Chương 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN KHI DẠY HỌC HỌC BÀI “THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN”
3.1. Định hướng về dạy học bài Thao tác lập luận bình luận
3.1.1 Xác định năng lực cần rèn luyện khi dạy học bài “Thao tác lập luận bình luận”
Như chúng tôi đã nêu ra ở trên, năng lực là được hình thành từ kiến thức,kĩ năng, thái độ.Khi dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, phải xác định những năng lực cụ thể cần hình thành khi dạy bài học đó.
Trong bài “Thao tác lập luận bình luận”, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh những năng lực chung và năng lực chuyên biệt nhất định.
Bài “Thao tác lập luận bình luận” sẽ phát huy ở học sinh năng lực chung là năng lực giải quyết vấn đề. Giải quyết vấn đề là quá trình tư duy phức tạp,gồm sự hiểu biết, đưa ra luận điểm,suy luận, đánh giá, giao tiếp,.. để đưa ra giải pháp khắc phục khó khăn, thử thách của vấn đề. Năng lực giải quyết vấn đề thể hiện khả năng cá nhân để tư duy, suy nghĩ về tình huống và tìm kiếm giải pháp cho tình huống.
Theo tài liệu hội thảo “Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát
31
hành có định nghĩa năng lực giải quyết vấn đề “ là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ,động cơ, xúc cảnh để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường”. [Tr 54-55].
Giáo viên dạy học bài “Thao tác lập luận bình luận” để phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh nghĩa là cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản nhất về bình luận để các em hình thành những kĩ năng, cách thức bình luận và bình luận với thái độ, tình cảm chuẩn mực trong từng vấn đề. Những kiến thức, kĩ năng ấy được sử dụng để giải quyết những tình huống ngoài cuộc sống, những vấn đề mà các em có thể thể hiện tiếng nói, quan điểm của bản thân.
Chẳng hạn, trong bài này, giáo viên sẽ cung cấp cho các em kiến thức về bình luận khác với chứng minh và giải thích. Như vậy, khi ở ngoài cuộc sống, các em gặp tình huống thể thao sẽ biết cách bình luận trận đấu để thấy cái hay của trận đấu, cách đá hay của hai đội chứ không phải là giải thích hay chứng minh.
Bên cạnh năng lực giải quyết vấn đề, dạy bài “Thao tác lập luận bình luận” còn giúp các em phát huy năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực giao tiếp của bản thân.
Khi thực hiện thao tác bình luận, các em sẽ phải lựa chọn ngôn ngữ, sắp xếp các câu phù hợp với bài bình luận. Và tham gia bình luận là các em đã tham gia vào quá trình giao tiếp, khi đó các em đã góp một phần tiếng nói cũng như giải pháp cho vấn đề được bàn luận tới.
“Dân tộc Việt Nam anh hùng là thế đó, đất nước chúng ta luôn có những con người mà khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau là thế đó. Dường như trong một khoảng thời gian quá dài chúng ta đã lãng quên về Hoàng Sa, Trường Sa.
32
Hoàng Sa là của Việt Nam. Trường Sa là của Việt Nam. Đó là lịch sử, đó là sự thật không thể nào chối cãi. Chúng ta có thể tự hào nói với cả thế giới về chủ quyền nhất quán trước sau như một của Việt Nam đối với Trường Sa, Hoàng Sa. Và tất nhiên chúng ta không cho phép những ai ngang nhiên dùng bản đồ hình "lưỡi bò" hòng thay đổi chủ quyền của Việt Nam.
Khi đoàn chúng tôi đặt chân đến đảo Trường Sa lớn, được nhìn lá cờ Việt Nam bay phấp phới trên ngọn đá chủ quyền, trái tim chúng tôi như nghẹn lại xen lẫn với nỗi tự hào. Cha ông ta đã đến đây, đã khai phá, đã đặt chủ quyền và đã ngã xuống vì mảnh đất này. Và thế hệ chúng ta hôm nay không cho phép mình được quyên điều đó. Hôm nay và mai sau chúng ta phải nhắc muôn đời về Hoàng Sa thiêng liêng, về Trường Sa thiêng liêng, về dải đất thuộc thịt của Việt Nam tại Biển Đông.Việt Nam ơi xin hãy nắm chặt tay.”
( Bùi Tú Trinh, Vietnamnet ) Trên đây là một đoạn bình luận của học sinh về tình yêu với biển đảo Tổ Quốc. Chúng ta nhận thấy lời bình sắc sảo, ngôn từ sử dụng phù hợp và đặc biệt là đoạn bình luận đã có sức lay động lòng người, thôi thúc mọi người cùng hành động để bảo vệ Tổ Quốc. Như vậy, học sinh này đã phát huy được năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực giao tiếp (cụ thể là giao tiếp với bạn đọc).
Bên cạnh năng lực chung, giáo viên khi dạy bài “ Thao tác lập luận bình luận” cũng cần chú ý tới việc phát triển một số năng lực chuyên biệt cho học sinh. Điển hình là việc rèn luyện cho học sinh năng lực tạo lập văn bản.
Năng lực tạo lập văn bản bao gồm các kĩ năng nói, kĩ năng viết và kĩ năng tạo lập được thể hiện ở ba cấp độ. Cấp độ thứ nhất, viết nói đúng - là rèn luyện cho học sinh viết, nói chuẩn, đúng chính tả, cấu trúc câu...Đây là mức độ đơn thuần mà học sinh cần đạt được.Cấp độ thứ hai, viết - nói sáng tạo là cấp độ cao hơn. Khi học xong bài thao tác lập luận bình luận, học sinh có thể
33
vận dụng viết bài bình luận theo hướng mới với những bài tập mới sáng tạo hơn nhưng vẫn đúng và đủ. Cấp độ thứ ba, là cấp độ trình bày. Đây là cấp độ cao nhất của kĩ năng tạo lập văn bản. Người viết cần chọn lựa,sắp xếp các ý sao cho phù hợp và tạo thành một hệ thống luận điểm logic, hợp lý. Cấp độ này đòi hỏi người viết- nói phải có trình độ, hiểu biết và linh hoạt.