Tình hình hoạt đông thu-chi trong công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn trong năm 2006.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 44 - 45)

II Thu gom trực tiếp bằng xe chuyên

3. CHẤT THẢI Y TẾ.

2.3.3. Tình hình hoạt đông thu-chi trong công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn trong năm 2006.

đối với chất thải rắn trong năm 2006.

Bảng 4: Ngân sách của công tác quản lí chất thải rắn

Tên chỉ tiêu ĐVT Năm 2006

I. Tổng thu tỷ đồng 41,565

1. Ngân sách(Đặt hàng VSMT) tỷ đồng 27,539 2. Tiền thu gom rác thải tỷ đồng 12,107

3. Khác tỷ đồng 1,919

II.Tổng chi tỷ đồng 53,051

1. Phương tiện, dụng cụ thu gom, vận chuyển, xử lí rác thải

tỷ đồng 38,779

2. Thu gom,vận chuyển tỷ đồng 6,971 3. Xử lí môi trường tại bãi rác tỷ đồng 6,249

4. Khác tỷ đồng 1,052

III. Thiếu hụt tỷ đồng 11,486

Nguồn: Sở Giao thông công chính Đà Nẵng.

Mặc dù cũng có nhiều nguồn thu nhưng nguồn thu chủ yếu vẫn là từ ngân sách Trung ương, ngân sách Trung ương dành cho thành phố trong công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn là ít so với những chi phí bỏ ra để giải quyết lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố hằng ngày.

Nguyên nhân của sự thiếu hụt ngân sách của công ty Môi trường đô thị trong công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn.

 Mức thu tiền quản lý chất thải rắn tại khu vực đô thị của thành phố Đà Nẵng còn quá thấp nên ngân sách của thành phố hàng năm phải bù lỗ trên 21,65% chi phí thường xuyên cho Công ty quản lý chất thải rắn ( chưa tính

Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 45

kinh phí xây dựng các nhà máy xử lý và bãi chôn lấp chất thải của thành phố).

 Thiếu các công cụ kinh tế trong việc quản lý chất thải rắn. Hiện nay mới chỉ áp dụng công cụ lệ phí hành chính đối với những hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường ở khu vực là các doanh nghiệp sản xuất, còn đối với người dân thì việc phát hiện những hành vi vi phạm là rất khó nên lượng phí thu được từ công cụ này đối với đối tượng là người dân hầu như không có. Nếu chỉ áp dụng riêng lẻ công cụ này thì không mang tính chất bắt buộc nên khi xử phạt xong thì mọi việc lại như cũ.

 Vẫn còn một bộ phận ý thức của người dân, cơ sở sản xuất công nghiệp còn kém trong việc chi trả chi phí quản lý chất thải rắn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)