5. Bố cục của luận văn
4.2.3. Nhóm giải pháp tài chính
Nhóm giải pháp này liên quan đến việc hình thành, tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Đối với Bảo Việt Phú Thọ, do là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, nên các quỹ tiền tệ không đầy đủ như một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập. Có hai loại quỹ tiền tệ cần quan tâm nhất là quỹ doanh thu phí bảo hiểm và quỹ bồi thường bảo hiểm. Các giải pháp tài chính đưa ra nhằm tăng cường tính hiệu quả trong quá trình hình thành tạo lập và sử dụng hai quỹ này. Tác giả luận văn kiến nghị thực hiện các giải pháp cụ thể sau:
4.2.3.1. Bố trí nguồn lực tài chính hợp lý để phát triển sản phẩm mới, thị trường mới
Kế hoạch doanh thu hàng năm, Tổng công ty giao cho các đơn vị thành viên tăng bình quân 15%. Để hoàn thành mục tiêu này, trong bối cảnh các sản phẩm truyền thống đang chịu áp lực cạnh tranh rất lớn, khả năng tăng trưởng doanh thu theo mức kế hoạch đặt ra là rất khó nếu cứ tiếp tục đi theo “lối mòn” này. Do đó, cần tập trung nguồn lực tài chính để triển khai các sản phẩm bảo hiểm mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhóm khách hàng cá nhân.
4.2.3.2. Có chiến lược đầu tư cho các nhóm khách hàng, nhóm nghiệp vụ mang lại hiệu quả kinh doanh cao
Hiệu quả kinh doanh của Bảo Việt Phú Thọ chủ yếu đến từ nhóm khách hàng tổ chức, tập trung vào một số nghiệp vụ bảo hiểm. Do đó cần xây dựng chiến lược để chuyển dịch cơ cấu doanh thu vào nhóm các khách hàng và nghiệp vụ này.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Về khách hàng, cần sử dụng các chính sách khuyến khích tài chính để giữ được những khách hàng chiến lược, truyền thống của công ty như,: Tổng công ty giấy Việt Nam, công ty cổ phần supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, Khối giáo dục như:
- Phối hợp xây dựng quỹ đề phòng hạn chế tổn thất đối với nghiệp vụ bảo hiểm tài sản.
- Xây dựng quỹ học bổng để tài trợ cho học sinh học giỏi của các nhà trường. Trong kinh doanh nói chung và kinh doanh bảo hiểm nói riêng nói một cách hình ảnh, để phát triển thì trước hết cần phải giữa được hậu phương vững chắc, trong đó có các khách hàng chiến lược của mình.
Về nghiệp vụ, số liệu phân tích đã chỉ ra công ty nên đầu tư vào nhóm nghiệp vụ bảo hiểm đối ngoại, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm xe môtô. Các biện pháp cụ thể là:
- Tổ chức tuyên truyền, vận động, vận dụng quyền ưu tiên theo luật trong khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá nhất là bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn.
- Để đối phó với cạnh tranh trong bảo hiểm kỹ thuật, tránh việc giảm phí bảo hiểm, tăng chi phí khai thác, cần chủ động thực hiện giải pháp đồng bảo hiểm.
Phấn đấu tăng tỷ trọng doanh thu của nhóm nghiệp vụ này lên mức 30% đến 40%.
Nghiệp vụ bảo hiểm thân xe ôtô phải được cơ cấu lại theo nhóm khách hàng, chấp nhận giải pháp giảm tỷ trọng đối với nhóm khách hàng có mức độ tổn thất cao. Nên sử dụng một phần nguồn lực của nghiệp vụ này nhờ cơ cấu lại để đầu tư khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm đối ngoại.
4.2.3.3. Sử dụng linh hoạt chính sách phí bảo hiểm
- Ưu tiên giảm phí :
+ Đối với khách hàng tham gia nhiều loại hình bảo hiểm + Đối với khách hàng có tỷ lệ tổn thất thấp và ngược lại.
4.2.3.4.Kiểm soát tốt các khoản chi phí quản lý, chi bồi thường, chi phí quản lý đại lý
- Chi phí quản lý doanh nghiệp, nếu loại bỏ phần chi phí bán hàng “ẩn” bên trong, thực tế khoản chi này còn đang ở mức rất cao. Theo tác giả, nếu thực sự có
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ “thiện chí” khoản chi này có thể tiết kiệm thêm từ 1% đến 3%. Khoản tiết kiệm này hoặc là trực tiếp làm tăng thêm hiệu quả kinh doanh hoặc có thể sử dụng để tập trung nguồn lực nâng cao doanh thu.
- Thực hiện tốt thông tư số 09/2011/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng trong đó có mục khấu trừ thuế đầu vào đối với bồi thường bảo hiểm. Theo đó:
+ Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền cho người tham gia bảo hiểm sửa chữa tài sản nhưng hoá đơn mang tên người tham gia bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hoá đơn này với điều kiện:
* Phải có giấy uỷ quyền cho người tham gia bảo hiểm, trong đó ghi rõ: Tên người được uỷ quyền, số chứng minh thư hoặc số đăng ký kinh doanh, địa chỉ của người được uỷ quyền, số hợp đồng bảo hiểm kèm hoá đơn của cơ sở sửa chữa thay thế.
* Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng với phần trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm và không lớn hơn số thuế GTGT ghi trên hoá đơn.
* Người tham gia bảo hiểm không được kê khai, khấu trừ đối với hoá đơn mà doanh nghiệp bảo hiểm đã kê khai, khấu trừ.
Nghiệp vụ bảo hiểm có liên quan trực tiếp nhất là bảo hiểm thân xe ôtô. Vì vậy, Bảo Việt Phú Thọ cần chú ý hướng dẫn khách hàng hợp tác trong quá trình xét bồi thường. Theo tính toán, căn cứ vào số vụ bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm thân xe ôtô, nếu làm tốt, số tiền tiết kiệm hàng năm lên tới hàng tỷ đồng.
- Chi phí quản lý đại lý chỉ nên tập chung vào khai thác nhóm khách hàng cá nhân, khách hàng mới. Tránh giao cho đại lý khai thác các khách hàng cũ của công ty vì điều này dễ dẫn đến đội chi phí bán hàng.
4.2.3.5. Kiến nghị nâng mức giữ lại đối với nhóm nghiệp vụ bảo hiểm đối ngoại
Các nghiệp vụ bảo hiểm đối ngoại, theo phân cấp hiện nay, mức giữa lại tối đa đối với các đơn vị thành viên là 40% và được tính chung theo tỷ lệ không căn cứ vào số tiền bảo hiểm nhiều hay ít. Mặc dù đây là nhóm nghiệp vụ có liên quan đến việc tái bảo hiểm. Tuy nhiên, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt cũng nên căn cứ vào số tiền bảo hiểm cụ thể của từng Đơn bảo hiểm để quy định mức giữa lại cho hợp
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ lý. Theo tác giả, những Đơn bảo hiểm có số tiền bảo hiểm từ 10 tỷ đồng trở xuống, nên nâng mức giữa lại tại các công ty thành viên lên 80% đến 100%.
4.2.3.6. Tăng cường quản lý công nợ phí bảo hiểm
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính hiện của công ty, ngoài việc nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm gốc, còn góp phần tăng dòng tiền nhàn rỗi để đầu tư tập trung tại Tổng công ty đem lại hiệu quả về đầu tư tài chính, làm tăng thu nhập của của người lao động.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN
Hiệu quả kinh doanh luôn là mục tiêu cao nhất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, yêu cầu sử dụng hợp lý các nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện sống còn trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
Với tư cách pháp lý là một đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu về thị phần, không ngừng nâng cao đời sống người lao động là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của Bảo Việt Phú Thọ.
Qua 4 chương, tác giải luận văn đã cố gắng trình bày những vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh doanh nói chung và kinh doanh bảo hiểm nói riêng (Chương 1). Trên cơ sở đưa ra các phương pháp nghiên cứu (Chương 2) tác giả đã phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2007 -2011 (chương 3) để rút ra được những kết quả đã đạt được đồng thời chỉ ra những hạn chế trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty Từ đó, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, chiến lược kinh doanh trong giai đoạn tới tác giả đề xuất 6 nhóm giải pháp lớn để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Bảo Việt Phú Thọ.(Chương 4)
Xuất phát từ vị trí công tác của mình, tác giả hy vọng rằng, những giải pháp đưa ra sẽ được áp dụng vận dụng vào tình hình thực tiễn tại Bảo Việt Phú Thọ.
Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm và bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII (2011).
2. Báo cáo đánh giá thị trường bảo hiểm của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2011). 3. Công ty Bảo Việt Phú Thọ (2007-2011), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh.
4. Hoàng Văn Châu, Vũ Sĩ Tuấn, Nguyễn Như Tiến (2002), Bảo hiểm trong kinh doanh, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
5. Học viện tài chính Hà Nội (2005), Giáo trình bảo hiểm, nhà xuất bản tài chính. 6. Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000.
7. Nguyễn Ngọc Hà (2009), “Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm của các nước và những bài học đối với Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, số 18-6/2009, tr. 80-83.
8. Phạm Văn Dược (1998), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê. 9. Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt (2005, 2010), Quyết định phân cấp quyền
hạn trách nhiệm và hạch toán nội bộ hiệu quả kinh doanh đối với các đơn vị thành viên.
10. Thông tư số 156/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới được thành lập, tổ chức và hoạt động theo luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ tài chính ban hành ngày 20 tháng 12 năm 2007.
11. Trương Mộc Lâm, Lưu Nguyên Khánh (2001), Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
12. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1998), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản Giáo dục.