Phương pháp phân tích chỉ số

Một phần của tài liệu tổng quan về phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại (Trang 25 - 26)

Phân tích tỉ số là một công cụ có hiệu quả rất cao trong việc phát hiện sớm các vấn đề nếu nó được sử dụng đầy đủ. Nhưng có thể hoàn toàn phản tác dụng khi suy đoán theo một tỷ số nhất định. Tuy nhiên có thể khẳng định về sự đúng đắn của một nhận định từ tỉ số thông qua tìm hiểu nguyên nhân của sự thay đổi, xem xét các chỉ số khác, xem xét khuynh hướng, so sánh và kết hợp các hiểu biết chung về những vấn đề đang xảy ra trong doanh nghiệp, ngành và nền kinh tế nói chung. Phương pháp này dựa trên cơ sở các chuẩn mực, các tỉ lệ của đaị lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến động của các tỷ lệ, cố nhiên là sự biến động của các đại lượng tài chính dựa trên việc nghiên cứu các báo cáo tài chính mà ta có thể hệ thống các nhóm tỷ

số tài chính đặc trưng như:

- Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán (Hệ số khả năng thanh toán hiện tại, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán lãi vay).

- Nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lời (Tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu).

- Nhóm tỷ số phản ánh cơ cấu tài chính. (Hệ số nợ, tỷ suất tự tài trợ).

- Nhóm tỷ số phản ánh năng lực hoạt động của tài sản. (Số vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay vốn lưu động, vòng quay tổng tài sản).

Với phương pháp này cần phải có hệ thống các định mức, các chuẩn mực, các ngưỡng, so sánh các tỷ số để thông qua phân tích báo cáo tài chính ngân hàng sẽ đánh giá tình hình TCDN.

Thông thường trong việc phân tích người ta sử dụng kết hợp cả hai phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ số.

Một phần của tài liệu tổng quan về phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w