Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG
5.1 Cung cấp đầy đủ thông tin cho nông dân
Sản xuất nông nghiệp luôn xảy ra tình trạng tự phát, làm theo phong trào như cây trồng, vật nuôi nào có lợi nhuận cao thì nhiều người nông dân cùng trồng loại cây, giống vật nuôi đó. Chính điều này đã làm cho cung lớn hơn cầu và tất yếu sẽ dẫn đến giá cả sản phẩm giảm gây thua lỗ cho người nông dân.
Nguyên nhân chính là do nông dân thiếu thông tin. Hiện nay, cách tiếp cận thông tin chính của nông dân là qua đài, báo, truyền hình, mạng lưới khuyến nông. Tuy nhiên, các thông tin này thường chỉ tập trung vào kỹ thuật sản xuất, trong khi đó câu hỏi đầu tiên đặt ra cho các nhà sản xuất phải là sản xuất cho ai, bao nhiêu? Sau đó mới là sản xuất như thế nào? Các thông tin bà con nông dân tiếp cận được rất chung chung về nhu cầu và giá các sản phẩm. Nhận được thông tin kiểu này, người nông dân sẽ ào ạt phát triển tự phát là điều không tránh khỏi. Giải pháp để khắc phục tình trạng này là thành lập Phòng chuyên nghiên cứu, tổng hợp để dự báo nhu cầu, giá cả sản phẩm thị trường trong và ngoài nước theo từng thời điểm cụ thể. Thông tin chi phí sản xuất, chế biến nông lâm thuỷ sản của nông dân và các doanh nghiệp kinh doanh. Các thông tin này phải được cập nhật liên tục và thường xuyên cung cấp cho nông dân.
Việc công khai thông tin sẽ giúp cho nông dân không bị ép giá. Từ đó việc đầu ra của người nông dân được đảm bảo hơn, nguồn vốn để trả nợ cho Ngân hàng được đảm bảo hơn.
Trên địa bàn huyện hiện có các tổ chức hợp tác xã của người nông dân, tuy nhiên công tác cập nhật thông tin của các hợp tác xã còn chậm và việc tiếp cận người nông dân còn chưa tốt. Mặt khác, tâm lý người nông dân còn mang tính chủ quan trong sản xuất. Do đó, các hợp tác xã trên địa bàn nên chủ động cung cấp thông tin cho người nông dân hơn là để người nông dân tự tìm thông tin.
5.2 NGÂN HÀNG LÀ CẦU NỐI GIỮA NHÀ NÔNG VÀ DOANH NGHIỆP, CÁC THƯƠNG LÁI
Trong những năm gần đây, tình trạng doanh nghiệp hoặc nông dân phá hợp đồng xảy ra thường xuyên. Khi giá cả thị trường xuống, doanh nghiệp bỏ nông dân; khi giá thị trường lên, nông dân giữ hàng không bán... Nguyên nhân
65
là do doanh nghiệp và nông dân có lợi ích ngược nhau. Nông dân luôn muốn bán đắt, doanh nghiệp luôn muốn mua rẻ. Hậu quả là nông dân luôn bị thiệt thòi, và nhiều khi dẫn đến sự thua lỗ của người nông dân. Khi nông dân thua lỗ thì công tác thu hồi nợ của Ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, cần có sự hợp tác chặt chẽ của nông dân và doanh nghiệp.
Để doanh nghiệp đi trao đổi, thống nhất với từng hộ nông dân là điều không thể. Vì vậy Ngân hàng nên là cầu nối giữa doanh nghiệp và các hộ sản xuất nông nghiệp, bằng cách cử ra ban đại diện để làm việc với doanh nghiệp.
Trước mỗi vụ thu hoạch, ban đại diện cùng với nông dân tính toán chi phí, giá thành sản xuất để làm việc với doanh nghiệp thu mua trên địa bàn. Bản thân doanh nghiệp cũng sẽ tính toán chi phí, giá thành để cùng thống nhất với nông dân, cùng phân chia lợi nhuận. Như vậy thứ nhất, người nông dân sẽ tránh được việc bị ép giá, thứ hai doanh nghiệp sẽ đảm bảo sản phẩm được giao đầy đủ và đúng chất lượng, thứ ba là Ngân hàng có thể giám sát việc thu mua để đảm bảo cho công tác thu hồi nợ được thuận lợi.
5.3 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN PHÒNG NGỪA RỦI RO Một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro trong công tác cho vay của Ngân hàng nói chung là sự thiếu thông tin một cách chính xác từ người vay, từ thị trường và từ dự án. Vì vậy, vấn đề thông tin và xử lý thông tin là vấn đề đặc biệt quan trọng trong hoạt động đầu tư để giảm bớt rủi ro, để tìm đến những khách hàng chắc chắn và có hiệu quả nhất. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả tín dụng thì Ngân hàng cũng cần phải nâng cao chất lượng của thông tin.
Ngân hàng cần thực hiện triệt để việc khai thác thông tin từ nhiều nguồn kết hợp, từ người vay, từ bạn hàng của người vay, từ trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN, từ cơ quan pháp luật từ các Ngân hàng bạn, tránh tình trạng thông tin không cân xứng.
Ngân hàng phải cử cán bộ có năng lực chuyên môn nghề nghiệp phụ trách theo dõi kiểm tra từng khách hàng, từng khoản vay. Thường xuyên nắm bắt thông tin về mọi mặt của khách hàng vay để có biện pháp xử lý kịp thời với các rủi ro có thể xảy ra từ phía khách hàng.
Ngân hàng cần hiện đại hoá công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng thông tin phòng ngừa rủi ro. Trang bị thêm nhiều máy móc thông tin, hệ thống vi tính nối mạng trong toàn ngành và nối mạng với các Ngân hàng bạn để có thể truy cập tìm kiếm thông tin một cách nhanh nhất.
Ngân hàng đã được trang bị được những thiết bị, máy móc hiện đại để phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng. Nhờ đó, hoạt động của Ngân hàng diễn ra nhanh hơn, nhưng do một số cán bộ vẫn chưa sử dụng thành thạo nên Ngân
66
hàng vẫn gặp phải những tình huống gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
5.4 THÀNH LẬP TỔ TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
Chi nhánh tuy nên phân biệt rõ chức năng cụ thể của các CBTD để quản lý và nghiên cứu sâu hơn đối tượng khách hàng của mình. Những cán bộ này ngoài trách nhiệm cho vay và giám sát món vay còn có trách nhiệm tư vấn cho khách hàng. Hoặc thành lập một tổ tư vấn khách hàng riêng biệt. Công việc này giúp cho hộ sản xuất mạnh dạn hơn khi tiếp xúc vốn vay Ngân hàng, sử dụng vốn vay sao cho có hiệu quả nhất, và có thể giải đáp những thắc mắc trước, trong quá trình vay vốn.
Những CBTD này được xếp vào một tổ chuyên trách gọi là tổ tư vấn khách hàng. Ngoài chế độ lương cơ bản và lương kinh doanh như cán bộ tín dụng khác yêu cầu cấp thêm một khoản lương nghiệp vụ chuyên trách và thường xuyên được đào tạo nâng cấp nghiệp vụ mới. Giải pháp này sẽ tăng thêm chi phí cho Ngân hàng trước mắt nhưng sẽ đem lại kết quả cao hơn trong tương lai.
Ngoài ra, còn có thể thành lập tổ tư vấn hỗ trợ sản xuất. Tổ tư vấn này có thể liên kết với các doanh nghiệp, thương lái để tư vấn cho khách hàng nơi bán các loại nguyên, vật liệu dùng cho sản xuất tốt với giá cả phải chăng, và nơi mua sản phẩm của họ với giá cao. Vì hiện nay, người nông dân thường bị các thương lái ép giá dẫn đến việc nông dân không có lợi nhuận thậm chí là thua lỗ.
Bên cạnh đó, Ngân hàng có thể liên kết hoặc thuê chuyên gia về lĩnh vực nông nghiệp thành lập tổ tư vấn kỹ thuật. Bởi vì, hiện nay đa số các hộ nông dân sản xuất với phương thức lạc hậu, chưa áp dụng được công nghệ kỹ thuật hiện đại, những cách thức sản xuất tiên tiến, nên việc sản xuất chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Việc thành lập tổ tư vấn kỹ thuật, có thể giúp người nông dân cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, và điều tất nhiên là họ có thể trả nợ cho Ngân hàng đúng thời hạn, như thế có thể giúp Ngân hàng hạn chế được rủi ro.
5.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC
5.5.1 Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng định kỳ hàng tháng, theo dõi tình hình tài sản thế chấp
Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng định kỳ hàng tháng, theo dõi tình hình tài sản thế chấp nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của khách hàng so với hợp đồng tín dụng đã ký
67
kết. Như sử dụng vốn sai mục đích, trả lãi không đúng hạn... Từ đó, CBTD kịp thời phát hiện rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng nợ quá hạn.
CBTD cần kiểm tra cẩn thận các yếu tố, không chỉ kiểm tra cho có lệ, đúng quy định mà phải thăm dò, tham khảo thị trường, môi trường xung quanh doanh nghiệp sản xuất, tài sản thế chấp.
CBTD cần thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả lãi, nợ gốc đúng hạn. CBTD nên gọi điện thoại nhắc trước khách hàng một thời gian để khách hàng kịp chuẩn bị đủ tiền trả cho Ngân hàng. Ngoài ra, kế ngày nộp tiền nên nhắc nhở khéo khách hàng đến vào giờ đã hẹn. Đây là biện pháp rất hữu hiệu đối với khách hàng do lu bu nhiều việc nên quên hoặc làm lung lay đối với khách hàng chây lỳ không chịu trả nợ.
Lực lượng thanh tra phải đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có quyền xử lý kịp thời nghiêm minh các sai phạm trong hoạt động của chi nhánh có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng cao. Đồng thời phải chịu trách nhiệm về những quyết định không đúng của mình.
Các khoản nợ khó đòi có khả năng thu hồi trong năm thì tiến hành xử lý ngay, kiên quyết thu hồi triệt để và xử lý đến nơi đến chốn.
Theo chỉ đạo của Ban giám đốc Ngân hàng, các CBTD đã thường xuyên kiểm tra, giám sát và có những biện pháp kịp thời để xử lý nên công tác thu hồi nợ và xử lý nợ của Ngân hàng luôn đạt hiệu quả cao nhất, cụ thể ta thấy là doanh số thu nợ của Ngân hàng luôn tăng qua các năm.
5.5.2 Sử dụng ảnh hưỏng của các phương tiện thông tin đại chúng để thu hồi nợ: Sử dụng ảnh hưởng của các phương tiện thông tin đại chúng để thu hồi nợ là việc đưa những vấn đề có liên quan đến khách hàng lên các phương tiện thông tin đại chúng cho mọi người cùng biết sau khi đã sử dụng nhiều biện pháp thu nợ khác nhau mà vẫn không có hiệu quả. Nếu sử dụng phương pháp này, Ngân hàng vừa có thể thu hồi được khoản nợ đọng lâu ngày đó vừa có thể lên tiếng cảnh báo trước đối với những khách hàng cũng có ý định trì hoãn, trốn nợ như vậy.
5.5.3 Nâng cao khả năng huy động
v Lãi suất hấp dẫn và có nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút lượng tiền gửi trong dân cư:
+ Có chương trình tặng quà sinh nhật cho khách hàng, như vậy vừa tạo sự thân thiết giữa Ngân hàng và khách hàng vừa là một phương tiện quảng cáo có hiệu quả
68
+ Chương trình lãi suất ưu tiên cho những khách hàng quen của Ngân hàng (những hàng có mối quan hệ lâu năm với Ngân hàng).
+ Chương trình rút thăm trúng thưởng 100%
+ Chương trình tích điểm đổi quà, chương trình tích điểm để trở thành khách hàng vip của Ngân hàng để hưởng những ưu đãi đặc biệt.
Ngân hàng đã áp dụng nhiều chương trình hấp dẫn và đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền. Ngoài ra Ngân hàng còn tặng quà cho khách hàng nhân ngày sinh nhật hoặc những ngày lễ lớn, đây là động lực để khách hàng tiếp tục tin tưởng và gửi tiền vào Ngân hàng.
v Đa dạng hóa các hình thức huy động như: bằng tiết kiệm bằng đồng Việt Nam được đảm bảo bằng vàng, tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm …
Thực hiện tuyên truyền quảng cáo các hình thức huy động vốn của Ngân hàng nhanh chóng đến khách hàng: tài trợ các chương trình từ thiện; quyên góp, tặng quà cho những hộ nghèo trong Huyện; mở các cuộc thi ;…
v Quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ về chuyên môn để có thể tư vấn cho khách hàng, tạo uy tín cho Ngân hàng, đồng thời không ngừng cải tiến phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tình và nhanh chóng cho khách hàng cảm nhận được sự tự tin và cần thiết khi đến Ngân hàng.
v Nâng cao cơ sở vật chất cho Ngân hàng như: tăng cường nâng cấp trang thiết bị, phương tiện làm việc tại phòng giao dịch để tạo niềm tin cho khách hàng, tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch. Hiện tại quầy giao dịch của Ngân hàng có chuẩn bị những tạp chí, báo cho những khách hàng đọc khi chờ đến lượt của mình, điều này gíup cho khách hàng thoải mái hơn khi giao dịch với Ngân hàng.
5.5.4 Từng bước chuẩn hoá cán bộ, đẩy mạnh công tác đào tạo, có danh sách đãi ngộ đối với cán bộ tín dụng
Vai trò con người trong công cuộc phát triển của nền kinh tế- xã hội nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng là không thể phủ nhận. Thực tế đã cho thấy rằng, nếu một Ngân hàng nào có đội ngũ cán bộ nhanh nhạy, sáng tạo trong công việc, có trách nhiệm tinh thần tập thể, vì lợi ích của Ngân hàng thì Ngân hàng đó chắc chắn có thể đứng vững và phát triển trước những sóng gió của kinh tế thị trường khắc nghiệt.
Phát động phong trào thi đua huy động vốn, thu hồi nợ tồn đọng, nợ xử ký rủi ro; khen thưởng thích đáng, kịp thời và có biện pháp chế tài đối với cán
69
bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, chủ quan trong công tác để dẫn đến nợ xấu, nợ tồn đọng tăng lên.
Thường xuyên chấn chỉnh phong cách giao dịch về ngôn phong, tác phong, thái độ phục vụ ở tất cả các bộ phận, nhất là đối với bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng.
Ngân hàng thường xuyên gửi các cán bộ đi học tập tại tỉnh. Cũng như việc khen thưởng những cá nhân nổi bật và phê bình những cá nhân chưa chấp hành đúng quy định trong những buổi hợp báo cáo cuối tháng. Việc này thúc đẩy năng suất làm việc của từng cán bộ lên rất nhiều.
5.5.5 Duy trì mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương Duy trì tốt mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, tăng cường huy động nguồn vốn có sự hỗ trợ tích cực của Huyện ủy, UBND huyện, Tòa án nhân dân huyện. Giữ mối quan hệ tốt với cơ quan pháp luật, tranh thủ sự hỗ trợ trong việc thu hồi nợ tồn đọng.
Nhờ sự hợp tác của các cấp chính quyền địa phương à Ngân hàng đã nhanh chóng xử lý những khoản nợ tồn đọng, cũng như hỗ trợ Ngân hàng thanh lý những hợp động tín dụng đã quá hạn.