Lập kế hoạch kinh doanh than là quá trình thiết lập các mục tiêu kinh doanh và
xác phương án thực hiện hoạt động kinh doanh than nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
* Các loại kế hoạch kinh doanh than thường bao gồm:
Các chỉ tiêu kinh doanh than sẽ được trình bày một cách hệ thống trong các kế hoạch kinh doanh than của doanh nghiệp. Các kế hoạch và các chỉ tiêu cụ thể được lập ra và tính toán theo các tiêu thức khác nhau:
Thứ nhất: Theo cấp quản lý, kế hoạch kinh doanh than có thể được chia thành:
Kế hoạch kinh doanh than của doanh nghiệp; Kế hoạch kinh doanh của bộ phận; Kế hoạch kinh doanh theo từng loại than.
Thứ hai: Theo khu vực địa lý, kế hoạch kinh doanh than được chia thành: Kế hoạch xuất khẩu; Kế hoạch bán nội địa.
15
Thứ ba: Theo thời gian, kế hoạch kinh doanh than được chia thành: Kế hoạch hàng năm; Kế hoạch hàng quý; Kế hoạch hàng tháng.
Trong các kế hoạch trên thì kế hoạch kinh doanh than hàng năm là quan trọng nhất.
*Mục tiêu kinh doanh than
Các mục tiêu kinh doanh than của doanh nghiệp có thể được chia thành: mục tiêu chung của doanh nghiệp, mục tiêu kinh doanh than của các khu vực, vùng, bộ phận,
… mục tiêu sản lượng khai thác, sản lượng tiêu thụ, mục tiêu doanh thu, mục tiêu lợi nhuận, chi phí...
Các mục tiêu này bao gồm mục tiêu định tính hay định lượng. Các mục tiêu định tính thường là phương hướng phấn đấu, được xác định trước làm cơ sở để xây dựng các mục tiêu định lượng. Các mục tiêu định lượng là cụ thể hoá các mục tiêu định tính vào các kế hoạch của doanh nghiệp. Các mục tiêu này thường được gọi là các chỉ tiêu. Các chỉ tiêu bao gồm: khối lượng khai thác, khối lượng tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ, chi phí, lãi gộp, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận ròng, dự trữ tồn kho, vòng quay của vốn.
*Quy trình lập kế hoạch
Quy trình lập kế hoạch hàng năm thường bao gồm 03 bước gồm:
Bước 1: Phân tích môi trường kinh doanh và dự báo bán hàng
Đây là rất cần thiết để đảm bảo kế hoạch có tính khả thi, sát với thực tiễn của doanh nghiệp. Phân tích môi trường kinh doanh trên cơ sở những thông tin thu thập về môi trường kinh doanh, thị trường, dự báo nhu cầu tiêu thụ khả năng tiêu thụ; Phân tích,
đánh giá cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.
Dự báo sản lượng khai thác và dự báo sản lượng tiêu thụ có thể là dự báo ngắn hạn hay dài hạn. Dự báo này rất quan trọng nhưng vô cùng khó khăn, chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố khó xác định chính xác nên cần xem xét kĩ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác và hoạt động tiêu thụ để từ đó có những tính toán cụ thể, hạn chế rủi ro.
Tham ra vào công tác dự báo này có thể là những người thợ bậc cao có kinh nghiệm, các quản trị viên và giám đốc sản xuất, giám đốc tiêu thụ,… ở các doanh
16
nghiệp lớn, dự báo bán hàng có thể do một bộ phận độc lập của doanh nghiệp thực hiện, bộ phận kinh doanh chỉ tiếp nhận dự báo kế hoạch để triển khai thực hiện.
Nguồn thông tin phục vụ cho dự báo thường được sử dụng là kinh nghiệm, hiểu biết chuyên sâu của lực lượng sản xuất, các thông tin thứ cấp được lưu trữ (kế hoạch và tình hình, kết quả thực hiện các kỳ trước...) các kết quả nghiên cứu thị trường theo các chương trình riêng biệt.
Dự báo có thể theo các phương pháp như: phương pháp chuyên gia, điều tra thăm dò, dự báo theo nguyên nhân tác động, thống kê kinh nghiệm
Bước 2: Xác định mục tiêu kinh doanh than
Trong bước này, cán bộ lập kế hoạch sẽ xây dựng mục tiêu và các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho hoạt động kinh doanh như:
- Mục tiêu gia tăng doanh thu, lợi nhuận: các chỉ tiêu đánh giá cụ thể bao gồm: Số lượng sản phẩm tiêu thụ từng loại sản phẩm tăng thêm; Doanh thu tăng thêm dự kiến từng loại sản phẩm; Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu từng loại sản phẩm;
- Mục tiêu phát triển khách hàng: mục tiêu này thể hiện qua các chỉ tiêu về số lượng khách hàng mới tăng thêm; Tỷ lệ gia tăng khách hàng lớn; tỷ lệ gia tăng khách hàng mới
Bước 3: Xác định phương án thực hiện kế hoạch
Trên cơ sở mục tiêu kế hoạch kinh doanh than doanh nghiệp đề xuất những hành động cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Có thể là:
* Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng bằng việc:
- Gia tăng các kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại - Gia tăng đối tượng khách hàng thông qua các Hội, các Hiệp hội - Duy trì khách hàng truyền thống, phát triển khách hàng mới
* Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm:
- Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong khai thác, sản xuất than tại doanh nghiệp
- Tăng cường đầu tư phần mềm quản lý cho doanh nghiệp
* Các nguồn lực thực hiện giải pháp: cơ sở để thực hiện các giải pháp trong 17
thực tiễn nhằm phát huy hiệu quả đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra.
- Về nhân lực: có trình độ chuyên môn, kĩ năng làm việc, phẩm chất đạo đức tốt
…
- Về tài chính: Nguồn vốn phục vụ sản xuất; Nguồn vốn phục vụ cho công tác marketing, truyền thông nhằm thu hút khách hàng; Nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất (nếu có),…
- Về cơ sở vật chất: được trang bị đầy đủ máy móc, phần mềm phục vụ công tác quản lý