Xã hội hoá nguồn vốn cho công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn tại Đà Nẵng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 65 - 67)

II Thu gom trực tiếp bằng xe chuyên

3.3.1.Xã hội hoá nguồn vốn cho công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn tại Đà Nẵng

3. CHẤT THẢI Y TẾ.

3.3.1.Xã hội hoá nguồn vốn cho công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn tại Đà Nẵng

chất thải rắn tại Đà Nẵng

3.3.1.1. Mục đích của giải pháp:

Giảm gánh nặng cho ngân sách trong công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn.

3.3.1.2. Cơ sở giải pháp

+ Trong diều kiện kinh tế thế giới ngày một tăng trưởng, khoa học công nghệ có những bước tiến vượt bậc thì môi trường cũng ngày càng ô nhiễm trầm trọng, nó đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Do đó bảo vệ môi trường là vấn đề của toàn xã hội nhất là ở các đô thị lớn trên thế giới.

+ Hằng năm công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn đều do ngân sách chi trả, trong những năm gần đây nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người dân tăng, lượng rác phát sinh cũng theo đó mà tăng lên, nên ngân sách hằng năm giành cho công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn không đáp ứng nên chất lượng dịch vụ ngày càng không đảm bảo. Ngân sách Nhà nước không chỉ giành riêng đến công tác này mà còn nhiều dịch vụ công khác, nếu

Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 66

giành phần lớn ngân sách cho công tác này thì ngân sách giành cho các dịch vụ công khác sẽ bị hạn chế, trong khi đó các dịch vụ công đó lại có vai trò quan trọng đối với đất nước. Và do đó sẽ ảnh hưởng đến chát lượng cuộc sống, khả năng phát triển của đất nước.

+ Lượng vốn nhàn rỗi đang nằm trong tay một số bộ phận người dân còn lớn. Phải tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi này, giảm bớt ngân sách cho việc đầu tư cơ sở vật chất cho công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn.

+ Xã hội hoá tức là kêu gọi mọi người đóng góp sức người sức, việc đóng góp này sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm, vai trò của các doanh nghiệp, người dân trong việc bảo vệ môi trường sống, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác trong việc phát triển đất nước.

3.3.1.3.Giải pháp

+ Tiến hành tăng phí thu gom chất thải rắn.

Mức sống và nhu cầu của người dân thành phố không ngừng thay đổi cùng với sự thay đổi của nền kinh tế thành phố, lượng rác phát sinh hằng ngày cũng tăng lên. Trong khi đó mức phí thu gom chất thải rắn lại thấp so với kinh phí cần thiết chi cho việc quản lý chất thải rắn, điều này đã làm hạn chế chất lượng, phạm vi phục vụ của công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn trên địa bàn thành phố. Việc tăng phí thu gom chất thải rắn giảm một phần ngân sách của thành phố, tạo thêm một nguồn kinh phí để giải quyết việc thu-chi, cải thiện chất lượng, phạm vi phục vụ của dịch vụ.

Dựa trên cơ sở cân đối giữa nguồn thu từ ngân sách Trung ương và khoản chi hằng năm cho công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn, thu nhập của người dân, rồi dự tính đưa ra một mức phí cho phù hợp và trình lên UBND thành phố xem xét. Mức phí này phải phù hợp với điều kiện kinh tế của thành phố, sao cho khi tăng phí mà không ảnh hưởng đến đời sống của người dân thành phố.

Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 67

Nguồn vốn của các nước trên thế giới được vay với lãi suất ưu đãi sẽ giúp trang bị thêm những phương tiện thu gom, vận chuyển với công suất lớn, kỹ thuật xử lý, tái chế tiên tiến, phương pháp xử lý chất thải rắn khoa học không gây ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, phải không ngừng tăng cường hợp tác, quan hệ hữu nghị với các nước trên thế giới, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước này, trên cơ sở đó việc xây dựng nhà máy xử lý, tái chế chất thải rắn thành những sản phẩm có lợi.

Đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của các nước này trong việc chuyển giao những công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường, phương pháp sử lý khoa học trong khâu xử lý chất thải, phương thức chuyển giao này không mang tính lợi nhuận. Vì khi các doanh nghiệp tư nhân chuyển giao vì mục đích lợi nhuận nên việc kêu gọi chuyển giao không tiền là một vấn đề khó. Mặt khác, việc bảo vệ môi trường đô thị là vấn đề của toàn xã hội nên chỉ có sự chuyển giao của Nhà nước mới làm được điều này, việc chuyển giao này mới khả thi.

+ Kêu gọi tinh thần trách nhiệm của các Việt kiều, những nhà từ thiện trong và ngoài nước cùng nhau chung sức đem lại một môi trường đô thị trong lành.

+ Khẩn trương tiến hành áp dụng các hình thức phạt tiền đối với những hành vi cố ý gây ô nhiễm môi trường, vứt rác bừa bãi nơi công cộng một cách triệt để. Để làm được điều này, trước hết phải tăng cường thanh tra, kiểm soát trên các tuyến đường, các tổ chức kinh doanh; phối hợp UBND quận, huyện với tổ dân phố thành lập tổ thanh tra môi trường ngay trong khu dân cư, thôn xóm tự kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm theo mức phạt quy định.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 65 - 67)