1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kinh doanh than của doanh nghiệp
2.3.1. Thực trạng các yếu tố khách quan
*Khách hàng
Thời gian qua, khách hàng chủ yếu của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm là khách hàng do Tập đoàn chỉ định. Công ty chưa được phép phát triển hoạt động kinh doanh than với các đối tác khách hàng bên ngoài. Điều này có những điểm lợi và những điểm bất lợi cho Công ty. Điểm lợi thế khi công ty không phải tìm kiếm, phát triển khách hàng đó là giảm thiểu được chi phí quảng cáo, tiếp thị, tìm kiếm và duy trì khách hàng. Tuy nhiên nó lại có những điểm bất lợi đó là, công ty khó có thể thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh than trên cơ sở mở rộng phát triển khách hàng, gia tăng sản lượng tiêu thụ, công ty khả năng gia tăng sản xuất, gia tăng sản lượng bán ra nhưng nhu cầu khách hàng lại không gia tăng thì công ty cũng khó có thể tăng sản lượng bán ra. Tuy nhiên nếu công ty được phép phát triển khách hàng bên ngoài Tập đoàn thì sẽ là cơ hội lớn cho doanh nghiệp phát triển và đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, gia tăng lợi nhuận. Nhưng nó cũng sẽ đem đến những thách thức không hề nhỏ cho công ty và ban lãnh đạo công ty, đó là làm sao thể cạnh tranh được với những doanh nghiệp tư nhân và những doanh nghiệp nhập khẩu than bởi giá than nhập khẩu đang có xu hướng giảm hơn so với giá than trong nước.
*Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay Công ty đang phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, thậm chí cả những công ty trong cùng Tập đoàn. Điển hình như hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay có 16 công ty khai thác than thuộc Tập đoàn đang hoạt động kinh doanh và sự gia tăng số công ty than nước ngoài và công ty than tư nhân trong 3 năm gần đây khá nhanh, mỗi năm có thêm 2-3 công ty mới gia nhập ngành than. Chính vì vậy đã tạo sức ép rất lớn cho công ty trong hoạt động kinh doanh nếu công ty muốn mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
*Môi trường chính trị - pháp luật
Thời gian qua, nhiều văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh than đã
được ban hành tạo lập hành lang pháp lý ngày càng đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh năng lượng để góp phần phục vụ
61
phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn những bất cập, hạn chế chẳng hạn như Luật Khoáng sản ban hành ngày 17/11/2010 (Luật Khoáng sản) và các văn bản hướng dẫn về cấp phép hoạt động khoáng sản: Theo Luật Khoáng sản một trong những điều kiện để tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản là vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản (Điểm c Khoản 2 Điều 40) và một trong những điều kiện để tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản là có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản (Điểm c Khoản 2 Điều 53). Tuy nhiên, hiện nay chi phí thăm dò khoáng sản và chi phí đầu tư khai thác tăng cao, vì phần lớn là những dự án xuống sâu và hầu hết các doanh nghiệp mỏ không có đủ vốn đối ứng theo quy định này; Khoản 2 Điều 41 Luật Khoáng sản có quy định: Giấy phép thăm dò khoáng sản có thời hạn không quá 48 tháng và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 48 tháng; mỗi lần gia hạn, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải trả lại ít nhất 30% diện tích khu vực thăm dò khoáng sản theo giấy phép đã cấp. Nội dung này không phù hợp với thực tế do khi trả lại 30% diện tích thăm dò thì các công trình thăm dò chưa thi công nằm trong diện tích phải trả sẽ không được thi công, không nâng cấp được tài nguyên, trữ lượng làm ảnh hưởng đến mục tiêu của đề án thăm dò; Điểm c Khoản 1 Điều 55 Luật khoáng sản: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các quyền được thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong phạm vi diện tích, độ sâu được phép khai thác. Trong quá trình xin ý kiến chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam chỉ đồng ý cho bố trí công trình thăm dò trong phạm vi các khối tài nguyên đã được xác định trong báo cáo thăm dò giai đoạn trước để nâng cấp lên trữ lượng. Thực tế trong quá trình khai thác có phát hiện thêm các vỉa than mới, hoặc vỉa than còn phát triển ra ngoài phạm vi các khối tài nguyên cần được bố trí công trình thăm dò. Do đó, Luật cần cho phép thăm dò toàn diện các đối tượng khoáng sản có trong phạm vi diện tích, độ sâu được phép khai thác để huy động vào dự án.
Điều 60 của Luật Khoáng sản quy định về thủ tục cấp, gia hạn, trả lại giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản. Trong thực tế áp dụng Luật này cho thấy: Trong quá trình khai thác có các trường hợp trong ranh giới được cấp phép khai thác, khi thăm dò nâng cấp trữ lượng: (1) Phát hiện thêm vỉa làm thay đổi trữ lượng cấp phép và phải tiến hành khai thác ngay
62
đồng thời với các vỉa đã được cấp phép, (2) Thay đổi cốt cao vỉa… đơn vị chủ giấy phép khai thác cần phải xin điều chỉnh giấy phép khai thác vỉa phát hiện thêm, hoặc điều chỉnh cốt cao khai thác (không thay đổi công suất khai thác được cấp phép). Luật Khoáng sản chưa quy định việc giải quyết các trường hợp này; Trong giấy phép khai thác quy định công suất khai thác, khi áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, tăng sản lượng sẽ vượt công suất khai thác dẫn đến vi phạm quy định về Luật Khoáng sản. Trong khi đó, sản lượng khai thác hàng năm của ngành than được điều chỉnh theo quy luật thị trường, khi thị trường có nhu cầu cao, ngành than phải tăng sản lượng khai thác nên sẽ có khu vực, mỏ khai thác vượt công suất của giấy phép khai thác, dẫn đến vi phạm về công suất khai thác.
Theo quy định của Khoản 3 Điều 39 Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản thì các dự án phải tạm dừng hoạt động khi giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn. Theo quy định này, dự án phải tạm dừng hoạt động kể cả trong trường hợp hồ sơ đề nghị gia hạn đang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét. Việc dự
án tạm dừng hoạt động kéo dài do thời gian xem xét hồ sơ đề nghị gia hạn của cấp có thẩm quyền kéo dài sẽ gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập của người lao động, kéo dài thời gian khai thác, ảnh hưởng đến quy hoạch, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, nhất là việc gia hạn thời gian thuê đất của dự án.
Trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong việc phối hợp thẩm định cấp phép hoạt động khoáng sản có quy định: Trường hợp khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản chưa được phê duyệt theo quy định, trước khi cấp phép hoạt động khoáng sản theo thẩm quyền, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ lấy ý kiến bằng văn bản của UBND cấp tỉnh nơi có khoáng sản về diện tích dự kiến cấp phép hoạt động khoáng sản có, hoặc không có liên quan đến khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản. Chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến quy định tại Khoản 1 Điều này UBND cấp tỉnh có văn bản trả lời Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, trong quy định của Luật Khoáng sản, chưa quy định xử lý cấp giấy phép thăm dò trong trường hợp UBND tỉnh không trả lời ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trườn. Tong thực tế có trường hợp UBND tỉnh được Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến nhưng không trả lời. Việc này gây khó khăn cho Bộ Tài nguyên và Môi trường
63
trong việc giải quyết các thủ tục cấp phép thăm dò và ảnh hưởng đến việc xin cấp Giấy phép thăm dò của các tổ chức, cá nhân.
Về các quy định đóng cửa mỏ: Theo các quy định hiện hành chỉ phù hợp với các mỏ độc lập. Tuy nhiên, ví dụ đối với TKV có một số mỏ lộ thiên sau khi kết thúc khai thác,
moong khai thác được sử dụng làm bãi thải của đơn vị khác. Theo quy định khi kết thúc khai thác, các đơn vị phải làm thủ tục đóng cửa mỏ. Để đảm bảo các dự án khai thác lộ thiên có tính kế thừa, kế tiếp thực hiện và tránh lãng phí trong công tác hoàn nguyên môi trường, việc đóng cửa mỏ của dự án trước sẽ được chuyển tiếp và thực hiện ở dự án sau (dự án kế tiếp). Đối với dự án khai thác hầm lò, do đặc thù khai thác theo từng tầng, khi giấy phép khai thác tầng trên hết, các đơn vị tiếp tục triển khai các dự án khai thác hầm lò phần dưới, hoặc mở rộng theo Quy hoạch nên phần diện tích đất sử dụng, các công trình trên mặt, trong hầm lò được tiếp tục sử dụng cho dự án kế tiếp. Các trường hợp này trong trong Luật Khoáng sản và Nghị định số 158/2016/NĐ-CP không quy định cụ thể…
*Môi trường kinh tế
Những năm qua do dịch bệnh Covid-19 kéo dài và có nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có cả những doanh nghiệp ngành than, cũng chính vì vậy mà sản lượng khai thác than và tiêu thụ than những năm qua có nhiều biến động, có những năm sản lượng khai thác và tiêu thụ không đạt theo kế hoạch đề ra. Khách hàng cũng chịu ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh khiến cho hoạt động kinh doanh bị giảm sút, nguồn vốn bị ứ đọng khiến công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, các khoản phải thu tăng mạnh ảnh hưởng đến vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
*Môi trường tự nhiên
Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú với 209 mỏ và điểm quặng của 36 loại hình khoáng sản được điều tra, thăm dò, đánh giá. Nguồn tài nguyên than của Quảng Ninh có trữ lượng ước tính đạt 8,8 tỷ tấn, trải dài từ Đông Triều đến Cẩm Phả, có khoảng 3,6 tỷ tấn nằm ở độ sâu dưới 300m, là nơi có trữ
lượng than và chất lượng lớn nhất vùng Đông Nam Á, cung cấp chủ yếu là than antraxit có độ bền và hàm lượng cacbon cao. Tuy nhiên, Quảng Ninh cũng phải đối mặt với việc giải quyết các mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế (dựa vào công nghiệp
64
khai khoáng và điện than) với bảo vệ môi trường và cảnh quan du lịch, giữa việc khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản to lớn để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và mục tiêu cắt giảm lượng khi thải CO2 đến năm 2050 về mức 0. Để làm được như vậy đòi hỏi tỉnh Quảng Ninh và các doanh nghiệp ngành Than phải có sự đầu tư rất lớn để thực hiện được mục tiêu này. Điều này cũng khiến cho các doanh nghiệp gia tăng nhiều chi phí dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
*Môi trường quốc tế
Hàng năm có khoảng hơn 4,030 triệu tấn than được khai thác, con số này đã tăng
38% trong vòng 20 năm qua. Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á, trong khi đó chấu Âu khai thác với tốc độ giảm dần. Các nước khai thác nhiều nhất không tập trung trên một châu lục mà nằm rải rác trên thế giới, năm nước khai thác lớn nhất hiện nay là:
Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi. Hầu hết các nước khai thác than cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than cứng dành cho thị trường xuất khẩu. Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng.
Than đóng vai trò sống còn với sản xuất điện và vai trò này sẽ còn được duy trì trong tương lai. Khoảng 39% lượng điện sản xuất ra trên toàn thế giới là từ nguồn nguyên liệu này và tỷ lệ này sẽ vẫn được duy trì trong tương lai (dự báo cho đến năm 2030). Lượng tiêu thụ than cũng được dự báo sẽ tăng ở mức từ 0.9% đến 1.5% từ nay cho đến năm 2030. Tiêu thụ về than cho nhu cầu trong các lò hơi sẽ tăng khoảng 1.5%/năm trong khi than non, được sử dụng trong sản xuất điện, tăng với mức 1%/năm. Cầu về than cốc, loại than được sử dụng trong công nghiệp thép và kim loại được dự báo tăng với tốc độ 0.9%. Thị trường than lớn nhất là châu Á, chiếm khoảng 54% lượng tiêu thụ toàn thế giới, trong đó nhu cầu chủ yếu đến từ Trung Quốc. Một số nước khác không có nguồn nhiên liệu tự nhiên phải nhập khẩu than cho các nhu cầu về năng lượng và công nghiệp như Nhật Bản, Đài Bắc và Hàn Quốc. Không chỉ những nước không thể khai thác than mới phải nhập khẩu mà ngay cả các quốc gia khai thác lớn nhất thế giới cũng phải nhập than. Nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho dự trữ hay những nguồn than có chất lượng.
Than sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt tại các khu vực có tốc độ tăng trưởng cao.
Tăng trưởng của thị trường than dành cho đốt lò hơi và than cốc sẽ mạnh nhất tại châu Á, nơi mà nhu cầu về điện, sản xuất thép, sản xuất xe hơi và nhu cầu dân sinh tăng cao theo mức 65
sống ngày càng được cải thiện. Do vậy nếu phát triển được hoạt động khai thác, sản xuất than sẽ tạo điều kiện rất lớn cho ngành Than Việt Nam phát triển nói chung và cho Công ty Cổ phần Than Hà Lầm nói riêng.