5. Bố cục của luận văn
3.1.3. Nguyên tắc xác định hiệu quả kinh doanh đối với công ty thành viên hạch
toán phụ thuộc tại Bảo Việt
Công ty Bảo Việt Phú Thọ là một đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt. Việc xác định hiệu quả kinh doanh được thực hiện theo công văn số 604/QĐ/TGĐ/BHBV ngày 07/04/2005 của Tổng giám đốc Bảo hiểm Việt Nam (nay là Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt). Theo đó doanh thu, chi phí và hạch toán hiệu quả kinh doanh nội bộ được xác định như sau:
3.1.3.1 Doanh thu, chi phí:
Nội dung doanh thu, chi phí tuân theo chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước, Quy chế tài chính của Tổng công ty, Quy chế tài chính của Bảo hiểm Việt Nam và các văn bản hướng dẫn của Tổng công ty và Bảo hiểm Việt Nam. Toàn bộ số thu, chi thuộc trách nhiệm của Công ty phải được hạch toán đầy đủ vào báo cáo tài chính của Công ty.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
3.1.3.2 Hạch toán thu chi nội bộ theo phân cấp
Việc tính toán các chỉ tiêu thu chi theo phân cấp chỉ nhằm mục đích tính toán hiệu quả nội bộ quy ước, không thực hiện hạch toán kế toán.
a. Chỉ tiêu thu:
Các khoản thu tính hiệu quả của Công ty bao gồm:
- Phí giữ lại theo phân cấp: là số phí bảo hiểm thuần tương ứng với tỷ lệ giữ lại của công ty theo từng nghiệp vụ quy định; hay là phần phí thuần còn giữ lại sau khi trừ đi phần phí chuyển Bảo hiểm Việt Nam (bao gồm cả hoàn phí, giảm phí bảo hiểm).
- Trích lập dự phòng phí: dự phòng phí tính vào hiệu quả quy ước là số chênh lệch giữa dự phòng phí trích năm trước với dự phòng phí trích năm nay. Dự phòng phí trích trong năm được tính trên số phí giữ lại theo phân cấp theo tỷ lệ thống nhất đối với từng nghiệp vụ do Bảo hiểm Việt Nam quy định.
- Các khoản thu khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm: thu phí giám định, thu phí đại lý (đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường, đòi ngýời thứ ba,...), thu khác về hoạt ðộng bảo hiểm.
- Thu hoạt động tài chính, bao gồm: lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi cho vay theo nhu cầu cá nhân, thu từ các hoạt động đầu tư khác được phép triển khai; lãi đầu tư tập trung tại Bảo hiểm Việt Nam được phân bổ theo phương án được Tổng Giám đốc Bảo hiểm Việt Nam phê duyệt.
- Thu hoạt động khác theo quy định.
b. Các chỉ tiêu chi:
Các khoản chi tính hiệu quả của Công ty bao gồm:
- Bồi thường thuộc trách nhiệm theo phân cấp: là số bồi thường tương ứng với tỷ lệ giữ lại của công ty theo từng nghiệp vụ quy định, hay là số tiền bồi thường còn lại sau khi trừ đi phần bồi thường tương ứng với tỷ lệ phí chuyển Bảo hiểm Việt Nam.
- Các khoản giảm trừ bồi thường bao gồm: số tiền bồi thường vượt mức trách nhiệm tối đa theo phân cấp, thu đòi người thứ ba và thu bán hàng xử lý bồi thường 100%. Thu đòi người thứ ba và thu bán hàng xử lý bồi thường 100% tính vào hiệu quả của Công ty chỉ là phần tương ứng với tỷ lệ phí giữ lại của Công ty, phần còn lại chuyển Bảo hiểm Việt Nam (tương ứng với tỷ lệ phí chuyển Bảo hiểm Việt Nam).
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ - Trích lập dự phòng bồi thường: dự phòng bồi thường tính vào hiệu quả quy ước là số chênh lệch giữa dự phòng bồi thường trích năm nay và dự phòng bồi thường trích năm trước. Dự phòng bồi thường trích trong năm được tính trên số phí giữ lại theo phân cấp theo tỷ lệ thống nhất đối với từng nghiệp vụ do Bảo hiểm Việt Nam quy định.
- Trích lập dự phòng dao động lớn: là số dự phòng dao động lớn phải trích trong năm, được tính trên số phí giữ lại theo phân cấp theo tỷ lệ thống nhất đối với từng nghiệp vụ do Bảo hiểm Việt Nam quy định.
- Chi hoa hồng (bao gồm hoa hồng bảo hiểm gốc và hoa hồng môi giới): hoa hồng bảo hiểm tính vào hiệu quả của Công ty là phần hoa hồng tương ứng với tỷ lệ phí giữ lại của Công ty, phần còn lại chuyển Bảo hiểm Việt Nam (tương ứng với tỷ lệ phí chuyển Bảo hiểm Việt Nam).
- Các khoản chi trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm khác bao gồm: chi đánh giá rủi ro, giám định tổn thất, chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi đòi người thứ ba, chi xử lý hàng bồi thường 100%. Các khoản chi này tính vào hiệu quả của Công ty chỉ là phần tương ứng với tỷ lệ phí giữ lại của Công ty, phần còn lại chuyển Bảo hiểm Việt Nam (tương ứng với tỷ lệ phí chuyển Bảo hiểm Việt Nam).
- Chi quản lý: chi quản lý tính vào hiệu quả là phần còn lại của chi phí quản lý doanh nghiệp (không tính tiền lương theo hiệu quả) sau khi trừ đi phần trách nhiệm chuyển Bảo hiểm Việt Nam. Phần chi quản lý chuyển Bảo hiểm Việt Nam được tính theo tỷ lệ giữa tổng số phí chuyển Bảo hiểm Việt Nam với tổng doanh thu phí bảo hiểm của công ty và chỉ tính trên phần chi quản lý trong định mức (toàn bộ số chi quản lý vượt định mức Bảo hiểm Việt Nam giao tính vào hiệu quả của Công ty).
- Chi phí cho hoạt động đại lý (đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường, đòi người thứ ba,....).
- Chi hoạt động tài chính; - Chi hoạt động khác.
c. Xác định hiệu quả kinh doanh
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
3.1.3.3 Phân định trách nhiệm bảo hiểm giữa Công ty và Bảo hiểm Việt Nam để hạch toán hiệu quả kinh doanh nội bộ
a. Tỷ lệ phí tối thiểu và tối đa phải chuyển về Bảo hiểm Bảo Việt
- Hàng hóa vận chuyển, thân tàu biển : 60% đến 80%.
- Dầu khí, hàng không : 100%.
- Hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt, xây lắp : 70% đến 85%. - Trách nhiệm chung, tài sản và thiệt hại khác : 50% đến 70%.
- Bảo hiểm nông nghiệp : 50% đến 60%.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu : 70% đến 85%.
- Các nghiệp vụ khác: Công ty có thể giữ lại 100%, hoặc chuyển một phần trách nhiệm cho Bảo hiểm Việt Nam (tối đa là 15%).
Các Công ty căn cứ vào tỷ lệ trên đăng ký mức giữ lại với Bảo hiểm Việt Nam, Bảo hiểm Việt Nam sẽ xem xét và chấp nhận cho Công ty bằng văn bản. Tỷ lệ đăng ký sau khi được Bảo hiểm Việt Nam chấp nhận và thông báo bằng văn bản là căn cứ để phân chia doanh thu phí và chi bồi thường khi tính hiệu quả nội bộ cho các Công ty thành viên.
Tỉ lệ phí giữ lại, dự phòng phí, dự phòng bồi thường, dự phòng dao động lớn cụ thể của Bảo Việt Phú Thọ tại Bảng số 3.1
b. Số tiền bồi thường tối đa đối với mỗi vụ tổn thất mà Công ty phải chịu
- Các Công ty nhóm 1: số tiền bồi thường tối đa 4.500 triệu đồng/vụ. - Các Công ty nhóm 2: số tiền bồi thường tối đa 3.000 triệu đồng/vụ. - Các Công ty nhóm 3: số tiền bồi thường tối đa 1.500 triệu đồng/vụ. - Các Công ty nhóm 4: số tiền bồi thường tối đa 700 triệu đồng/vụ.
Trường hợp đặc biệt: Khi có tổn thất mang tính thảm họa là chi bồi thường của một nghiệp vụ cao thì cũng tính mức giữ lại tối đa như quy định trên.
Từ nguyên tắc xác định hiệu quả kinh doanh như trên, ta có thể thấy rằng, nguyên tắc xác định “Hiệu quả quy ước nội bộ” chính là nguyên tắc xác định “Lợi nhuận” kinh doanh đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty. Vì là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, do đó trong phân tích hiệu quả kinh doanh ta chỉ có thể sử dụng một số chỉ tiêu cụ thể phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Bảng 3.1. Mức giữ lại, tỷ lệ dự phòng phí, dự phòng bồi thƣờng, dự phòng dao động lớn của các nghiệp vụ chính
Số TT Tên nghiệp vụ Mức giữ lại (%) Dự phòng phí (%) Dự phòng BT (%) Dự phòng DĐ lớn (%)
1 BH hàng hóa nhập khẩu 40 17 9 8
2 BH hàng hóa xuất khẩu 40 17 5 13
3 BH hàng hóa vận chuyển nội địa 40 17 5 20
4 BH mọi rủi ro xây dựng, lắp đặt 30 40 3 18
5 BH hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt 30 40 5 13
6 BH thân xe ô tô 100 40 5 5
7 BH TNDS chủ xe ô tô 100 40 5 5
8 BH thân tàu sông 100 40 5 5
9 BH trách nhiệm tàu sông 100 40 5 5
10 BH TNDS chủ xe mô tô 100 40 5 5
11 BH kết hợp con người 100 40 3 5
12 BH tai nạn con người 100 40 3 5
13 BH toàn diện học sinh 100 40 4 5
14 BH sinh mạng cá nhân 100 40 4 5
15 BH tai nạn lái phụ xe 100 40 3 5
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Bảo Việt Phú Thọ 2007-2011)
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/