Đặc điểm sinh thái

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Tìm hiểu tình hình sản xuất và chế biến các sản phẩm từ dừa tỉnh Bến Tre (Trang 21 - 25)

CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG

I. GIỚI THIỆU VỀ CÂY DUA

I.2. Nguồn gốc, giới hạn

1.4.1. Đặc điểm sinh thái

Cũng như tất cả các loại cây trồng khác, cây dừa cũng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên của môi trường bên ngoài, đặc biệt là các yếu tố

khí hậu và đất đai. Nếu có sự hiểu biết về những điều kiện thích hợp với môi

trường sẽ giúp cho việc sản xuất cây dừa tốt hơn, cho hiệu quả kinh tế cao.

*Khí hậu :

-Nhiệt độ:

Cây dừa là cây nhiệt đới, phát triển thuận lợi nhất trong điều kiện

nhiệt độ trung bình năm từ 24 - 25° C và biên độ nhiệt trong năm không vượt

quá 5°C. Nhiệt độ tối thiểu là 20” C, tối cao là 34°C. Vượt quá giới hạn trên

thì cây dừa sẽ phát triển chậm.

Giới hạn về nhiệt độ như trên đã giới hạn phạm vi trồng đừa về độ vĩ và độ cao như sau: về vĩ độ, cây difa giới hạn trong phạm vi của 2 đường chí

tuyến Bắc Nam; về cao độ, cây phát triển tốt ở vùng duyên hải, độ cao thấp hơn 600m so với mực nước biển.

15

Tìm hiểu tình hình sản xuất và chế biến các sản phẩm từ dừa tỉnh Bến Tre

-Độ ẩm và lượng mưa:

Lượng mưa thích hợp nhất cho cây dừa là khoảng 1800 -

2000mn/năm. Vũ lượng tối thiểu là 1500mm/năm. Điều kiện lí tưởng nhất là

lượng mưa phân bố đều trong năm.

Độ ẩm không khí thích hợp là 80 - 90%, không được đưới 60%, vì như thế cây đừa khó có thể phát triển được. Độ ẩm cũng không nên quá 90%, vì trong điều kiện độ ẩm quá cao, cây dừa sẽ rất dễ mắc bệnh.

-Độ chiếu sáng:

Thời gian chiếu sáng là yếu tố quan trọng trong sản xuất vì nó giúp cho cây dừa quang hợp, tạo cơm dừa. Mỗi năm cây dừa cần ít nhất 1800 giờ chiếu sáng.

-Gió:

Cây dừa thích hợp với diéu kiện gió nhẹ giúp cây thụ phấn tốt. Gió mạnh sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và năng suất dừa.

*Đất dai:

Đây là yếu tố rất quan trọng vì nó tác động mật thiết đến sản xuất,

-Lí tính của đất:

Cây dừa đòi hỏi đất phải thoáng khí và thoát nước tốt, ít nhất là từ mặt đất xuống đến độ sâu 100m. Vì thế cây dừa thích hợp với điều kiện đất cát.

Tuy nhiên, cây dừa có thể sinh trưởng trên các loại đất nặng nếu môi trường

không bị úng và đủ nước trong mùa khô.

-Hoá tính:

Độ pH của đất dao động trong khoảng 5.0 - 8.0. Thực nghiệm cho thấy

cây đừa có thé phát triển tốt nhất trong khoảng 5.5 - 6.5.Vé các nguyên tố

khoáng, cây dừa cần: N, P, Ca, Mg, S, Cl, Fe,...

16

Tim hiểu tình hình sản xuất và chế biến các sản phẩm từ dita tỉnh Bến Tre

*Tác động của mực thuỷ cấp, tính chất của nước :

Vai trò của mực thuỷ cấp là cung cấp thêm lượng nước cho các vườn

dừa vào mùa khô. Mực thuỷ cấp có thể chấp nhận được của cây dừa là 2-

4m. Nếu mực thuỷ cấp quá cao sẽ làm cho bộ rễ của cây bị úng.

Cây dừa đặc biệt thích hợp ở vùng nước Id, nồng độ muối trong nước

từ 5/1000 - 10/1000.

Trong các yếu tố trên, thì nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa là yếu tố giới

hạn không sửa đổi được. Trong khi các yếu tố khác có thể cải thiện bằng kĩ

thuật trồng trọt thích hợp và chế độ phân bón đầy đủ.

L4.2.Các giống dừa:

Cho đến nay chưa có một số liệu thống kê cu thể vé các giống dừa. Chi riêng đừa lai, thế giới có khoảng 400 tổ hợp dừa lai đang được bảo tổn tại các

trung tâm nghiên cứu dừa của các nước Philippin, Srilanka, Cote đ' Ivoire...

Trên thế giới phân dừa thành 2 nhóm chính: nhóm dừa cao và nhóm

đừa lùn. Sự khác nhau cơ bản của 2 nhóm như sau:

17

Tim hiểu tình hình sản xuất và chế biến các sản phẩm từ dita tỉnh Bến Tre

Bảng |: Chỉ tiêu phân biệt nhóm đừa lùn và cao

Nhóm đừa cao Nhóm dừa lùn

Thụ phấn chéo (giao phấn) Tự thụ phấn

Ra hoa muộn, có trái muộn (5 - | Ra hoa sớm, cho trái s6m.

7 năm, nếu có tưới; 7 - 10 năm, nếu không tưới).

Số trái ít, trái có kích thước | Số trái nhiều, nhỏ trái.

Hàm lượng dầu thấp (dưới 60%)

° [mmsimanm — [mamem ———

I0|Sgisiu-SĐwl ReCác giống dừa phổ biến ð Việt Nam:

-Giống đừa cao: Ta xanh, Ta vàng, Dâu vàng, Dâu xanh, dừa Lửa, đừa Giấy.

-Giống dừa lùn: Eo, Xiêm lùn, Xiêm đỏ, Tam quan.

Các giống dừa quí hiếm trồng ở một số địa phương:

~

-Giống đừa cao: Bung, Sáp.

-Giống dừa lùn: Dứa, Sọc.

Các giống dừa nhập nội:

-Cao Tây Phi, Cao Hijo, San Ramon.

Tìm hiểu tình hình sản xuất và chế biến các sản phẩm từ dừa tỉnh Bến Tre

-Lùn xanh Mã Lai, lùn vàng Mã Lai, Lan đỏ Mã Lai, Lin vàng Ghana, Lin xanh Guine, ...

-Các giống dừa lai: PBI I I(Mawa), PB121, PB132, PB141, JVA 1, JVA 2,

CRIC-65.

Năng suất bình quân của các giống dừa Việt Nam (trong nước) thấp, chỉ đạt được khoảng 35- 40 trái/cây/năm. Trong khi tiém năng năng suất của một số giống dừa khá cao (80 -90 trái/cây/năm)và năng suất của các giống dừa lai trên thế giới là 150 -180 trái/cây/năm.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Tìm hiểu tình hình sản xuất và chế biến các sản phẩm từ dừa tỉnh Bến Tre (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)