Bước đầu khôi phục quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, EU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Hoạt động đối ngoại của nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Giai đoạn 1986-2005) (Trang 39 - 49)

THỜI KY DOI MỚI (GIÁI DOAN 1986 - 2005)

2.1.3.2. Bước đầu khôi phục quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, EU

Bình thường hóa với Trung Quốc. Đại hội Đại biểu tòan quốc lần thứ VỊ của Đảng tháng 12/1986, trong đường lỗi đối ngoại đã có nhiều chuyển biến căn bản đối với Trung Quốc. Đại hội xác định: “Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc

bắt cứ lúc nào, bắt cứ khi nào ở đâu, nhằm bình thường hóa quan hệ hai nước vì lợi Ích của nhâ dân hai nước, vì hòa bình ở Đông Nam Á*{12; tr\07].

Sau Đại hội VI, Đảng và Nhà nước ta đã kiên trì chủ trương sẵn sảng đàm phán với Trung Quốc nhằm bình thường hóa quan hệ hai nước, từng bước mở rộng hợp

tác Việt - Trung, giải quyết vấn đề còn tổn đọng giữa hai nước trên tinh thần bình đăng, tôn trọng độc lập chủ quyền và tòan vẹn lãnh thé của nhau theo nguyên tắc

Trang 38

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Đạt

bình đẳng láng giéng thân thiện va cùng tồn tại hòa bình. Dé tạo điều kiện cho việc thực hiện đường lỗi đối ngoại đổi mới của Dang, Việt Nam đã thực hiện chủ trương

rút quân tinh nguyện ở Campuchia về nước, Bên cạnh việc tích cực giải quyết van

dé Campuchia, Dang ta còn tiến hành nhiều hành động trực tiếp thé hiện thái độ hòa hoãn và mong muốn bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Dau tiên là năm 1988, Việt Nam xóa bỏ những nội dung chống đối Trung Quốc trong lời nói đầu của bản Hiến pháp năm 1980. Sau đó tháng 7/1988, Ngoại trưởng Việt Nam

Nguyễn Cơ Trạch đã đề nghị một loạt các biện pháp nhằm giảm căng thẳng quan hệ giữa hai nước như chim dirt hoạt động vũ trang ở biên giới đất liền, hải đảo, dẫn quân về tuyến sau để tránh xung đột tạo điều kiện cho nhân dan vùng biên giới buôn bán, thăm viếng lẫn nhau. Đồng thời phía Việt Nam đơn phương thực hiện những

dé nghị này mà không cần đòi hỏi phía Trung Quốc đáp lại.

Trước thái độ thiện chí của Việt Nam, trong chuyến thăm chỉnh thức Xingapo

tháng 8/1990, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng tuyên bố: Trung Quốc huy vọng

cuối cùng sẽ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và thảo luận các vấn để như

cuộc tranh chấp quần đảo Trường Sa. Đáp lại tuyên bế đó, Chủ tịch Hội đồng Bộ

trưởng Đỗ Mười hoan nghênh Thủ tướng Lý Bằng và khẳng định: Việt Nam sẵn

sàng bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và giải quyết các vấn đề giữa hai

nước bằng thương lượng hòa bình va để nghị tổ chức cuộc gặp cấp cao giữa hai nước cảng sớm cảng tốt.

Những nỗ lực của Việt Nam đã dẫn đến Hội nghị cắp cao không chính thức giữa Việt Nam vả Trung Quốc tại Thanh Đô (Tứ Xuyên - Trung Quốc) tir ngay 3

đến ngày 4/9/1990. Tham dự Hội nghị này, về phía Việt Nam có Tổng bi thư

Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, có vin Phạm Văn Đồng;

về phía Trung Quốc có Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tưởng Lý Bằng và nhiều quan cấp của hai nước. Tại cuộc gặp gỡ này, các nhà lãnh đạo hai nước đã trao đổi ý

kiến về van dé bình thường hóa quan hệ Việt - Trung, mặt quốc tế van dé Campuchia và các vấn dé mà hai bên quan tâm. Với thỏa thuận “Khép lại quá khứ,

mở ra tương lai", Hội nghị Thành Đô đã mở đường cho việc khai thông bình

thường hóa quan hệ hai nước.

Trang 39

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Đạt

Sau chuyến thăm Trung Quốc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào tháng

9/1990, với tư cách là khách quý đặc biệt của Chính phủ Trung quốc, Đại tướing Võ

Nguyên Giáp bày tỏ mong muốn tình hữu nghị truyền thống vễn có của hai nước sẽ sớm được khôi phục va phát triển... Để Hữu nghị quan muôn đời là Hữu nghị quan.

Tại Đại hội Đại biểu tòan quốc lần thứ VII (Tháng 6/1991), Báo cáo của Ban

chấp hành trung ương Dang đã khẳng định: “Thúc day quả trình bình thưởng quan hệ Việt - Trung, từng bước mở rộng hợp tác Việt - Trung, giải quyết những vấn đề

tôn tại giữa hai nước thông qua thương lượng " (\5; tr89].

Ngày 25/3/1991, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng tuyên bố: “Cig với da tiến triển của việc giải quyết chính trị vấn đề Campuchia, quan hệ Việt - Trung đã tan

bằng cũng được khỏi phục một bước "{23; tr17].

Chuyến thăm và hội đàm bí mật với các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh

cúa đòan đại diện đặc biệt của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do hai ông là

Lê Đức Anh và Hồng Hà dẫn đầu đã diễn ra vào đầu tháng 8/1991. Trong cuộc hội đàm tổng bi thư Giang Trạch Dân đã phát biểu: *Chưứng 1a tà hai nước lang giéng, hai Đảng Cộng sản cẩm quyền, không có lý do gì không xảy dựng quan hệ lang giêng, hữu hảo với nhau "[23; tr25}. Cũng trong dịp này, các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã có lời mời ddan cấp cao Đảng va Nhà nước Việt Nam sang thăm chính thức Trung Quốc vào tháng 11/1991.

Ngày 23/10/1991, Hiệp định Paris về Campuchia đã được ký kết, những trở ngại cuối cùng của bình thường hóa quan hệ Việt - Trung đã được tháo gỡ. Nhận lời mời của các nhà lãnh đạo Dang và Chính phủ Trung Quốc, đầu thing 11/1991, Tổng bi thư Dang Cộng sản Việt Nam DS Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Kiệt, đã dẫn đầu đoàn đại biểu cắp cao Việt Nam sang thăm chính thức nước Cộng hòa nhãn dân Trung Hoa:

“Cuộc đi thăm này có ý nghĩa rất quan trọng đổi với quan hệ Việt Nam - Trung

Quốc. Hai bên đã ra Thông cáo chung và ký một số Hiệp định. Thông cáo chung khẳng định cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Trung Quốc đánh dấu việc bình thường hóa chính thức quan hệ hai nước... Khăng định hai nước Việt Nam và Trung Quéc sẽ phát triển quan hệ hữu nghị và láng giéng thân thiện trên cơ sở Š nguyên tắc;

Tôn trọng độc lập, chủ quyền và tòan vẹn lãnh thé của nhau, không xâm phạm lẫn

Trang 40

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Đạt

nhau. bình đẳng cùng có lợi, cùng tôn tại hòa bình Hai Đảng Cộng sản Việt Nam va Trung Quốc sẽ khỏi phục quan hệ bình thường trên các nguyên tắc độ lập. tự chủ hỏan toàn bình đẳng. tôn trọng lan nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhat (4: 345]. Hội nghị Bắc Kinh là cột mốc lịch sử trong quan hệ Việt Nam -

Trung Quốc xuất phát từ lợi ích co bản và lâu dai của nhân dân hai nước, đông thời

cỏ lợi cho hòa binh, dn định và phát triển khu vực vả thé giới.

Sau tháng 11/1991, Đảng và Chính phủ hai nước đã đây mạnh các hoạt động ngoại giao ở nhiều cấp khác nhau nhằm tăng cường hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau, xúc tién việc đàm phán và ký kết các Hiệp định hợp tác song phương trên tắt cả các

lĩnh vực, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho quá trình khôi phục quan hệ giữa hai nước.

Bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Về việc giải quyết vẫn đề Campuchia đã làm thay đổi thái độ của Mỹ với Việt Nam. Triển vọng binh thường hóa quan hệ với Mỹ din thành hiện thực. Bởi vì ở thời kỳ này khu vực Châu Á - Thái Bình Dương các nước Nhật Bán, Trung Quốc, Hồng Kông...ngày càng phát triển và trở thành mỗi đe doa về quyển lợi kinh tế của Mỹ ở khu vực này. Bên cạnh đó việc

hình thành “Vanh đai kính tế Trung Quốc” có phạm vi ảnh hưởng khắp châu A đã

đe dọa lợi ích của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã buộc Mỹ phải tăng cường sự có mặt ở khu vực này. Trong bối cảnh đó việc bình thường hóa quan hệ

với Việt Nam trở thành một khâu quan trọng trong chiến lược của mình ở khu vực

châu Á- Thái Bình Dương. Như vậy lúc này một mặt muốn nối lại quan hệ kinh tế

với Việt Nam vốn đã có từ trước năm 1975. Mặt khác, khi Việt Nam thực sự hội

nhập vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mà Mỹ không có quan hệ với Việt

Nam thi sẽ đánh mắt vai trò của minh ở khu vực Đông Nam A. Do đó, binh thường

hỏa quan hệ với Việt Nam trước hết vì lợi ich của Mỹ.

Còn về phía Việt Nam, triển vọng bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Mỹ là nhân tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nuớc ta vì thái độ và quan hệ của Mỹ đối với Việt Nam đã chi phối mạnh mẽ quan điểm của nhiều nước đối với Việt Nam. Quan hệ với Mỹ sẽ giúp ta tiếp cận một nền kinh tế phát triển, một nguồn vốn dồi dào đó là một thị trường giảu tiềm năng, giúp dat nước diy

nhanh quá trình công nghiệp hỏa, hiện đại hóa đất nước. Và quan trọng hơn sẽ giúp Việt Nam phá đựoc thé bao vây, cắm vận, khai thông được các trở ngại. tạo điều

Trang 4l

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Đạt

kiện thuận lợi cho việc cải thiện và quan hệ với các nước, các tổ chức khu vực, quốc tế,

Xuất phát từ yêu cầu đó, Việt Nam chủ trương thúc day quá trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyển, không can thiệp

vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. giai quyết mọi bắt đồng và những van dé tồn đọng giaữ hai nước thông qua thương lượng hòa bình.

Đỗi với Việt Nam cũng đã nỗ lực cải thiện mối quan hệ với Mỹ. Từ cuối thập niên 1980, hai bên có nnhững tiếp xúc trở lại. Về phía Mỹ đặc biệt quan tâm van dé MIA và từ những cuộc thương lượng về vấn để này đã trở thành cầu nối cho hai nước bắt đầu hợp tác để giải quyết những vin dé chiến tranh dé lại. Đồng thời Việt

Nam và ASEAN đã tích cực hợp tác giải quyết tốt vấn để Campuchia. Đến năm 1989 Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, động thái đó đã tích cực điều chỉnh chính

sách của Mỹ. Bên cạnh đó, từ Đại hội VII (tháng 6/1991), Đảng Cộng sản Việt Nam

đã đổi mới chính sách đối ngoại đa phương, đa dạng hóa “Viét Nam muốn lam bạn với tat cả các nước trong cộng đẳng thé giới phan đấu vì hòa bình, độc lập và phát

triển ”{15; trl46-147]. Ngày 29/9/1990, ngoại trưởng Mỹ J.Baker và phó Thủ tướng

Kiêm bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Trạch lần đầu gặp nhau dé bàn vẻ quan hệ

hai nước tại New York. Ngày 9/4/1991, Thử trưởng ngoại giao Mỹ R.Solomon trao

đổi đại diện Việt Nam, ông trịnh Xuân Lang “Ban lộ trình bốn bước về bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, trong đó hai vấn đề chính là MIA và

Campuchia". Trong đó vin đề MIA, về phía Việt Nam xem đó là vấn để nhân đạo

để Chính phủ Việt Nam phối hợp với Chính phủ Hoa Kỳ thực hiện. Việt Nam đã tạo điều kiện cho Mỹ đi các nơi hỏi thăm, tìm kiếm vấn đề MIA.

Bên cạnh việc tích cực, chủ động hợp tác giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để Mỹ giải quyết các vấn để mà họ quan tâm, Dang ta tiếp tục đấu tranh đòi Mỹ bỏ cắm vận,

bình thường hóa quan hệ với ta, đồng thời cũng làm cho phía Mỹ nhận thức duoc

việc bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ là phù hợp với lợi ich hai nước cũng như

lợi ích khu vực và thế giới.

Sau khi bản lộ trình bốn giai đoạn về việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam được công bế, phía Hoa Kỷ đã có một số hành động bước đầu thể hiện thiện

chí của mình. Ngày 8/7/199, Hoa Kỷ mở văn phòng đại diện ở Hà Nội để giải quyết

Trang 42

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Đạt

vấn dé MIA cùng với phía Việt Nam. Đến tháng 9/1991, Hoa Kỳ tuyên bố Viện trợ cho Việt Nam 1,3 triệu USD để lắp chân giả cho thương binh và các vấn dé nhân đạo. Hoa Kỷ tuyên bố hủy bỏ lệnh cắm vận du lịch có tổ chức vào Việt Nam, đồng thời cho phép cơ quan viện trợ quốc tế Mỹ được trực tiếp viện trợ nhân đạo vào Việt Nam, ký Hiệp định nối lại quan hệ Viễn thông với Việt Nam.

Những sự kiện trên, chứng tỏ Mỹ đã công khai hóa chính sách, bình thường

hóa quan hệ với Việt Nam cũng là sự thể hiện những nỗ lực ngoại giao của Việt Nam tiến tới bình thường hóa quan hệ với Mỹ.

Với EU. Liên mình châu Âu (EU) là một trong ba trung tâm kinh tế, chính, văn hóa lớn hàng đầu của thể giới có vai trò và tiếng nói ngày cảng quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế thế giới. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh việc cải thiện quan hệ với các nước Tây Âu và Bắc Âu, tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước này trên cơ sở bình đẳng

và hợp tác cùng có lợi. Chủ trương này đã được các nước trong khu vực Tây Âu và Bắc Âu đáp ứng vì nó phù hợp với lợi ích của các bên. Việt Nam đã có quan hệ với nhiều nước thành viên của EU như: Pháp, Cộng hòa Liên Bang Đức, Hà Lan, Thụy Dién...Nhimg mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước thành viên đã góp phan thúc day việc thiết lập và tăng cường quan hệ chính thức giữa Việt Nam với Liên minh Chau Âu.

Từ năm 1988 đến năm 1990, các dự án của EU triển khai trên hầu hết các lĩnh

vực, trong đó tập trung vào các ngành như công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ,

công nghiệp thực phẩm, nông lâm ngư nghiệp, dầu khí, bưu điện, xây dựng. văn hóa, tài chinh... Tap trung ở các tinh TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Duong...

Ngày 22/10/1990, Việt Nam và EU ký Hiệp định về việc lập quan hệ ngoại giao đây là bước ngoặt trong quan hệ giữa nứơc ta và Liên minh Châu Âu trên cơ sở

mới đã nhanh chóng phát triển. Tháng 12/1990, Việt Nam và EU ký thỏa thuận giai đoạn về một chương trình trợ giúp người Việt Nam ra đi bat hợp pháp trở về nước

trên nguyên tắc hồi hương tự nguyện, cho Việt Nam vay tín dụng, đào tạo tay nghề

và xây dựng một số dự án nhỏ phục vụ cuộc sống với số vốn khoảng 12,5 triệu ECU

(32: tr313]. Với việc dé ra đường lỗi đổi mới đứng dan, Việt Nam đã chủ động tham gia giải quyết dứt điểm vấn đề Campuchia, mở đường tiến tới việc khôi phục

Trang 43

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Dat

hỏan toàn quan hệ với Trung Quốc, quan hệ bình thường với EU vá các nước

TBCN, nối lại lộ trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Những thành tựu đổi ngoại

trong giai đoạn đầu của thời kỷ đổi mới (1986-1991) tạo cơ sở quan trọng cho bước phát triển tiếp theo của việc thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan

hệ quốc tế. hội nhập quốc tế để phát triển.

2.1.4. Phá vỡ thé bao bị vây cấm vận (1992 — 1995)

2.1.4.1. Tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam A và gia nhập

ASEAN

Xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước làng giéng, tạo môi trường hòa bình én định luôn là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Dang và Nha

nước ta. Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm khai thông quan hệ đa phương với ASEAN và song phương với từng nước Đông Nam A, Một mặt Việt Nam nêu ré lập trường của minh về việc xây dựng Đông Nam Ả thành một khu vực hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác; mặt khác Việt Nam tích cực tham gia

giải quyết các vin dé chung của khu vực va triển khai thực hiện chỉnh sách đối

ngoại rộng mở, đa phương hóa quan hệ với tất cả các nước Đông Nam A. Sau Dai hội lần thứ VII của Dang (6/1991), tuyên bố chính sách mới về Đông Nam A: "Với các quốc gia Đông Nam A, chúng ta chủ trương mở rộng quan hệ nhiều mặt theo

nguyên tắc tôn trrọng độc lập chủ quyền không can thiệp vào công việc nội bộ của

nhau, hai bên cùng có lợi " [ 18; tr49-50)].

Sau khi giải quyết ổn thỏa vấn đề Campuchia quan hệ Việt Nam - ASEAN bước vào thời kỳ mới và ngày càng tốt đẹp. Quan hệ Việt Nam - ASEAN diễn theo chiều hướng đối thoại, hợp tác và đi từ những hành động làm khai thông và gạt bỏ

hết những trở ngại trên con đường tiến dần tới sự hội nhập chính thức của Việt Nam

vào ASEAN. Đối với các thành viên ASEAN như; Xingapo, Thái Lan, Malaixia, Philippin, Inđônêxia... Việt Nam đã ký một số Hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực.

Đối với các 16 chức ASEAN, tháng 2 năm 1989 Việt Nam tuyến bố sẵn sang tham gia Hiệp ước thân thiện Đông Nam Á (Hiệp ước Bali); tháng 7 năm 1992, chính

thức ký hiệp ước Bali và năm 1993 trở thành quan sáng viên của ASEAN. Sự kiện

này chính thức mở ra thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế của Việt Nam: Thời kỳ hội nhập khu vực Đông Nam A và tiến tới hội nhập quốc tế.

Trang 44

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Hoạt động đối ngoại của nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Giai đoạn 1986-2005) (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)