Thao tác lập luận bình luận trong văn nghị luận

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực tạo lập vản bản cho học sinh trong dạy học bài thao tác lập luận bình luận (SGK ngữ văn lớp 11) (Trang 24 - 28)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC

1.4. Bình luận, thao tác và thao tác lập luận bình luận trong văn nghị luận

1.4.2. Thao tác lập luận bình luận trong văn nghị luận

Để trình bày một vấn đề, nội dung nào đó, người viết phải lựa chọn các dẫn chứng cụ thể,các đơn vị ngôn ngữ để trình bày vấn đề. Quá trình dùng ngôn ngữ để diễn đạt ấy được gọi là lập luận. Khi tổ chức lập luận, người nói người viết phải căn cứ vào mục đích lập luận, để từ đó chọn được cách trình bày phù hợp. Việc chọn cách thức trình bày phải tuân theo các động tác kĩ thuật hay còn gọi là thao tác.

“Thao tác lập luận bình luận” là thuật ngữ được gọi theo đặc điểm hoạt động tâm lý của con người. Nghị luận là một hoạt động thường xuyên của con người, vì thế khi triển khai lập luận cho văn bản nghị luận sẽ chịu sự chi phối của hoạt động tâm lý con người. Trong văn nghị luận, ngoài giải thích, chứng minh, phân tích ý kiến, vấn đề nào đó, người viết còn phải dung ngôn ngữ đưa các lý lẽ dẫn chứng để bày tỏ quan điểm thái độ để người đọc, người nghe hiểu hoặc tán đồng với ý kiến của mình. Đó được gọi là lập luận bình luận.

Bình luận là thao tác không thể thiếu trong văn nghị luận. Đó là cách người viết, người nói dung lý lẽ, dẫn chứng để bàn bạc, đánh giá, phê bình, nhận xét, tỏ thái độ bản thân về một sự kiện, một vấn đề nào đó và qua đó đi đến những nhận định hoàn thiện,đúng đắn, sâu sắc về vấn đề đó. Đồng thời, thông qua việc bình luận, con người thể hiện được thái độ, tình cảm và tư duy của cá nhân đối với bản thân sự việc. Như vậy, bình luận đòi hỏi chúng ta vận dụng tối đa năng lực tư duy, chống lại thái độ xem xét, tư duy một chiều dễ dàng thoải mái với một số lập luận giản đơn.

Trong quá trình tạo lập văn bản, bình luận là thao tác được sử dụng với tần suất lớn nhất trong các thao tác ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta có thể bình luận sau khi đã phân tích, tổng hợp nội dung của vấn đề, người ta cũng có thể dung bình luận để chốt lại các vấn đề đã được phân tích, giải thích hoặc chứng minh. Vì thế, người nói, người nghe cần bình luận một cách thấu đáo, khách quan, công bằng và tránh tùy tiện.

19

Khi thực hiện thao tác bình luận, người viết, người nói cần tuân thủ các bước sau :

- Xác định đối tượng bình luận - Giới thiệu đối tượng bình luận - Đề xuất ý kiến bình luận

- Vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận và mở rộng vấn đề bình luận Đối tượng của bình luận vốn rộng lớn: Bình luận về một hiện tượng đời sống, một nhân vật lịch sử, một ý kiến hay một tác phẩm văn học, một bộ phim, một nhân vật..Vì vậy, muốn cho người đọc biết ta bình luận cái gì thì phải gọi tên đối tượng bình luận, trình bày hiện tượng, trích dẫn ý kiến, giới thiệu tác phẩm văn học hay nhân vật văn học..Khi bình luận, người bình luận cần phân tích đối tượng một cách cụ thể, nghĩa là phải hiểu được bản chất của đối tượng, chỉ ra được cái đúng - sai, tốt - xấu một cách khách quan, trung thực. Người bình luận cần nhìn nhận đối tượng từ nhiều mối quan hệ, giữa đối tượng bình luận với nhiều hiện tượng, sự vật khác để không có cái nhìn áp đặt và thiên lệch.Bình luận luôn là ý kiến chủ quan của người viết, người nói. Vì thế, nó phải thể hiện chính kiến riêng của người bình luận theo ba cách cụ thể sau:

Người viết đứng hẳn về một phía với vấn đề, hiện tượng bàn luận.

Nghĩa là lúc này, người viết (người nói) sẽ phải sử dụng lĩ lẽ, dẫn chứng thuyết phục người đọc (người nghe) điều mình tin là đúng, kiên quyết bác bỏ cái sai.Trong trường hợp vấn đề bàn luận có cả điều đúng và điều sai thì cần phải nêu ra và chứng minh những điều tích cực trong phần đúng, gọi ra và chứng minh và loại bỏ phần sai của mỗi phí để tìm được “tiếng nói chung”

trong sự đánh giá. Cuối cùng, nếu vấn đề chưa đúng hoặc không chính xác thì người viết phải bày tỏ được quan điểm của riêng mình, cách nhìn nhận đánh giá của bản thân đối với vấn đề. Việc lựa chọn một trong ba khả năng trên

20

xuất phát từ vốn tri thức, hiểu biết và trình độ, quan điểm, suy nghĩ, thái độ của người viết (người nói). Khi đã xác định được nội dung và sự đồng ý hay không đồng ý với vấn đề, người viết phải lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng và ngôn từ để trình bày sao cho bài lập luận có sức thuyết phục.

Muốn bình luận thành công, người viết phải thực sự am hiểu vấn đề, vận dụng các thao tác lập luận như phân tích, chứng minh, giải thích, so sánh..để trình bày ý kiến bàn luận của mình, có như thế vấn đề mới được sang tỏ và có sức thuyết phục. Một bài bình luận không có ý kiến rõ ràng, không có sự kết hợp tư duy logic và lí lẽ,quan điểm đúng - sai rõ ràng cũng như sự hiểu biết về vấn đề sẽ là một bài bình luận dở và không có giá trị. Vì vậy, muốn thực hiện thao tác lập luận bình luận “ có sức hút”, người bình luận cần trình bày trung thực, khách quan, rõ ràng vấn đề mà mình sẽ mang ra bàn luận cùng mọi người. Người bàn luận cần luôn bảo vệ quan điểm của mình, khéo léo thuyết phục người đọc, người nghe đặt niềm tin vào sự đánh giá của mình.

Tuy nhiên, trong quá trình cùng bàn luận, ý kiến của cá nhân chúng ta có thể sẽ được bác bỏ bằng những lí lẽ, quan điểm tiến bộ và thuyết phục hơn. Khi đó, cần có cái nhìn đúng đắn về vấn đề, tiếp nhận những ý kiến hay để hoàn thiện ý kiến bản thân, tránh thái độ cực đoan, bảo thủ.

Để bài bình luận thêm phần thuyết phục, hấp dẫn và triệt để hơn nữa, trong quá trình bàn luận, chúng ta cũng nên mở rộng vấn đề như bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước vấn đề vừa được nhận xét, đánh giá;bàn về những điều có thể rút ra khi liên hệ với hoàn cảnh sống, thời đại, lứa tuổi của mình và của những người đang tham gia bàn luận với mình;cũng có thể bàn về những ý nghĩa xa rộng hơn, sâu sắc hơn mà vấn đề được bình luận có thể gợi ra. Thao tác lập luận bình luận được sử dụng không phải để mọi người hiểu vấn đề hơn hay nhiều phải sử dụng thật nhiều dẫn chứng hấp dẫn, đáng tin cậy mà thao tác lập luận bình luận là sử dụng lý lẽ hợp lý, ngôn

21

từ trôi chảy, thuyết phục giàu tính chiến đấu kiên quyết bảo vệ chính kiến, quan điểm bản thân. Khi thuyết phục được người nghe, người đọc nghĩa là hoàn thành thao tác lập luận bình luận và bài bình luận hoàn toàn thành công.

Tiểu kết chương 1

Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi nhận thấy dạy học Làm văn nói chung và dạy học bài “ Thao tác lập luận bình luận”

trong SGK ngữ văn lớp 11 nói riêng theo hướng phát triển năng lực học sinh là rất cần thiết. Bởi nó phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nhân lực - điều mà một nước đang trên đà phát triển và hội nhập đang rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc dạy học bài “ Thao tác lập luận bình luận” (SGK lớp 11) với việc rèn luyện năng lực tạo lập văn bản đáp ứng mục tiêu dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học làm văn ở trường THPT hiện nay.

22 Chương 2

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực tạo lập vản bản cho học sinh trong dạy học bài thao tác lập luận bình luận (SGK ngữ văn lớp 11) (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)