Chương 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN
4.1 Phân tích khái quát nguồn vốn và huy động vốn của NHNo&PTNT Việt
4.1.1 Nguồn vốn
Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang trong giai đoạn 2011 - 2013
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 củaNHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
Chú thích: +VHĐ: Vốn huy động + VĐC: Vốn điều chuyển + NV: Nguồn vốn
Vốn huy động của Ngân hàng tăng đều qua mỗi năm, năm 2012 tăng 74.000 triệu đồng so với năm 2011 tức tăng 23,27%. Sang năm 2013 tiếp tục tăng với tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ tăng năm 2012, chỉ tăng 5,5 % với số tiền tương ứng là 21.600 triệu đồng. Tính đến tháng 6 năm 2014 thì tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng là 416.458 triệu đồng tăng 7,65% so với cùng kỳ năm ngoái điều này cho thấy Ngân hàng có nhiều chính sách cũng như nhiều chương trình hấp dẫn giúp thu hút nguồn vốn nhàn rồi trên địa bàn ngày càng hiệu quả. Nhờ đó nguồn vốn huy động của Ngân hàng đều tăng qua mỗi năm và có xu hướng tiếp tục tăng trong tương lai.
Tình hình vốn điều chuyển của Ngân hàng cũng tăng qua mỗi năm cụ thể năm 2011 là 228.104 triệu đồng tăng lên đạt 274.137 triệu đồng tức tăng 20,18%. Đến năm 2013 tăng thêm 15,08% tương đương tăng 41.336 triệu đồng đạt mức 315.473 triệu đồng. Vốn điều chuyển của Ngân hàng có xu hướng tăng trong 6 tháng đầu năm 2014 vốn điều chuyển của Ngân hàng tiếp
Năm 2012/2011 2013/2012
Chỉ
tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền %
VHĐ 318.000 392.000 413.600 74.000 23,27 21.600 5,51 VĐC 228.104 274.137 315.473 46.033 20,18 41.336 15,08 NV 546.104 666.137 729.073 120.033 21,98 62.936 9,45
30
tục tăng 3,83% so với 6 tháng đầu năm 2013. Vốn điều chuyển tăng qua mỗi năm cũng như vốn huy động cũng tăng qua mỗi năm và vốn huy động và vốn điều chuyển có tỷ trọng gần bằng nhau điều này cho thấy nhu cầu về vốn để cho vay của Ngân hàng khá cao vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu đó nên Ngân hàng cần đến nguồn vốn điều chuyển.
Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
Năm 6.2014/6.2013
Chỉ tiêu
6.2013 6.2014 Số tiền %
Vốn huy động 217.200 240.300 23.100 10,64
Vốn điều chuyển 169.664 176.158 6.494 3,83
Nguồn vốn 386.864 416.458 29.594 7,65
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, quý 2/2014 của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
Do vốn huy động và vốn điều chuyển của Ngân hàng đều tăng qua các năm nên tổng nguồn vốn của Ngân hàng cũng tăng lên. Cụ thể năm 2012 tăng 120.033 triệu đồng, năm 2013 tăng thêm 62.936 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng 29.594 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013.
4.1.2 Huy động vốn
Một trong những chức năng quan trọng của Ngân hàng là phân phối lại tài nguyên, luân chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tạm thời của các doanh nghiệp và các tổ chức dân cư để thúc đẩy quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá. Khi kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu vốn để đầu tư, mua sắm là rất lớn. Tuy nhiên, nguồn vốn tự có của Ngân hàng rất nhỏ không đủ để đáp ứng nhu cầu đó, vì vậy Ngân hàng phải huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài. Do đó trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nguồn vốn huy động không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính quyết định. Vì vốn huy động không những giúp cho Ngân Hàng hoạt động kinh doanh mà còn tạo ra nguồn vốn ổn định, phù hợp với chi phí thấp mặt khác đảm bảo yêu cầu về vốn đáp ứng cho tiến trình kinh doanh được liên tục góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.
NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang là chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh An Giang nên chủ yếu dựa vào nguồn vốn điều hoà từ Ngân hàng tỉnh và tự huy động vốn để cho vay. Do đó, NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đã nổ lực mở rộng, sử dụng nhiều biện pháp tích cực khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ
31
ĐVT: Triệu đồng dân cư, từ các tổ chức kinh tế với nhiều hình thức huy động khác nhau nhằm tạo ra được một nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được thuận lợi, đáp ứng sâu rộng cho các thành phần kinh tế. Chính vì thế đã làm cho nguồn vốn tăng dần qua các năm, cụ thể tình hình huy động vốn 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng 10,64% so với cùng kỳ năm 2013. Tình hình tăng giảm của từng khoản mục như sau:
Bảng 4.3 Kết quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, giai đoạn 2011 – 2013
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013 của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
Chú thích: + TGKKH: Tiền gửi không kỳ hạn + TGCKH: Tiền gửi có kỳ hạn + 12T: 12 tháng
+ VHĐ: Vốn huy động
- Tiền gửi không kỳ hạn: Qua bảng 4.3 và 4.4 ta thấy tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng nguồn vốn huy động và tăng liên tục qua các năm, năm 2012 là 55.000 triệu đồng tăng 6.500 triệu đồng so với năm 2011 với tỷ lệ tăng là 13,40%. Đến năm 2013 tiếp tục tăng thêm 27.200 triệu đồng với tỷ lệ tăng 49,46%. Nguyên nhân là do nhu cầu thanh toán ngày càng cao của các doanh nghiệp cũng như của các cá nhân, hệ thống thẻ cũng được phát triển như các dịch vụ thanh toán qua thẻ, dịch vụ thanh toán qua mạng, sự phát triển của hệ thống máy ATM,.. Do chính sách trả lương qua thẻ của các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước tạo điều kiện cho người lao động, công nhân viên chức Nhà nước tiếp cận với dịch vụ thẻ của Ngân hàng. Tình hình tiền gửi không kỳ hạn 6 tháng đầu năm 2014 tăng 10,11% (4.800 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2013. Mặc dù tỷ lệ tăng không bằng tỷ lệ tăng của năm 2013 một phần do tình hình biến động của lãi suất, nhưng nhờ có sự tăng trưởng của nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt, cùng với sự phát
Năm 2012/2011 2013/2012
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền %
TGKKH 48.500 55.000 82.200 6.500 13,40 27.200 49,46 TGCKH
dưới 12T 255.900 185.000 237.000 (70.900) (27,71) 52.000 28,11 TGCKH
trên 12T 13.600 152.000 94.400 138.400 1.017,65 (57.600) (37,90) Tổng
VHĐ 318.000 392.000 413.600 74.000 23,27 21.600 5,510
32
triển của công nghệ thông tin, mạng internet,.. đã làm gia tăng lượng tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng liên tục trong 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
Bảng 4.4 Kết quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013 củaNHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
Chú thích: +TGCKH: Tiền gửi có kỳ hạn
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: Đây là lượng tiền nhàn rỗi của dân chúng, các đơn vị kinh tế nhằm mục đích chính là hưởng phần lãi suất mà Ngân hàng trả cho khách hàng khi gửi tiền. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn so với các hình thức huy động khác. Trong năm 2011 là 255.900 triệu đồng chiếm 80,47%, năm 2012 đạt 185.000 triệu đồng chiếm 47,19% giảm 27,71% so với năm 2011. Lượng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng giảm khá nhiều trong năm 2012, giảm đến 70.900 triệu đồng là do từ đầu năm 2012 NHNN đã đưa ra mục tiêu giảm lãi suất huy động còn 9 – 10%/năm, đồng thời đưa ra lộ trình mỗi quý giảm 1%/năm.
Trong năm 2012 lãi suất tiền gửi dưới 12 tháng đã giảm xuống, trung bình lãi suất 8%-9%, việc lãi suất giảm mạnh đã ảnh hưởng đến nhu cầu gửi tiền của khách hàng bởi vì thông thường tiền gửi có kỳ hạn là từ các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng lý giải cho đều này là với ý định gửi tiết kiệm là họ đã nghĩ đến lợi nhuận hơn vì thế họ chọn tiết kiệm có kỳ hạn có lợi hơn cho mình, nhưng việc lãi suất giảm khiến họ sẽ chuyển sang đầu tư vào những kênh sinh lời khác. Đến năm 2013, lượng tiền gửi tăng lên 52.000 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 28,11% so với năm 2012. Và lượng tiền gửi này trong 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng so với cùng kỳ năm 2013 với tỷ lệ tăng là 17,42%
tương đương 23.000 triệu đồng. Việc lãi suất hạ liên tục gây ra những tác động nhất định đến tâm lý người gửi tiền nhưng vẫn chưa đủ để khiến họ từ bỏ kênh đầu tư sinh lợi có tính an toàn cao này. Người gửi tiền đã có một khoảng thời gian để chuẩn bị tâm lý cho việc giảm lãi suất, mặt khác các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán và vàng đang ở giai đoạn khó khăn và vẫn còn
Năm 6.2013/6.2014
Chỉ tiêu
6.2013 6.2014 Số tiền %
Tiền gửi không kỳ hạn 47.500 52.300 4.800 10,11 TGCKH dưới 12 tháng 132.000 155.000 23.000 17,42 TGCKH trên 12 tháng 37.700 33.000 (4.700) (12,47) Tổng vốn huy động 217.200 240.300 23.100 10,635
33
tiềm ẩn nhiều rủi ro nên họ muốn an tâm về nguồn vốn và gia tăng lợi nhuận một cách an toàn.
- Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng: Năm 2012 lượng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng của Ngân hàng tăng mạnh từ 13.600 triệu đồng năm 2011 tăng lên 152.000 triệu đồng năm 2012 tăng 1.017,65%. Lượng tiền gửi này chủ yếu là từ lượng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chuyển qua, như đã trình bày ở trên, lãi suất giảm mạnh trong năm 2012, tuy nhiên để thu hút vốn Ngân hàng áp dụng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng từ 11% - 12%/năm. Mức lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng có sự chênh lệch 3% so với mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý gửi tiền của người gửi, mặc dù không thể phủ nhận những ưu điểm của tiền gửi kỳ hạn ngắn (dưới 12 tháng), nhưng để thu được lợi nhuận cao nhất từ những đồng tiền nhàn rỗi, cùng với việc dự đoán xu hướng lãi suất trong tương lai sẽ thấp hơn, nên nhiều khách hàng gửi tiền đã chuyển sang kỳ hạn dài hạn (trên 12 tháng) để hưởng lãi suất cao. Nhưng đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 thì lượng tiền gửi có dấu hiệu giảm, tỷ lệ giảm lần lượt là 37,9% và 12,5%. Như đã nói ở trên tính linh hoạt của nguồn vốn kỳ hạn ngắn là một lợi thế không thể phủ nhận, nên tâm lý người gửi chuyển sang kỳ hạn ngắn hơn, nhằm tìm kiếm kênh đầu tư cao hơn hay chỉ đơn giản là chờ đợi việc lãi suất tăng trở lại.