Chương 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN KHI DẠY HỌC HỌC BÀI “THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN”
3.2. Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện năng lực tạo lập văn bản cho học
3.2.1. Hệ thống bài tập
3.2.1.1. Dạng bài tập nhận diện.
Đây là dạng bài tập đánh giá về khả năng ghi nhớ và nhận diện thông tin, hiểu, giải thích và suy diễn của học sinh. Đây là kiểu bài tập đánh giá việc nắm bắt kiến thức tối thiểu nhất của học sinh, nó thuộc dạng bài ở mức độ đơn giản.Để thực hiện thao tác lập luận bình luận, học sinh cần nhận diện được thao tác trong bài văn,củng cố lý thuyết cho năng lực. Bài tập nhận diện là bài tập giúp cho học sinh vững chắc về kiến thức.
Cụ thể,trong bài “ Thao tác lập luận bình luận”, để kiểm tra mức độ nhận biết đâu là thao tác lập luận bình luận, chúng tôi đưa ra những đoạn văn
39
khác nhau,có đoạn chứa thao tác lập luận bình luận và các em phải chỉ ra đâu là đoạn văn bình luận.Hoặc cho học sinh nhận diện cách làm bình luận trong đoạn văn. Thuật ngữ được sử dụng trong bài tập này là: (Hãy) định nghĩa, mô tả, nhận biết, gọi tên, phát biểu, chọn ra…
Chúng tôi xin đưa ra một số mẫu bài tập cơ bản : Bài tập 1 : Đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
1, “Kiên trì, nhẫn nại ià một trong những đức tính vô cùng quý báu của con người. Trong cuộc sống, từ việc nhỏ đến việc lớ con người luôn luôn phải đương đầu với khó khăn, thử thách chồng chất. Nếu nản lòng, thoái chí sẽ thất bại cay đắng. Muốn học tập tốt, muốn lầm ăn giỏi, thực hiện được mục đích, ước mơ, ai ai cũng cần. phải có một trong những phẩm chất là lòng kiên trì, nhẫn nại.
Quá trình học tập, lao động, chiến đâu là một quá trình khám phá và sáng tạo liên tục. Mỗi chúng ta phải có tinh thần bền bỉ phấn đấu, có niềm tin sáng chói “Có công mài sắt có ngày nên kim” mới gặt hái được kết quả tốt đẹp. Từ chuyện người thợ chuốt ngọc trong cổ tích đến gương sáng hiếu học, kiên nhẫn dùng bàn chân tập viết chiến thắng tật nguyền của Nguyễn Ngọc Ký chẳng đã làm ta cảm động đó sao? Hình ảnh nhà bác học Lương Định Của miệt mài trong phòng thí nghiệm, dãi nắng dầm mưa trên đồng ruộng hàng mấy chục năm trường để lai tạo cho đất nước ta nhiều giống lúa quý, là bài học về tài năng và lòng bền bỉ, nhẫn nại cho tuổi trẻ chủng ta noi theo.”
2, “Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết viết ,biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông .Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì luyện tập ,cố gắng học hành ,làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp .Người bình thường đã vậy ,với những người
40
như Nguyẽn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú. Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu dung đắn - chưa đủ ; phải có lòng kiên trì ,nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực .”
Học sinh đọc và trả lời các câu hỏi sau:
1) Trong hai đoạn văn trên, đoạn văn nào là đoạn văn bình luận? Vì sao ? 2) Đoạn văn bình luận đó viết về vấn đề gì? Tác giả bàn luận như thế nào?
3) Mục đích của đoạn văn bình luận đó là gì? Em rút ra điều gì từ đoạn văn đó?
Bài tập 2 : Cho đoạn văn sau :
“Hàng ngày, chúng ta giao tiếp với nhau thông qua từng lời ăn, tiếng nói. Với học sinh, việc nói năng sao cho phải, cho đúng phù hợp với đạo đức xã hội để khi đánh giá, nhìn nhận về giới trẻ học đường, ta có được cái nhìn tốt đẹp nhất. Sống trong môi trường xã hội với những phân hóa đa dạng về đạo đức, hàng ngày các bạn học sinh cũng như bao con nguời bình thường khác tiếp xúc, giao tiếp và gặp gỡ khá nhiều người. Song, khác với những lao động khác, lao động dưới hình thức học tập của học sinh diễn ra trong môi trường học đường, môi trường mang tính giáo dục cao. Được sống, được giáo dục từ nhỏ qua các cấp học, bậc học vì thế lời ăn tiếng nói cũng được nuôi dưỡng để ngày một hoàn thiện, đúng mực hơn. Đánh giá một con người, trước hết người ta dựa vào căn cứ ban đầu là lời ăn , tiếng nói của người
41
đó. Vậy lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch được đánh giá qua những chuẩn mực nào. Truớc hết, đó là những lời nói không bậy bạ, sai trái, không văng tục chửi bậy.Văn minh" là hội nhập theo cái mới, cái đúng đắn hiện có mà hàng ngày con người, xã hội đang từng bước hoàn thiện. Để lời ăn, tiếng nói thực sự là của một học sinh văn minh, thanh lịch thì chính bản thân học sinh đó trước tiên phải tự ý thức về suy nghĩ về lời nói của bản thân mình. Suy nghĩ dẫn dắt lời nói vì thế phải nghĩ sao cho đúng để xưng hô, nói năng cho phù hợp.Nếu như khi giao tiếp với thầy cô, giáo sẽ khác như khi giao tiếp với gia đình, bạn bè; mỗi giao tiếp sẽ có những chuẩn mực riêng.
Bằng nhận thức của bản thân cùng với lợi thế là hàng ngày sống, học tập trong môi trường, chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng những lời nói văn minh, thanh lịch hàng ngày”.
1) Đoạn văn trên có dùng thao tác lập luận bình luận không?
2) Căn cứ vào đâu để anh (chị) có thể kết luận có (hoặc không) ? Bài tập 3 : Cho đoạn văn :
“Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã mở ra một bước ngoặt lớn lao trong cuộc đời Chí Phèo. Thị Nở chẳng khác nào ánh trăng mát lành của đêm ấy. Tình thương của Thị Nở chang khác nào dòng sông lấp lánh dưới ánh trăng gợi biết bao tình. Điều đó đã thức dậy cái bản chất lương thiện trong Chí làm nó sống lại và thực sự sống lại trong kiếp sống con người. Tình thương quả là một thứ biệt dược, nó có thế khôi phục, chữa lành cả những vết thương bị nhiễm trùng nặng nhất. Đoạn văn viết về sự thức tỉnh của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở tràn đầy chất thơ. Thị Nở đã làm sống lại trong Chí sự tụ’ ý thức về mình. Chí Phèo sống lại với mong ước “một gia đình nhỏ”, “chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải quanh năm, hai đứa bỏ vốn nuôi con lọn”. Sau bao nhiêu năm, hôm nay Chí lại nghe “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá”
hay “tiếng những người đi chợ về hỏi nhau: Hôm nay vải mấy xu hả dì?”
42
Nhũng âm thanh ấy hôm nào chả có? Nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy bởi hôm nay Chí mới bừng tỉnh, mới thiết tha hướng về cuộc sống. Bát cháo hành Thị Nở đem đến làm Chí cảm động “Mắt ươn ưót nước” và “hắn cười thật hiền”. Rồi hắn muốn hướng về tương lai, một tương lai bình dị: mái ấm gia đình. Nước mắt, lại là nước mắt đàn ông, Nam Cao từng gọi đó là “lăng kính biến hình của vũ trụ”. Ta có cảm giác giọt nước mắt kia, nụ cười thật hiền trên môi Chí kia đã cuốn đi, đã xua tan quá khứ tối tăm, u ám của hắn. Có lẽ chính giọt nước mất và nụ cười ấy của Chí Phèo Thị Nở đã có khi thầm nghĩ:
“Có lúc hắn hiền như đất”. Rồi hắn nói với Thị Nở: “Cứ thế này mãi thì thích nhỉ... hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”. Hắn khát khao muốn trở về thế giói người lương thiện: “Trời ơi hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao, Thị Nở sẽ mở đường cho hắn".Chính những trang văn trên đã làm sáng bừng cho câu chuyện và sáng bừng lên quãng đòi trôi nổi, tăm tối của Chí Phèo. Chưa khi nào từng cử chỉ, hành động, câu nói của anh khiến ta cảm động như thế. Chúng thể hiện một điều rằng: lần đầu tiên trong đời Chí Phèo gặp được lí tưởng, mục đích sống của đời mình. Nó nằm ở nơi người đàn xấu xí cả xã hội chê bai, xa lánh. Ước mơ giản dị, mong manh của hắn có thế làm bất kì ai cũng phải giật mình nhìn lại những gì mình đang có đế nâng niu và thấy trân trọng nó hơn”
(Những bài văn hay lớp 11) 1) Đoạn văn trên sử dụng thao tác nào? Gạch chân những từ cho em biết điều đó?
2) Dấu hiệu nhận biết thao tác đó khác với các thao tác khác là gì?
3.2.1.2. Dạng bài tập hiểu :
Dạng bài này đánh giá năng lực học sinh ở mức độ cao hơn bài tập trước bởi nó không còn là sự nhận diện dạng bài đơn thuần mà là sự vận dụng kiến thức, những điều nhận diện đó vào bài tập thực hành. Đây là dạng bài cho thấy khả năng hiểu biết về các sự kiện và nguyên lý,giải thích tài liệu học tập nhưng
43
không nhất thiết phải liên hệ các tư liệu. Thuật ngữ sử dụng trong bài tập này : (Hãy) Phân biệt, chứng mình, mở rộng, khái quát, tóm lược, viết đoạn văn…
Khi dạy học bài “Thao tác lập luận bình luận”, bài tập đòi hỏi học sinh hiểu vững lý thuyết cách làm tạo lập bình luận. Chúng tôi xin giới thiệu một số bài tập thuộc dạng bài tập hiểu như sau :
Bài tập 1: Cho đoạn văn :
“Bạn yêu quý, bạn nghĩ hạnh phúc là gì? Hạnh phúc có phải là thứ mà bạn có thể cầm nắm được như một vật báu và bạn sẽ phải cất giấu thật kĩ nếu không bạn sẽ vô tình đánh rơi hoặc bị ai đó cướp mất? Hay hạnh phúc là một thứ lớn lao, xa vời tới mức bạn chỉ có thể ngắm nhìn mà không thể chiếm lĩnh? Không? Hạnh phúc đơn giản lắm! Đó là thứ bạn biết yêu thương ai đó, biết sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Hạnh phúc là khi bạn biết đặt tin yêu vào cuộc sống và đặt niềm tin vào chính mình. Hạnh phúc là khi bạn biết ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực… Điều quan trọng là bạn biết suy nghĩ theo hướng tích cực của nó. Bởi hạnh phúc là do ta cảm nhận.”
(Bùi Thị Hạnh,vietnamnet) 1) Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì?
2) Tác giả đã bàn luận vấn đề như thế nào?
3) Em có đồng ý với ý kiến của tác giả không? Hãy viết đoạn văn bình luận về hạnh phúc.
Bài tập 2:
GV cho HS nghe một đoạn bình luận về trận bóng đá trong hai phút.
Sau đó yêu cầu Hs bình luận lại theo cách của cá nhân.
Bài tập 3:
Em hãy viết một đoạn văn bình luận về câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” và một đoạn văn giải thích câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” để thấy được sự giống và khác nhau giữa thao tác bình luận và thao tác giải thích.
44 Bài tập 4:
Bình luận tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mạc Tử.
Bài tập 5 : Cho câu văn :
“ Tự học là con đường dẫn tới thành công”.
Từ câu văn mở đầu đó, anh chị hãy mở rộng một đoạn văn bình luận về vấn đề được nói tới trong câu mở đầu đó.
3.2.1.3 Dạng bài tập vận dụng thấp
Là dạng bài tập cho thấy khả năng vận dụng taì liệu đó vào các tình huống mới và cụ thể hoặc để giải các bài tập. Nó còn thể hiện khả năng phân tích sự liên hệ giữa các thành phần của một cấu trúc có tính tổ chức sao cho có thể hiểu được, nhận biết được các giả định ngầm hoặc các ngụy biện có lý.
“Từ khóa” cho dạng bài tập này là: (Hãy) xác định, khám phá, tạo ra, chỉ ra, suy luận…
Trong dạy học bài “Thao tác lập luận bình luận”, dạng bài này thường yêu cầu học sinh viết đoạn văn bình luận về nhân vật văn học hoặc vấn đề xã hội.Học sinh khi thực hiện thao tác lập luận bình luận đảm bảo yêu cầu cấu trúc, chủ đề đoạn văn. Dạng đề này giúp cho học sinh tập đưa thao tác lập luận bình luận vào trong đoạn văn.
Một số bài tập vận dụng : Bài tập 1 :
Từ hiểu biết của anh/chị về cuộc đời Hàn Mạc Tử, hãy bình luận nhân vật trữ tình trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của tác giả.
Bài tập 2:
Nêu quan điểm của anh/ chị về tình yêu tuổi học trò trong cuộc sống hiện nay trong đó có sử dụng thao tác bình luận.
Bài tập 3 :
Bình luận câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
45 Bài tập 4 :
Những hiểu biết nào về đặc điểm thơ Xuân Diệu đã giúp các anh/chị hiểu rõ hơn về thế giới hình tượng và cái nhìn của nhân vật trữ tình trong bốn câu thơ :
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;”
Bài tập 5:
Bình luận lời đề từ trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận.
Bài tập 6:
Cho câu văn: “ “Long thành cầm giả ca” là bộ phim giàu ý nghĩa nhân văn được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của đại thi hào Nguyễn Du”. Bằng sự hiểu biết của mình về tác giả,tác phẩm và bộ phim, em hãy viết bài bình luận về bộ phim theo hướng diễn dịch.
Bài tập 7:
Cho kết luận: “ Hạnh phúc thật giản đơn”, hãy xây dựng các luận cứ để tạo thành một lập luận bình luận.
3.2.1.4. Dạng bài tập vận dụng cao
Đây là dạng bài đánh giá mức độ năng lực cao,thể hiện năng lực sử dụng những kiến thức của sự việc này vận dụng cho những sự việc khác. Bài tập vận dụng cao cho thấy khả năng đặt các thành phần với nhau để tạo thành một tổng thể hay một hình mẫu mới,hoặc giải các bài toán bằng tư duy sáng tạo. Nó còn là bài tập thể hiện khả năng phê phán và thẩm định giá trị của tư liệu theo một mục đích nhất định. Động từ mô tả dạng bài tập này: (Hãy) biên tập lại, chỉnh sửa lại,viết lại.. hoặc (Hãy) đánh giá, bình luận, phê bình, đưa ra nhận định…
46
Với dạng bài tập này, khi thực hành trong bài “Thao tác lập luận bình luận” sẽ không dùng thao tác lập luận bình luận đơn lẻ mà còn kết hợp các thao tác khác như so sánh, giải thích, chứng minh… để bài văn nghị luận được hoàn thiện và đầy đủ,chính xác hơn.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài tập luyện tập cho dạng bài tập này:
Đề 1:
“Tôi đã đốt cháy cái mà tôi từng tôn thờ và tôi đang tôn thờ cái mà tôi từng đốt cháy” là câu nói của toàn quyền Varen trong tác phẩm “Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu”. Qua câu chuyện của Varen và Phan Bội Châu,em hiểu thế nào về câu nói trên?
Đề 2 :
Tìm một câu thơ triết lý trong bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu mà em thích nhất. Em suy nghĩ như thế nào về câu nói đó.
Đề 3 :
Cho đoạn văn:
“Cây xanh vốn được xem là di sản Huế, đã gắn bó mật thiết với người Huế như một bộ phận không thể tách rời cuộc sống của họ. Thế nhưng chỉ trong khoảng 10 năm trở lại đây, hình ảnh cây xanh đặc trưng của xứ Huế đang dần bị mất đi. thiết nghĩ, đã đến lúc các cơ quan làm nhiệm vụ quản lý hệ thống cây xanh đô thị và ban ngành chức năng có liên quan cần vào cuộc.Vẫn biết trở ngại lớn nhất hiện nay là quy hoạch lề đường hẹp không đủ không gian để cây phát triển và việc trồng cây xanh nơi đây không chỉ đơn thuần là chọn những loại cây đẹp, quý mà còn phải phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng. Song, nếu có sự phối hợp đồng bộ trong công tác bảo tồn, chặt tỉa, tu bổ... kết hợp tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh cho người dân, thì không khó để hoàn thiện và phát triển màu xanh tươi vốn có của Huế.”