Chương 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN KHI DẠY HỌC HỌC BÀI “THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN”
3.2. Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện năng lực tạo lập văn bản cho học
3.2.2. Quy trình rèn luyện năng lực tạo lập văn bản trong quá trình dạy học bài “Thao tác lập luận bình luận”
Giáo viên khi rèn luyện năng lực tạo lập văn bản cho học sinh thì cần chú trọng vào phần thực hành.Để tạo năng lực cần có một quy trình cụ thể.
Quy trình là một trình tự có tổ chức các hoạt động để hoàn thành cái gì đó.Và
48
quy trình rèn luyện năng lực tạo lập văn bản cho học sinh trong dạy học bài
“Thao tác lập luận bình luận” gồm có 3 bước : 1) Bước 1 : Quan sát mẫu.
Đây là những “bước đệm” đầu tiên giáo viên cho học sinh tìm hiểu làm quen với thao tác bình luận. Đó chính là việc giáo viên đưa ra ngữ liệu và phân tích ngữ liệu.Học sinh quan sát kĩ lưỡng.
Việc quan sát mẫu sẽ giúp cho học sinh nắm được những cách thức cơ bản của bình luận.Quan sát mẫu nhằm giúp học sinh biết được cách thức thu thập thông tin, xử lý thông tin, hình thành những kĩ năng bình luận.
Ví dụ, giáo viên đưa ra một đoạn bình luận : “Vô cảm là gì?Đó là ko có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở trong đó, con người ko có một tý cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là ko đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân của họ là được. Có một thực trạng đáng lo là căn bệnh vô cảm này dường như đang trở nên rất phổ biến và ngày càng nhanh chóng phát triển, nhất là đối với giới trẻ. Những người sống vô cảm, thường mang trong họ tâm niệm “Đèn nhà ai nấy sáng”, tức là họ ko muốn dính dáng đến những rắc rối, phiền toái có thể mang lại cho họ. Tất nhiên, ta ko thể phủ nhận mặt tích cực của thái độ vô cảm là sẽ mang lại cho những người sở hữu chúng một sự an toàn nhất định và tránh được những phiền toái lại cho họ. Nhưng song song với đó, những người sống vô cảm tức là đã gián tiếp làm mất đi tính “người”trong bản thân của họ, và họ đã tự tách mình ra khỏi cộng đồng, ra khỏi xã hội mà chui ró vào cái xó chỉ biết có mỗi họ mà thôi. Hằng ngày, trên các mặt báo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, ắt hẳn ta thấy ko ít những vụ việc đánh nhau của nữ sinh và xung quanh là các bạn học sinh khác nhìn theo cổ vũ và…quay phim, hay đơn giản hơn và cũng dễ dàng bắt gặp hơn là thái độ lạnh lùng, vô cảm của mọi người trên tuyến dường giao thông khi có một người phụ nữ bị ngã xe, thật hiếm để
49
thấy có một ai đó giúp người phụ nữ đứng dậy. Thật khó hiểu, những người đó đang nghĩ gì khi không hề có một hành động mang tính “người” nào khi gặp đồng loại đang gặp khó khăn. “Con người là động vật có tinh thần”, và cái tinh thần đó thể hiện ở tính cộng đồng, tính gắn kết lẫn nhau giữa những con người. Sự thờ ơ, lạnh lùng của những người sống vô cảm phải chăng đã khiến cho tính “người” trong họ đã dần biến mất đi, và thay vào đó là sự lớn dần của phần “con”. Bởi con vật thì làm gì có tình thương với đồng loại, thậm chí chúng có thể ăn thịt lẫn nhau để có thể sinh tồn cơ mà. Và những người sống vô cảm, họ luôn luôn ko quan tâm hoặc thích thú với những hoạt động, những sự kiện trong đại, những vấn đề quan trọng của cộng đồng, của xã hội, của đất nước. Họ đã tự tạo ra một cái hang để chui rúc vào đó, và tách biệt bản thân với xã hội. Tôi biết, có thể ở trong cái hang đó, họ sẽ được sống cho riêng mình, ko phải lo âu về những phiền toái của người khác nhưng rồi liệu khi họ cần một sự giúp đỡ nào đó, liệu có ai sẵn sàng chui rúc vào cái hang của riêng họ để giúp đỡ họ hay không, và liệu họ có thể sống cô độc trong cái hang do họ tạo ra suốt cả đời hay ko…Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, đừng để đến khi “cơn đại dịch” này lan rộng ra toàn xã hội thì lúc đó e là ta đã quá trễ, đừng để rồi đến một lúc nào đó, con người tiến hóa thêm một bậc nữa, mà khi đó phần “người” hoàn toàn biến mất trong họ.”
Giáo viên giúp học sinh phân tích ngữ liệu:
- Tìm ý chính : Vấn đề được bàn luận tới là vấn đề sống vô cảm
- Luận điểm 1:Tác giả giải thích sống vô cảm là gì? Đưa ra ý kiến bản thân : Không đồng tình với việc sống vô cảm.
- Luận điểm 2: Tác giả nêu ra biểu hiện của sống vô cảm
- Luận điểm 3: tác giả nêu tác hại của căn bệnh này để cho thấy quan điểm không đồng tình với lối sống này và thuyết phục người nghe đứng về phía mình. Tác giả đưa dẫn chứng, lý lẽ chứng minh cho luận điểm này
- Kết luận đưa ra lời kêu gọi.
50
Đây là một mẫu có thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh làm quen với thao tác lập luận bình luận.
Sau khi hướng dẫn học sinh quan sát mẫu, giáo viên cho học sinh thực hành bước hai :
2) Bước 2: Rút ra nội dung lí thuyết về cách làm.
Đây cũng là một quy trình quan trọng trong việc hình thành năng lực học sinh. Bước này giúp các em hình thành kiến thức lí thuyết về cách thức thực hiện thao tác. Khi rút ra nội dung lí thuyết bước làm là giáo viên đã dần hình thành trong đầu học sinh những kĩ năng cơ bản các em cần phải nắm vững để bước vào thực hành.
3) Bước 3: Thực hành theo mẫu
Với việc rút ra được nội dung lí thuyết bằng cách làm,các em tiến hành thực hành theo mẫu để nắm được bước làm.Việc luyện tập theo mẫu giúp cho các em học sinh có thể tập làm quen dần với thao tác,tiếp cận cách làm bài tập bình luận và ghi nhớ lí thuyết hơn. Khi tập viết đoạn văn nghị luận cần dựa vào dàn ý bài văn, luyện viết với từng luận điểm.Ban đầu,có thể luyện viết theo mô hình cơ bản: thứ nhất, chuyển luận điểm thành câu chủ đề.Thứ hai, phân tích các khía cạnh của luận điểm, từ đó viết các câu triển khai. Thứ ba, viết các câu có tính chất liên kết đoạn,sau khi đã thành thạo chuyển sang tập viết các đoạn biến thể.
Với bài tập thực hành “Thao tác lập luận bình luận”, học sinh khi thực hành theo mẫu có sẵn cần làm theo dàn ý giáo viên đã hướng dẫn tìm trước đó, sau đó viết thành từng đoạn văn cho từng luận điểm.
Bước này giúp học sinh phát huy năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo và đặc biệt trau dồi năng lực tạo lập văn bản cho học sinh.
4) Bước 4: Luyện tập có nâng cao.
51
Giáo viên cần cho học sinh luyện tập đi luyện tập lại như thế nhiền lần thành thạo. Và đến nay, các em không chỉ thành thạo độc lập mà còn thành thạo nhạy cảm trong dựng đoạn của bài văn nghị luận. Việc luyện tập có nâng cao làm cho năng lực của các em phát triển thêm bước nữa.Lúc này thì các em không chỉ giải quyết được những bài tập đơn giản, những bài tập theo mẫu mà hoàn toàn có thể giải quyết những bài tập phức tạp hơn, đòi hỏi sự sáng tạo lớn.
Việc quan sát mẫu và làm theo mẫu là giúp các em hình thành những kĩ năng cơ bản. Sau khi luyện tập nhiều lần đến thuần thục, phát triển được trong những tình huống mới nghĩa là học sinh đã phát huy được năng lực của mình.
Trên đây là quy trình cần có để rèn luyện năng lực tạo lập văn bản cho học sinh khi dạy học bài “Thao tác lập luận bình luận” để các em có thể làm quen với kiến thức mới, phát huy năng lực và ứng phó tốt với những tình huống bình luận trong cuộc sống.
52 KẾT LUẬN
Ở cấp độ khóa luận Đại học, chúng tôi mới chỉ đề cập tới một mảng rất nhỏ trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học một bài lý thuyết làm văn.
Tuy vậy nhưng nó cũng đã góp phần khẳng định sự cần thiết phải đổi mới cho dậy học làm văn nói chung.
Trong đề tài này, chúng tôi mạnh dạn đề xuất hướng dạy bài làm văn theo hướng phát triển năng lực mà cụ thể là rèn luyện năng lực tạo lập văn bản cho học sinh theo 3 bước chính. Trong đề tài, chúng tôi cũng có đóng góp một số bài tập xây dựng theo hệ thống đề mở đề các em học sinh có thể phát huy hết năng lực của mình đã có và rèn luyện những năng lực còn thiếu sót.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có bày tỏ môt số kiến nghị liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học mong góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả giảng dạy của bài “Thao tác lập luận bình luận” ngữ văn lớp 11 nói riêng và phần lí thuyết Làm văn nói chung. Chúng tôi hy vọng những kết quả ban đầu mà đề tài mang lại sẽ góp một phần tiếng nói vào vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Làm văn của nền giáo dục của nước ta hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu và đề xuất ý kiến, do hạn chế về thời gian và trình độ nghiên cứu, đề tài của chúng tôi không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi kính mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo để chúng tôi hoàn thiện đề tài này.
DANH MỤC TÀI LIỆU
1) Bộ Giáo dục và Đào tạo,(2014), Tài liệu Hội thảo xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2) Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2014),Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra,dánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông.
3) Lê A - Nguyễn Quang Ninh - Bùi Minh Toán,( 2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục.
4) Lê A - Nguyễn Trí, (1994),Làm văn, NXB Giáo dục.
5) Đỗ Việt Hùng, (2014), Dạy - học Tiếng Việt trong nhà trường theo hướng phát triển năng lực
http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/Ngonngu/tabid/100/newstab/400/Defau lt.aspx.
6) Lê Kim Long, Phạm Minh Trí, (2012), ứng dụng cách tiếp cận năng lực chung một phương pháp mới xác định danh mục năng lực cần thiết đối với chuyên viên ngân hàng, http: www.ntu.edu.vn
7) Phan Trọng Luân (tổng chủ biên), (2007),SGK Ngữ văn lớp 11, tập 2, NXB Giáo dục.
8) Phương Lựu (chủ biên), (2006), Lý luận văn học, NXB Giáo dục.
9) Hoàng Phê (chủ biên),( 1988), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học - Xã hội.
10) Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên),( 2009), Tâm lý học đại cương, nxb ĐHQGHN.
11) Đỗ Ngọc Thống,(2012), Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực.
12) Nguyễn Quang Tuyên -Trần Phúc Tưởng, (1987) ,Làm văn nghị luận như thế nào (tập 1), NXB Nghệ Tĩnh.
13) http : www.vvob.be/vn