế giới đã lên án gay gắt chính sách Apacthai. Nhiều văn kiện của Liên hợp quốc coi Apacthai là "một tội ác chống nhân loại", vi phạm luật pháp quốc tế, Hiến chương của Liên hợp quốc, đe doạ nghiêm trọng hoà bình và an ninh của các nước. Năm 1976 Công ước quốc tế xoá bỏ và trừng trị tội ác Apacthai đã được 80 quốc gia ký kết. Từ 1986, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết chống Apacthai trong các hoạt động thể thao, kêu gọi các nước thành viên cắt quan hệ ngoại giao và áp dụng các biện pháp trừng phạt Nam Phi. Nhưng chính quyền Nam Phi luôn luôn được Hoa Kì và một số nước phương Tây bao che, thậm chí cung cấp cả vũ khí, bất chấp lệnh cấm vận vũ khí của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ban hành năm 1976.
Việt Nam
Do sự đấu tranh quyết liệt và kiên cường của người da đen ở Nam Phi, dưới sự lãnh đạo của Đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC), từ cuối thập kỉ 80 của thế kỉ 20, các chính sách hà khắc và phân biệt đối xử của chính quyền Prêtôria (Pretoria) được xóa bỏ dần dần. Ngày 7-12-1993, Hội đồng Hành pháp Lâm thời được thành lập, trong đó có Chủ tịch Đại hội dân tộc Nam Phi là Nenxơn Manđêla (Nelson Mandela), chấm dứt 340 năm độc quyền cai trị của thiểu số người da trắng ở nước này.
Hiện nay, mặc dù cơ sở pháp lý cho chủ nghĩa Apacthai không còn, nhưng sự bất bình đẳng về chính trị, kinh tế và xã hội giữa những người da trắng và người da đen ở Nam Phi trên thực tế vẫn tiếp tục tồn tại.
2.2.2 Séc Bi
Séc Bi cũng là một nước xảy ra hành vi phân biệt chủng tộc rất nghiêm trọng.
Tháng 7-1995, lực lượng Serbia tại Bosnia do tướng Ratko Mladic cầm đầu đã giết 8.000 nam giới và thiếu niên Hồi giáo Bosnia và chôn xác họ trong các hố chôn tập thể. 15 năm sau vụ thảm sát, thi thể của hàng nghìn nạn nhân đã được khai quật trong hơn 70 hố chôn tập thể quanh thị trấn Srebrenica. Khoảng 5.600 người đã được xác định nhân dạng qua ADN.22
Quốc hội Serbia mạnh mẽ lên án tội ác chống lại người Hồi giáo Bosnia ở Srebrenica tháng 7-1995, theo xác định của Tòa án công lý quốc tế đồng thời Quốc hội Serbia cũng nói lời xin lỗi đối với gia đình các nạn nhân vì đã không làm những gì có thể để ngăn chặn vụ thảm sát.
Ngoài ra, các hiện tượng phân biệt chủng tộc cũng đã và đang diễn ra ngay tại những nước có nền kinh tế rất phát triển và vẫn được thừa nhận có vai trò tiên phong trong vấn đề bảo vệ quyền con người. Điển hình như sự kỳ thị đối với người da đen ở Hoa Kỳ, việc phân biệt đối xử đối với thổ dân da đỏ ở châu Úc, hành động của các nhóm phát xít mới, của lực lượng “đầu trọc” ở Đức nhằm vào những người nhập cư, nhất là những người Châu á...vẫn đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ.
Vì vậy, trong cuộc đấu tranh bảo vệ các quyền cơ bản của con người nói chung và xoá bỏ tình trạng phân biệt chủng tộc nói riêng, ngoài nỗ lực của từng quốc gia, sự ra đời và phát triển của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực này cũng có vai trò rất quan trọng.