BIỆN PHÁP MANG TÍNH CHẤT THANH LÝ.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại nhno& ptnt huyện xuân trường (Trang 60 - 62)

- Dịch vụ tư vấn và quản lý tài chính tiền tệ:

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÕNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI TO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNH&PTNT HUYỆN XUÂN

3.2.2.3. BIỆN PHÁP MANG TÍNH CHẤT THANH LÝ.

Việc vận dụng các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế các khoản cho vay có thể dẫn tới nợ quá hạn trên đây Ýt nhiều cũng gây tăng thêm chi phí, tốn kém cho ngân hàng. Nhưng so với những thiệt hại do bị mất vốn vì những khoản vay không hoàn trả thì những chi phí trên là rất nhỏ. Trên thực tế , khi vận dụng mọi biện pháp mà vẫn không cải thiện được tình hình thì ngân hàng buộc phải thanh lý các khoản nợ có vấn đề này.

Biện pháp thanh lý là biện pháp Ðp buộc khách hàng phải thực hiện các điều khoản của hợp đồng tín dụng và thực hiện trách nhiệm pháp lý để đạt mục tiêu thu hồi nợ. Biện pháp này đưa ra khi ngân hàng xét thấy không còn khả năng

60

phục hồi năng lực trả nợ của khách hàng hoặc khoản vay đã thực sự gặp rủi ro đạo đức. Đối với ngân hàng, việc áp dụng các biện pháp thanh lý là hạ sách vì chi phí khá lớn và đôi khi quá thô bạo với người vay hoặc người bảo lãnh và vướng vào những thủ tục pháp lý rắc rối. Biện pháp này được tiến hành nh-

sau:

- nếu là khoản vay có tài sản đảm bảo thế chấp ngân hàng cùng với chuyên gia tư vấn pháp luật, nhân viên thanh lý chuyên nghiệp bán đấu giá các tài sản theo pháp luật hiện hành.

- Nếu là khoản vay bảo lãnh, ngân hàng yêu cầu người bảo lãnh trả nợ thay, hoặc phát mại tài sản thế chấp của người bảo lãnh.

Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, ngân hàng sẽ dùng nguồn trả nợ từ 2 biện pháp trên theo quy định để trả nợ vay ngân hàng. Thường ngân hàng không sử lý ngay mà để khách hàng một khoản thời gian tìm kiếm nguồn trả nợ. Khi phát mại đòi hỏi chi phí vì vậy ngân hàng phải cân nhắc về cách tổ chức phát mại, thời gian phát mại để đảm bảo hiệu quả thu hồi cao nhất.

- Nếu gặp khoản vay không có tài sản thế chấp hoặc đảm bảo, ngân hàng sẽ yêu cầu toà án xử theo luật đã quy định trong từng trường hợp cụ thể như nắm giữ hoặc bán tài sản của người vay trừ lương và các khoản thu nhập của người vay.

- Nếu người vay không có tài sản hoặc tiền lương thì kết quả đòi nợ vô hiệu, người vay phải thụ án hình sự.

- Nếu ngân hàng chỉ là một trong các chủ nợ và ai cũng muốn lấy lại tiền của mình, đồng thời các chủ nợ khác cũng có thế mạnh tương đương ngân hàng thì một uỷ ban chủ nợ được thành lập và uỷ ban này sẽ tìm ra biện pháp tối ưu nhằm thu hồi được cho mọi thành viên như : tổ chức khôi phục lại doanh nghiệp (nếu còn khả năng), chuyển nhượng các tài sản có của doanh nghiệp cho chủ nợ, bán lại các tài sản hoặc bán doanh nghiệp này cho doanh nghiệp

61

khác theo sự phán quyết về sự phá sản của doanh nghiệp theo luật pháp. Tóm lại, biện pháp thanh lý là biện pháp cuối cùng trong hoàn cảnh “ bần cùng bất đắc dĩ” thì ngân hàng mới sử dụng. Việc sử dụng biện pháp thanh lý không những làm mất đi của doanh nghiệp một bạn hàng mà còn gây ra tiếng xấu đối với cán bộ tín dụng của ngân hàng, dễ dẫn tới sự nghi ngờ của khách hàng về khả năng sinh lời của ngân hàng chưa kể việc liên quan đến luật pháp gây tốn kém không cần thiết. Ở ngân hàng NN&PTNT huyện Xuân Trường đã thành lập tổ thu nợ và tổ này có vai trò đáng kể trong việc giải quyết nợ khó đòi.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại nhno& ptnt huyện xuân trường (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)