Phân tích khái quát hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tri tôn tỉnh an giang (Trang 46 - 77)

Chương 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN

4.2 Phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm

4.2.1 Phân tích khái quát hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm

Trong công tác huy động vốn đã khó khăn, sử dụng làm sao cho hiệu quả đem lại lợi nhuận cho chi nhánh lại càng khó khăn hơn. Chính điều đó, đòi hỏi cán bộ tín dụng của chi nhánh phải có trình độ năng lực chuyên môn cao trong công tác tìm kiếm khách hàng để cho vay, thẩm định các phương án cho vay.

Bên cạnh việc tìm kiếm khách hàng mới, Ngân hàng phải giữ lại khách hàng truyền thống, phải có chính sách ưu đãi đối với họ. Bên cạnh việc gia tăng nguồn vốn huy động qua các năm thì hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh ngày càng được nâng cao, chi nhánh đáp ứng khá sâu rộng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế và dân cư. Hoạt động tín dụng được thể hiện cụ thể qua các con số trong biểu đồ và bảng đồ dưới đây:

34

Bảng 4.5 Kết quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2012/2011 2013/2012

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền %

DSCV 641.693 728.338 786.813 86.645 13,50 58.475 8,03 DSTN 570.805 635.006 737.349 64.201 11,25 102.343 16,12 Dư nợ 532.850 628.956 677.220 96.106 18,04 48.264 7,67 Nợ xấu 4.433 3.790 3.720 (643) (14,51) (70) (1,85) Nguồn: Báo cáo thống kê cho vay theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế của NHNo&PTNT

Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang năm 2011, 2012, 2013 Chú thích: + DSCV: Doanh số cho vay

+ DSTN: Doanh số thu nợ

Doanh số cho vay

Doanh số cho vay có sự biến động theo hướng mở rộng cho vay. Cụ thể, năm 2012 tăng 13,5% so với năm 2011 đạt 728.338 triệu đồng và năm 2013 tăng 8,03% so với năm 2012 đạt 786.813 triệu đồng. Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng 12,53% so với với 6 tháng đầu năm 2013, số tiền cho vay đạt 225.840 triệu đồng. Nguyên nhân do Ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn, do tình hình kinh tế trên địa bàn huyện có nhiều biến đổi, một bộ phận dân cư sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên họ có nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, một bộ phận người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên họ cần vay thêm vốn để đầu tư cho lĩnh vực kinh doanh mới.

Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ luôn tăng qua các năm. Năm 2012 tăng 11,25%, năm 2013 tăng 16,12%. Tính đến thắng 6 năm 2014 doanh số thu nợ của Ngân hàng đạt 235.942 triệu đồng tăng 43.662 triệu đồng (tăng 22,71%) so với 6 tháng đầu năm 2013. Điều này thể hiện công tác thu hồi nợ của Ngân hàng rất có hiệu quả. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ tăng trưởng cao như vậy là do hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có hiệu quả, cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

Dư nợ

Dư nợ cho vay tăng liên tục qua các năm. Năm 2011 là 532.850 triệu đồng, năm 2012 đạt 628.956 triệu đồng, tăng 18,04% so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục tăng 7,7% so với năm 2012 đạt 677.220 triệu đồng.

35

Bảng 4.6 Kết quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo thống kê cho vay theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang quý 2/2013 và quý 2/2014

Dư nợ tính đến quý 2 năm 2014 đạt 669.474 tăng 1,87% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân như đề cập ở trên, Ngân hàng đã mở rộng quy mô cho vay, doanh số cho vay tăng mạnh qua các năm cộng với việc doanh số thu nợ được thực hiện khá tốt cho nên dư nợ cũng tăng lên nhưng vẫn đảm bảo được tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Nợ xấu

Nợ xấu của Ngân hàng qua mỗi năm đều giảm so với năm trước. Cụ thể nợ xấu lần lượt trong 3 năm 2011, 2012, 2013 là: 4.433 triệu đồng, 3.790 triệu đồng, 3.720 triệu đồng. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã tích cực thu hồi nợ và kịp thời xử lý những món nợ xấu. Đặc biệt số nợ xấu của 6 tháng đầu năm 2014 tăng gấp hơn 2 lần nợ xấu của 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 là 4.166 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2014 là 9.765 triệu đồng. Như vậy nợ xấu của Ngân hàng tăng gần 135% (tăng 5.599 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do phần lớn các khoản cho vay của Ngân hàng là cho vay nông nghiệp, mà nông nghiệp lại chịu ảnh hưởng một phần bởi yếu tố khách quan: điều kiện thời tiết, dịch bệnh, giá cả đầu vào. Nhưng không thể phủ nhận những yếu tố chủ quan từ chính những người nông dân, sản xuất thường mang tính tự phát, không có kế hoạch, thấy cây nào có giá trị thì trồng cây đó, dẫn đến cung lớn hơn cầu, sản phẩm bị mất giá, người nông dân bị thua lỗ.

Năm 6.2013/6.2014

Chỉ tiêu

6.2013 6.2014 Số tiền %

Doanh số cho vay 200.688 225.840 25.152 12,53

Doanh số thu nợ 192.280 235.942 43.662 22,71

Dư nợ 657.216 669.474 12.258 1,87

Nợ xấu 4.166 9.765 5.599 134,40

36

ĐVT: Triệu đồng 4.2.2 Tình hình chung về hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014

Trong những năm vừa qua, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tri Tôn đã trở thành người bạn thân thiết của bà con nông dân, là kênh cung ứng vốn quan trọng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong địa bàn huyện.

Trong suốt thời gian hoạt động, Ngân hàng đã gắn chặt nhiệm vụ cho vay với sự tồn tại và phát triển của mình. Ngân hàng đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương và đặc biệt là kinh tế nông nghiệp, giảm dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn thông qua việc cấp tín dụng cho các hộ sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho bà con nông dân tiếp cận với nguồn vốn thuận lợi hơn, để họ sử dụng đồng vốn đó cho việc sản xuất cũng như tái sản xuất một cách kịp thời. Thể hiện rõ nét nhất thông qua công tác cho vay của Ngân hàng đó là:

Bảng 4.7 Kết quả hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang giai đoạn năm 2011 – 2013

Nguồn: Báo cáo thông kê cho vay theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế củaNHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang năm 2011, 2012, 2013

Chú thích: + DSCV: Doanh số cho vay + DSTN: Doanh số thu nợ

+ NX: Nợ xấu

Doanh số cho vay

Nhìn chung doanh số cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp ở địa bàn huyện Tri Tôn có sự tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 đạt 351.892 triệu đồng, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Sang năm 2012, doanh số cho vay này tăng lên 10,73% đạt 389.656 triệu đồng, tương đương tăng 37.764 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh số cho vay tăng lên là 423.406 triệu đồng, tăng 8,66% tương đương 33.750 triệu đồng. Doanh số cho vay nông nghiệp của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm

Năm 2012/2011 2013/2012

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền %

DSCV 351.892 389.656 423.406 37.764 10,73 33.750 8,66 DSTN 201.949 342.177 393.410 140.228 69,44 51.233 14,97 Dư nợ 335.297 382.776 412.772 47.479 14,16 29.996 7,84

NX 2.224 2.248 2.387 24 11,87 139 6,18

37

2014 tăng 9,03% so với 6 tháng năm 2013, tương đương với số tiền là 10.213 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng này là do sự tăng lên của diện tích đất nông nghiệp, vì thế nhu cầu về vốn đối với lĩnh vực này cũng tăng lên. Bà con nông dân sử dụng nguồn vốn này để trang trải chi phí giống, vật tư nông nghiệp, làm thủy lợi, mua sắm thiết bị máy móc,… Ngoài ra, Nhà nước khuyến khích nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nền sản xuất nông nghiệp ở địa phương với nhiều chủng loại và luôn đạt chất lượng.

Bảng 4.8 Kết quả hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo thông kê cho vay theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu

năm 2014

Doanh số thu nợ

Doanh số cho vay chủ yếu phản ánh số lượng và quy mô tín dụng chứ không phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn. Tiêu chuẩn để đánh hiệu quả sử dụng vốn đó là doanh số thu nợ, chỉ số này càng cao thì hiệu quả tín dụng càng cao. Doanh số thu nợ của Ngân hàng đạt 201.949 triệu đồng vào năm 2011, năm 2012 tăng lên là 342.177 triệu đồng, tăng 69,44% tương đương là 140.228 triệu đồng. Sang năm 2013, doanh số thu nợ tiếp tục tăng, đạt 393.410 triệu đồng, tăng 14,97% tương đương 51.233 triệu đồng. Mặc dù trong những năm qua chất lượng tín dụng của Ngân hàng đạt được hiệu quả khá tốt nhưng Ngân hàng cần phải giám sát thường xuyên việc sử dụng vốn để đảm bảo nguồn vốn của Ngân hàng được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả để có những biện pháp thu hồi nợ hợp lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng nông nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm 2014 tình hình thu nợ của Ngân hàng tăng 28,37% đạt 127.210 triệu đồng. Qua kết quả trên ta thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng có hiệu quả. Để có được kết quả trên Ngân hàng đã đưa ra các biện pháp kịp thời và hợp lý trong việc tập trung thu hồi những khoản nợ quá hạn giúp nguồn vốn của Ngân hàng được luân chuyển một cách ổn định và

Năm 6.2013/6.2014

Chỉ tiêu

6.2013 6.2014 Số tiền %

Doanh số cho vay 113.070 123.283 10.213 9,03

Doanh số thu nợ 99.098 127.210 28.112 28,37

Dư nợ 389.314 386.842 (2.472) (0,64)

Nợ xấu 2.854 4.815 1.961 68,71

38

hiệu quả. Ngoài ra, điều đó còn cho thấy sự cố gắng của cán bộ tín dụng từ việc thẩm định, giải ngân cho đến thu nợ.

Dư nợ

Năm 2011, dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp là 335.297 triệu đồng. Đến năm 2012, tăng lên đạt 382.776 triệu đồng, tăng 14,16%

tương đương 47.479 triệu đồng. Năm 2013 dư nợ tiếp tục tăng lên đến 412.772 triệu đồng, tăng 7,84% tương đương 29.996 triệu đồng. Nguyên nhân là do tình hình lãi suất giảm do chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn của Nhà nước, lãi suất biến động từ trên 20% năm 2011, xuống còn khoảng 15% năm 2012, vào khoảng đầu năm 2014 lãi suất cho vay đối với khu vực này là 6,5% - 8%/năm. Vì thế người dân tiếp tục và tăng mức vay lên để đầu tư vào giống, vật tư nông nghiệp, máy móc thiết bị để phục vụ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nửa đầu năm 2014, dư nợ tín dụng của Ngân hàng là 386.842 triệu đồng giảm nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2013 với tỷ lệ giảm là 0,64%, nguyên nhân là do Ngân hàng tăng cường kiểm tra và đôn đốc việc thu hồi nợ, trong khi việc cho vay tín dụng của Ngân hàng tăng nhưng không bằng doanh số thu nợ của Ngân hàng, điều này đã làm cho dư nợ của Ngân hàng giảm xuống.

Nợ xấu

Trong lĩnh vực kinh doanh nào cũng có rủi ro, cho nên trong hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó, và những rủi ro đó chính là nợ xấu. Nhìn tổng thể, ta thấy được tình hình nợ xấu đối với hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp của Ngân hàng diễn biến theo chiều hướng tăng qua các năm. Năm 2011, nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp là 2.224 triệu đồng. Sang năm 2012 tăng lên 2.248 triệu đồng, tăng 11,87%

tương đương 24 triệu đồng. Qua năm 2013, lại tiếp tục tăng lên đạt 2.387 triệu đồng, tăng 6,18% tương đương với số tiền là 139 triệu đồng. Đặc biệt nợ xấu tín dụng nông nghiệp của Ngân hàng có xu hướng tăng trong năm 2014 khi tình hình 6 tháng đầu năm 2014 tăng cao so với cùng kỳ năm 2013, đạt 4.815 triệu đồng tăng xấp xỉ 69%, tăng 1.961 triệu đồng. Nguyên nhân là do nông dân sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân, hoạt động sản xuất còn mang tính chất tự phát, thời vụ, giá cả đầu ra không ổn định, trong khi chi phí đầu vào lại cao. Mặt khác còn do những yếu tố khách quan như: thiên tai, dịch bệnh,…

39

4.2.3 Phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014

4.2.3.1 Kết quả tín dụng nông nghiệp ngắn hạn của hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014

Với ưu thế là Ngân hàng có uy tín nhất trong huyện cùng với xu hướng ngày càng phát triển kinh tế tại địa phương và các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Nhà nước. NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đã có một lượng khách hàng đông đảo. Do người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nên đối tượng cho vay của Ngân hàng chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thường có chu kỳ ngắn (nuôi heo, trồng lúa, hoa màu,…) và trung hạn (mua máy gặt đập liên hợp…). Do đó, tình hình tín dụng nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi chu kỳ trên.

Hiện nay, thì việc canh tác của người nông dân còn nhỏ lẻ, nên nhu cầu về nguồn vốn không cao, việc vay vốn với số tiền vay thấp và thời hạn ngắn, được đa số người nông dân xin vay vốn, một phần số tiền vay nên phần tài sản thế chấp không quá lớn, lãi suất không cao do Nhà nước khuyến khích phát triển nông nghiệp tạo điều kiện cho bà con nông dân canh tác, mặt khác do số tiền được trả theo định kỳ nhiều lần nên số tiền trả mỗi kỳ không quá lớn, làm cho bà con có tâm lý thoải mái hơn khi trả nợ. Cụ thể doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011 là 305.459 triệu đồng đến năm 2012 tăng thêm 29.752 triệu đồng tăng 9,74%. Đến năm 2013 tiếp tục tăng thêm 36.599 triệu đồng đạt 371.810 triệu đồng tức tăng 10,92%. Doanh số cho vay quý 2 năm 2014 đạt 110.908 triệu đồng, tăng 5,56%.

Trong tổng doanh số thu nợ, thì doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và tương đối ổn định qua các năm. Năm 2011, đạt 177.442 triệu đồng. Năm 2012, tăng thêm 122.723 triệu đồng đạt 300.165 triệu đồng tăng 69,16% so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng lên đạt mức 343.020 triệu đồng.

40

Bảng 4.9 Kết quả tín dụng nông nghiệp ngắn hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2013

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2011/2012 2013/2012

Chỉ

tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền %

DSCV 305.459 335.211 371.810 29.752 9,74 36.599 10,92 DSTN 177.442 300.165 343.020 122.723 69,16 42.855 14,28 Dư nợ 266.683 301.729 330.519 35.046 13,14 28.790 9,54 NQH 1.794 2.245 4.557 451 25,14 2.312 102,98 Nguồn: Báo cáo thông kê cho vay theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế củaNHNo&PTNT

Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang năm 2011, 2012, 2013 Chú thích: + DSCV: Doanh số cho vay

+ DSTN: Doanh số thu nợ + NQH: Nợ quá hạn

Doanh số thu nợ đạt 109.540 triệu đồng vào quý II năm 2014 tăng 31,44% so với quý II năm 2013. Các khoản vay phục vụ trong sản xuất nông nghiệp thường là ngắn hạn, đa số hộ nông dân dùng vốn vay để trang trải cho các chi phí sản xuất, sau khi thu hoạch xong họ thường đến Ngân hàng để trả nợ. Vì vậy, mà doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng tương đối ổn định qua các năm.

Dư nợ ngắn hạn năm 2011 là 266.683 triệu đồng, tăng thêm 35.046 triệu đồng vào năm 2012 đạt 301.729 triệu đồng, tăng 13,14% so với năm 2011.

Đến năm 2013, dư nợ tiếp tục tăng lên 330.519 triệu đồng, tăng 9,54% so với năm 2012 với số tiền là 28.790 triệu đồng. Nguyên nhân là do bị ảnh hưởng doanh số cho vay và doanh số thu nợ nên làm cho dư nợ thay đổi theo. Cụ thể, doanh số thu nợ trong ba năm 2011, 2012, 2013 đều thấp hơn doanh số cho vay, điều này làm gia tăng dư nợ của Ngân hàng. Mặt khác theo Nghị định số 41/NĐ/2010/NĐ-CP thì những cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp được vay tối đa đến 50 triệu đồng mà không cần phải đảm bảo bằng tài sản. Điều này giúp cho người nông dân thoáng hơn trong việc vay vốn và thêm vào đó việc NHNN chủ trương hạ lãi suất mỗi năm nên càng khuyến khích gia tăng vay vốn từ những hộ nông dân.

41

Bảng 4.10 Kết quả tín dụng nông nghiệp ngắn hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo thông kê cho vay theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế củaNHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu

năm 2014

Tính đến quý II năm 2014 dư nợ ngắn hạn của tín dụng nông nghiệp là 318.686 triệu giảm nhẹ so với quý II năm 2013 xấp xỉ 1% với số tiền là 3.151 triệu đồng. Nguyên nhân là doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng là 110.908 triệu đồng chỉ cao hơn doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng là 1.368 triệu đồng, điều này cho thấy một phần là nhờ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đạt hiệu quả.

Nợ quá hạn là nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn diễn biến theo chiều hướng tăng qua các năm. Năm 2011, nợ quá hạn ngắn hạn là 1.794 triệu đồng đến năm 2012 tăng thêm 451 triệu đồng đạt mức 2.245 triệu đồng, tăng 25,14% so với năm 2011.

Năm 2013 dư nợ tiếp tục tăng lên 4.557 triệu đồng, tăng 102,98% tức tăng 2.312 triệu đồng so với năm 2012. Nửa đầu năm 2014 nợ quá hạn của Ngân hàng tăng gần gấp hai lần nợ quá hạn của 6 tháng đầu năm 2013 đạt mức 10.529 triệu đồng, tăng 5.518 triệu đồng. Người nông dân vay vốn ngắn hạn chủ yếu phục vụ cho nhu cầu mua giống vật nuôi, cây trồng, các loại thuốc và thức ăn gia súc, khi mà giá cả của những sản phẩm đầu vào này gia tăng làm cho lượng chi phí bỏ ra của người nông dân tăng cao, trong khi đó, do việc sản xuất còn nhỏ lẻ, mang tính chất tự phát, chủ yếu sản xuất những sản phẩm có giá đầu ra cao đã vô hình chung làm cho lượng cung vượt quá cầu và điều tất yếu chính là giá cả sản phẩm đầu ra giảm xuống rất thấp, hoặc thậm chí không có nơi để tiêu thụ sản phẩm khi thu hoạch. Và dẫn đến tình trạng không trả được nợ cho Ngân hàng, làm gia tăng nợ quá hạn của Ngân hàng.

Năm 6.2014/6.2013

Chỉ tiêu

6.2013 6.2014 Số tiền %

Doanh số cho vay 105.065 110.908 5.843 5,56

Doanh số thu nợ 83.336 109.540 26.204 31,44

Dư nợ 321.837 318.686 (3.151) (0,98)

Nợ quá hạn 5.011 10.529 5.518 110,12

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tri tôn tỉnh an giang (Trang 46 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)