1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kinh doanh than của doanh nghiệp
1.3.1 Các yếu tố khách quan
Đây là nhân tố quyết định phần lớn đến quản lý hoạt động kinh doanh than của doanh nghiệp vì nó là yếu tố quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế càng phát triển, đời sống xã hội dần được cải thiện kéo theo đó là nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ càng ngày càng tăng cao và việc đánh giá sản phẩm, dịch vụ cũng trở nên khắt khe hơn trước. Tổ chức hoạt động kinh doanh như thế nào để tối ưu hóa doanh thu cho doanh nghiệp
là điều cần thiết. Trong đó, nhân tố khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Đây là nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
23
1.3.1.2. Đối thủ cạnh tranh
Môi trường ngành là nhân tố quan trọng bởi nó sẽ quyết định đến việc doanh nghiệp sẽ phải làm như thế nào để duy trì được thị phần của mình trong ngành. Trong nền kinh tế hiện nay, càng ngày có càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Do vậy doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm đến ngành kinh doanh, thường xuyên cập nhật năng lực cạnh tranh của mình để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhất từ đó công tác tổ chức hoạt động kinh doanh cũng phải phù hợp theo.
Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp khác đang cạnh tranh cùng doanh nghiệp trên cùng một thị trường để giành giật từng miếng bánh thị phần. Trước đây hoạt động khai thác than chỉ có một doanh nghiệp duy nhất là Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, nhưng hiện này có thêm cả những doanh nghiệp khác như Tổng công ty Đông Bắc – Bộ Quốc phòng và một số doanh nghiệp tư nhân cũng tham gia vào ngành này. Trong tương lai những doanh nghiệp tham gia vào ngành này sẽ còn gia tăng vì thế áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng.
1.3.1.3. Môi trường chính trị - pháp lý
Môi trường chính trị - pháp lý bao gồm toàn bộ các văn bản pháp lý chi phối hoạt động bán hàng như: chính sách, quy định về quảng cáo, khuyến mãi, xúc tiến bán hàng...;
chính sách thuế; chính sách ưu đãi của địa phương đối với phát triển của mặt hàng than.
1.3.1.4. Môi trường kinh tế
Khi kinh tế phát triển, các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường do vậy nhu cầu than cũng tăng lên đòi hỏi doanh nghiệp phải gia tăng sản lượng khai thác. Thậm chí nếu hoạt động khai thác không đủ thì phải nhập khẩu thêm ở nước ngoài khi đó áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp than trong nước sẽ tăng cao.
Nếu chất lượng than trong nước không đáp ứng được yêu cầu thì sẽ rất dễ bị mất thị phần.
Ngược lại, kinh tế suy thoái, bất ổn và có chiều hướng đi xuống sẽ làm tăng áp lực về chi phí lên doanh nghiệp, buộc lòng doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí. Điều đó dẫn đến sự cắt giảm lao động, cắt giảm thu nhập, giảm phúc lợi… Điều đó gây khó khăn và hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp.
24
1.3.1.5. Môi trường công nghệ
Yếu tố công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động khai thác và sản xuất than của doanh nghiệp. Công nghệ càng phát triển sẽ mở ra cho doanh nghiệp khai thác than nhưng cơ hội gia tăng sản lượng khai thác, tiếp cận với những biện pháp khai thác than an toàn và hiệu quả, hạn chế những rủi ro trong quá trình khai thác, nâng cao chất lượng than sản xuất.
1.3.1.7. Môi trường tự nhiên
Than là một trong những tài nguyên khoáng sản của Việt Nam, nhưng do quá trình khai thác kéo dài nên nguồn tài nguyên này cũng ngày càng cạn kiệt, trong khi đó các doanh nghiệp lại không có những biện pháp nhằm phục hồi và nuôi dưỡng nguồn tài nguyên quý giá này. Do vậy trong thời gian tới nguồn tài nguyên này sẽ ngày càng khan hiếm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Do vậy việc quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh than là rất cần thiết.
1.3.1.8. Môi trường quốc tế
Môi trường quốc tế bao gồm các yếu tố liên quan đến hoạt động xuất khẩu than ra thị trường quốc tế như: hệ thống chính trị - pháp lý, các quy định và các chính sách tiêu thụ , chính sách bảo trợ, chống bán phá giá,…qua đó giúp doanh nghiệp tìm ra và xác định chính xác các nhân tố cơ bản có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty.
Các nhân tố này cũng luôn biến đổi. Do đó, điều quan trọng là phải nắm và dự đoán được xu hướng vận động của chúng, để từ đó đưa ra chiến lược hội nhập thích ứng, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.
1.3.2 Các yếu tố chủ quan
1.3.2.1 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Đây là nhân tố có tầm ảnh hưởng rộng lớn và nó có tác động chi phối tới tất cả các
nhân tố khác bên trong doanh nghiệp. Mục tiêu phát triển thể hiện ở mục tiêu doanh số tiêu thụ hay mục tiêu phát triển thị trường… Các mục tiêu chỉ được đạt được khi mà công tác quản lý được thực hiện tốt. Khi chiến lược kinh doanh có sự thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi các yêu cầu đối với công tác quản lý hoạt động kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu đề ra cần phải quan tâm, chú
25
trọng đến việc hoàn thiện công tác quản lý hoạt động kinh doanh.
Tùy từng doanh nghiệp, từng thời điểm mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu theo đuổi khác nhau. Nếu doanh nghiệp đang theo đuổi việc tối ưu hóa chi phí, cắt giảm tất cả chi phí ở các bộ phận thì việc tổ chức hoạt động kinh doanh than cũng sẽ bị tối giản đi rất nhiều. Ngược lại, với doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối ưu hóa doanh thu thì việc tổ chức hoạt động kinh doanh than càng trở nên quan trọng và được quan tâm vì nó sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của chiến lược.
1.3.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, bộ máy quản lý doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển cuả doanh nghiệp. Với chức năng và nhiệm vụ được giao, thành công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào vai trò tổ chức của bộ máy quản lý. Nếu bộ máy quản lý được tổ chức phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời có sự phân công, phân nhiệm cụ thể giữa các thành viên của bộ máy quản lý sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao và ngược lại
1.3.2.3. Lực lượng lao động
Công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật tiên tiến là điều kiện tiên quyết để tăng hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp.
Điều này càng khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của lực lượng lao động đối với việc nâng cao kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có chất lượng lao động càng cao điều đó cho thấy doanh nghiệp có cơ hội tận dụng tối đa chất xám, bên cạnh đó, giúp doanh nghiệp cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành, giúp doanh nghiệp có cơ hội phát triển bền vững.
1.3.2.4. Năng lực của cán bộ quản lý
Kinh nghiệm và năng lực của các cấp quản lý là nhân tố tác động mạnh mẽ và trực tiếp lên công tác tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ quản lý của người quản lý hoạt động kinh doanh thể hiện thông qua hiệu quả của công tác tổ chức hoạt động kinh doanh. Nhà quản trị có năng lực, có kiến thức sẽ biết cách phân bổ nhân lực một
cách hợp lý và hiệu quả. Hơn nữa một nhà quản trị có năng lực sẽ nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, trình độ của nhân viên để từ đó
26
có cách bố trí công việc một cách tốt nhất đem lại hiệu quả tối ưu cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2.5. Ứng dụng cơ sở vật chất và thông tin
Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, mọi hoạt động của doanh nghiệp đã trở nên đơn giản, tiết kiệm chi phí và thời gian hơn rất nhiều. Rất nhiều ứng dụng của khoa học công nghệ đã được ứng dụng góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh doanh. Nó là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi. Doanh nghiệp có thế mạnh về vốn luôn sẵn sàng đầu tư tài sản cố định, máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
1.3.2.6. Tài chính
Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp một trong những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn lực tài chính là yếu tố cần thiết để thực hiện và triển khai các hoạt động kinh doanh như khen thưởng đối với những cán bộ nhân viên và người lao động có thành tích xuất sắc để tạo động lực, khích lệ họ nỗ lực hơn nữa. Do vậy nếu nguồn tài chính dành cho hoạt động bán hàng bị hạn chế thì công tác khen thưởng, phúc lợi cho người lao động cũng bị hạn chế, và ngược lại.
1.4 Kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh than của một số doanh nghiệp và bài học rút ra cho Công ty Cổ phần Than Hà Lầm
1.4.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Công ty Cổ phần Than Hà Tu
Theo kế hoạch năm 2022, Than Hà Tu khai thác 1,8 triệu tấn than nguyên khai, tiêu thụ 2,017 triệu tấn, bốc xúc đất đá 23 triệu m3... Để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao, đảm bảo việc làm và thu nhập, đời sống của người lao động, Công ty đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, phấn đấu 6 tháng đầu năm 2022 hoàn thành không thấp hơn 52% kế hoạch năm.
Công ty đã xây dựng kế hoạch điều hành hàng tháng bám sát sản xuất, tổ chức họp giao ban 2 ngày/lần nhằm đánh giá kết quả thực hiện, giải quyết kịp thời
27
các vướng mắc, không để ách tắc sản xuất và khen thưởng, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong sản xuất.
Đồng thời, với mục tiêu triển khai tổ chức hạ cả 2 moong Vỉa 7,8 và Vỉa Trụ trước mùa "cốc vũ", Công ty đã xây dựng phương án thi công khai thác xuống moong, tranh thủ thời tiết thuận lợi, đẩy mạnh sản xuất để kết thúc quý I, tiến độ khai thác moong Vỉa Trụ đạt mức -125; Vỉa 7&8 tiến độ thực hiện đạt mức +43 và hết tháng 4/2022 tiến độ xuống moong đã đạt tiến độ theo phương án.
Cùng với đó, Công ty đã tổ chức khai thác, sàng tuyển, chế biến, chuẩn bị các chủng loại than đáp ứng theo nhu cầu thị trường, đẩy mạnh công tác tiêu thụ; tăng cường chế biến than chất lượng cao, tổ chức chế biến thử nghiệm thành công sản phẩm than cục 5 tiến tới triển khai thực hiện trong quý II/2022. Kết thúc quý I, các chỉ tiêu kế hoạch SXKD cơ bản đều hoàn thành và tăng so với cùng kỳ. Than nguyên khai sản xuất 443.000 tấn, đạt 25% kế hoạch năm; than tiêu thụ đạt 510.000 tấn, đạt 25,2% kế hoạch năm; doanh thu than đạt 697.827 triệu đồng, bằng 26,4% kế hoạch năm; tiền lương bình quân đạt 7,54 triệu đồng/người/tháng; lợi nhuận trên 5,9 tỷ đồng, bằng 29% kế hoạch năm. Đặc biệt, than tồn kho đã giảm 55.000 tấn so với đầu kỳ, đạt 33% so với mục tiêu giảm 150.000 tấn trong năm 2022.
Kế hoạch SXKD quý II, trong điều kiện tiêu thụ than thuận lợi, Công ty đề ra mục tiêu sản xuất 547.000 tấn than nguyên khai, tiêu thụ 572.000 tấn; Kết quả cuối quý II/2022 công ty đã sản xuất được 550.000 tấn than nguyên khai và tiêu thụ được 585.000 tấn.
Nhờ có kế hoạch kinh doanh cụ thể cho từng giai đoạn và những chính sách điều hành hoạt động kinh doanh than phù hợp nên kết quả kinh doanh năm 2022 của công ty đã hoàn thành vượt kế hoạch đề ra, thu nhập trung bình của người lao động năm 2022 cũng đạt ở mức khá cao so với năm 2021 và vượt kế hoạch.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của Công ty Tuyển than Hòn Gai
Trong năm 2021 mặc dù có những khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid- 19 kéo dài và suy thoái kinh tế nhưng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam (TKV), Đảng ủy Công ty Tuyển than Hòn Gai đã làm tốt công tác tư tưởng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên, người lao động thực hiện tốt các chỉ tiêu năm 2021. Sản xuất được ổn định, tổ chức quản lý tốt tài sản cũng như việc giao hàng, được khách hàng tin
28
tưởng… Các chỉ tiêu chủ yếu, như: Mua than nguyên khai, mua than sạch sản xuất, than sạch mua mỏ, doanh thu than, lợi nhuận đều vượt kế hoạch, trong đó lợi nhuận dự kiến đạt khoảng 100 tỷ đồng (kế hoạch giao 6.477 tỷ đồng). Trong năm qua, Đảng ủy công ty đã
ban hành nhiều nghị quyết sát thực tiễn, đưa lại hiệu quả cao, điển hình như: Nghị quyết về tập trung lãnh đạo đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học vào sản xuất và quản lý, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu công nghệ sản xuất từ nguồn than nguyên khai vào sàng thu được kết quả cao đặc biệt tỷ lệ thu hồi than chất lượng cao (than cục 5a thu hồi được 3,56%, tăng 1,09% so với kế hoạch;
than cám 1, 2, 3, thu hồi được 28,2%, tăng 6,9% so với kế hoạch). Năng suất lao động, an toàn lao động, môi trường vệ sinh được chỉ đạo thực hiện tốt. Cùng với đó công ty đã từng bước sắp xếp tổ chức và bố trị lại lao động một cách hiệu quả đến nay lực lượng lao động của công ty về cơ bản đã ổn định.
Năm 2022, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cũng được cải thiện hơn rất nhiều: sản lượng than tiêu thụ đạt xấp xỉ 9,5 triệu tấn (tăng 37%, gần 2,6 triệu tấn so với năm trước); lợi nhuận thực hiện đạt trên 25 tỷ đồng (tăng hơn 4 lần so với kế hoạch năm trước)... Đồng thời công ty đã triển khai xây dựng trung tâm chế biến và kho than mới tại khu vực Hà Khánh thay thế Nhà máy sàng tuyển Nam Cầu Trắng phải đóng cửa, chấm dứt hoạt động theo Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Ninh và tiến hành sắp xếp lại lao động, giải quyết lao động gián tiếp và công nhân lao động trực tiếp hợp lý giúp ổn định tâm lý cho người lao động.
1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty Cổ phần Than Hà Lầm
Từ kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp trên, có thể rút ra bài học kinh nghiệm quý báu cho Công ty Cổ phần Than Hà Lâm như sau:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm cho Công ty: Nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm có chất lượng tốt sẽ giúp Công ty tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, nhờ đó, nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực của Công ty bao gồm công nhân trực tiếp sản xuất ở các phân xưởng, bộ phận và nguồn nhân lực gián tiếp là cán bộ công nhân viên các phòng ban, bộ phận, nhà quản lý Công ty.
29
Thực hiện tuyển dụng, đào tạo, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động là yếu tố quan trọng nâng cao năng suất lao động góp phần giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
- Huy động các nguồn lực, tập trung đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại hóa, đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và thực hành tiết kiệm trong sản xuất, tận dụng thu hồi và tái sử dụng lại vật tư tốt nhờ đó tiết kiệm chi phí, nâng cao chất sản phẩm, giúp Công ty có thêm lợi nhuận.
- Xây dựng các mục tiêu trong kinh doanh rõ ràng, nhà quản lý Công ty cần đưa ra các kế hoạch, phương án nâng cao chất lượng sản phẩm cho từng bộ phận, phân xưởng