a) Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh than
Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh than là việc tổ chức phân công nhiệm vụ của từng phòng ban, từng cán bộ nhân viên trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh than để nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh than thường bao gồm: Ban lãnh đạo doanh nghiệp; Trưởng/phó bộ phận sản xuất, bộ phận kinh doanh và các bộ phận hỗ trợ khác.
Theo đó:
- Ban lãnh đạo công ty: Chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động trong công ty trong đó bao gồm hoạt động kinh doanh than; Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các phòng ban có liên quan trong quá trình thực hiện, phê duyệt kế hoạch kinh doanh than và kiểm tra, giám sát hoạt động này.
- Bộ phận sản xuất và bộ phận kinh doanh là bộ phận trực tiếp thực hiện xuyên suốt trong cả quá trình kể từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức thực hiện điều tra và theo dõi đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh than của doanh nghiệp. Do vậy, nội dung công việc chính của bộ phận này bao gồm: Lập kế hoạch kinh doanh; Tổ chức hoạt động kinh doanh, giám sát quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh than của doanh nghiệp.
- Bộ phận hỗ trợ là bộ phận thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho bộ phận trực tiếp - bộ phận sản xuất-kinh doanh như tiếp nhận, phân bổ kinh phí và quyết toán kinh phí, lưu
trữ thông tin, hồ sơ, chứng từ có liên quan.
b) Đào tạo và phát triển nhân sự 18
Mục tiêu đào tạo nhân lực thường là giúp nhân sự có đầy đủ kiến thức và kĩ năng cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Việc đào tạo phát triển nhân sự bao gồm cả nhân sự cấp cao là những người quản lý cấp cao của doanh nghiệp như Giám đốc và phó giám đốc; nhân sự quản lý cấp trung – là các trưởng/phó bộ phận, phòng ban chuyên môn;
nhân sự cấp dưới – là những nhân viên, chuyên viên làm việc tại các bộ phận, phòng ban chuyên môn.
Nội dung đạo tạo nhân sự thường bao gồm kiến thức về pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của công ty; nội quy, quy chế Tập đoàn; của công ty, kiến thức về sản phẩm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình; kĩ năng giải quyết vấn đề,…
Hình thức đào tạo có thể là đào tạo trực tiếp hoặc gián tiếp; đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn. Tuy theo điều kiện và tính chất công việc để lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp.
c) Đôn đốc và tạo động lực cho cán bộ nhân viên
Đôn đốc là các hoạt động của người quản lý góp phần làm cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh than nói riêng được tiến triển mạnh nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Đối tượng tạo động lực chính là cán bộ nhân viên và người lao động đang tham gia trực tiếp vào hoạt động khai thác, sản xuất và kinh doanh than của công ty trong thời gian tới.
Công cụ tạo động lực cho cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp thường là bao gồm cá công cụ tài chính và phi tài chính. Trong đó, công cụ tài chính chính là chế độ lương, thưởng doanh số, phụ cấp, hỗ trợ cho nhân viên, người lao động để thúc đẩy họ tích cực hơn trong hoạt động chuyên môn của mình. Công cụ phi tài chính là chế độ nghỉ mát cho đội ngũ nhân viên và người lao động, chế độ chăm sóc sức khỏe định kì,…
d) Sự phối hợp giữa các cá nhân và giữa các bộ phận, phòng ban Phối hợp là quá trình kết nối các hoạt động, hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau của các
19
bộ phận, phòng ban và các nhân viên, người lao động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Sự phối hợp diễn ra trong suốt quá trình quản lý, từ xây dựng kế hoạch, đến việc tổ chức, chỉ đạo điều hành và kiểm tra kết quả.
Sự phối hợp giữa các cá nhân, bộ phận thường được thực hiện thông qua các công cụ như kế hoạch làm việc của cá nhân, của bộ phận; hệ thống thông tin quản lý, các chỉ số đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ nhân viên trong công ty.
e) Thực hiện hoạt động khai thác, sản xuất và kinh doanh than
Việc khai thác, sản xuất và kinh doanh than là cả một quá trình thực hiện với nhiều khâu nhiều công đoạn liên tục từ khâu đào lò, đào than, xúc than rồi vận chuyển đưa vào dây chuyền sàng tuyển rồi nhập kho chờ tiêu thụ. Mỗi công đoạn, mỗi khâu đều đòi hỏi mỗi người thợ, người công nhân phải thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ nhằm đảm bảo chất lượng than và đảm bảo an toàn lao động cho chính bản thân mỗi người thợ đang làm việc trong các hầm lò. Trong quá trình khai thác, sản xuất than có những khâu, những công đoạn đã được ứng dụng máy móc hiện đại như khâu vận chuyển than nhưng cũng có những công đoạn hiện vẫn phải thực hiện thủ công hoặc bán thủ công đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng của mỗi người thợ như khâu đào lò…
g) Giải quyết xung đột
Xung đột có thể hiểu là sự khác nhau về nhu cầu, giá trị và lợi ích giữa những cá nhân hoặc giữa các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp. Xung đột có thể giúp doanh nghiệp phát triển nếu doanh nghiệp có khả năng kiểm soát và giải quyết nó để nó trở thành động lực của sự phát triển nhưng ngược lại nếu doanh nghiệp vượt quá khả năng kiểm soát của doanh nghiệp thì nó sẽ tác động tiêu cực đến doanh nghiệp.
Xung đột có thể xảy ra giữa những người lao động, nhân viên với nhau; giữa nhân viên với cán bộ quản lý; giữa các phòng ban chức năng trong doanh nghiệp;... thậm chí cũng có thể là xung đột giữa khách hàng và người bán hàng hay doanh nghiệp. Do đó vấn đề đặt ra cho nhà quản lý là phải có hiểu rõ nguyên nhân xảy ra xung đột để có cách thức giải quyết xung đột phù hợp nhất, đảm bảo lợi ích tối đa cho các bên và lợi ích cho doanh nghiệp.
20
Hình thức giải quyết xung đột nội bộ thường bao gồm cạnh tranh, tránh né, hợp tác hay thỏa hiệp. Tùy vào mức độ xảy ra xung đột mà nhà quản lý cấp cao có thể lựa chọn những cách giải quyết xung đột khác nhau nhằm bảo toàn lợi ích cho doanh nghiệp, cũng như hạn chế tối đa những tổn thất cho thể xảy ra cho doanh nghiệp.