Bầu nhóm trưởng là cá nhân xuất sắc nhất

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học: Tìm hiểu thực trạng phương pháp học tập theo nhóm của sinh viên khoa hóa học trường đại học Sư phạm Tp. HCM (Trang 72 - 81)

LƯỢNG HỌC TẬP THEO NHÓM

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHAT LƯỢNG HỌC TAP THEO NHOM [10],

3.2.1. Bầu nhóm trưởng là cá nhân xuất sắc nhất

Nhóm cũng có thể coi là một tổ chức thu nhỏ vì vậy việc hoạt động của nhóm

cũng là sự hoạt động của một tổ chức. Đã là một tổ chức thì trước tiên cần phải có một

người đứng đầu. Do đó trong một nhóm không thé không có người nhóm trưởng.

Công việc của nhóm trưởng cũng như công việc của người quản lý. Trước

tiên cần phải có trình độ nỗi trội, biết quan tâm và lắng nghe. Người trưởng nhóm cũng là người “cầm cân gẩy myc” do đó điều quan trọng là cần có cơ cấu hoạt động rõ ràng cho nhóm, điều phối các hoạt động

của nhóm. đại diện cho nhóm trước nhóm

65

Thực trạng phương pháp học tập theo nhóm. GVHD; PGS.TS Trịnh Văn Biều

khác, hòa giải mâu thuẫn, đảm bảo mọi người đều đóng góp và hưởng thành quả tương xứng đồng thời giữ cho công việc luôn tiền triển đúng hướng.

Vậy người trướng nhóm sẽ cần những phẩm giá nào để xây dựng nhóm làm

việc hiệu quá?

Người trưởng nhóm cần phải có tính cách mạnh mẽ dé khẳng định anh hưởng

vả chức năng của mình. Có những phẩm chất thuộc vé bản năng nội tại nhưng chủng cũng phải được thường xuyên bố sung bởi các tính cách có được qua rèn luyện va trải

nghiệm thực tế - đó là những kỳ năng bên ngoai.

3.2.1.1. KƑ năng nội tại

Tam nhìn: là hướng đi, là bức tranh tươi đẹp phía trước nhưng tương lai có thẻ

đạt được. Bức tranh đó có thé hình dung được, nó phù hợp với nhóm ở hiện thực, mang tinh khả thi và để hiểu, dé giải thích.

Sự tự tin: lòng tự tin và ý chi của con người giống như đôi cánh của một con chim hay là hai cái bánh của một chiếc xe đạp. Chỉ nhờ không ngừng tăng cường rèn luyện hai yếu 16 đó bạn mới có thể bay that cao va đạp thật nhanh. Nhưng sự tự tin ở đây không phải là sự tự tin mù quáng mà là tin tưởng vào bản thân, nhận thức và năm

rõ được bản thân minh.

Tỉnh quyết đoán: là biết nắm bắt cơ hội kịp thời, nói “cd” một cách thẳng thắn vả biết nói “không” khi cẩn thiết. Quyết đoán không có nghĩa là làm bừa bãi mà là

“đám nghĩ, dám làm”, quyết định phải dựa trên thực tiễn. Thiếu tính quyết đoán là sợ ra quyết định, có thể sự do dự sẽ mang đến cho các bạn những quyết định chắc chắn

nhưng nó cũng mang cơ hội của các bạn đi xa.

Tập trung vào kết quả: là người trưởng nhóm can luôn hướng cho những thành viên trong nhóm nhìn về kết quả mà nhóm cần đạt được. Điều đó làm cho các cuộc thảo luận nhóm không bị xa rời và luôn hướng vẻ mục tiêu.

3.2.1.2. Kỹ năng bên ngoài

Khả năng truyền thông: Truyền thông là quá trình thông tin hai hay nhiều chiều trở lên, có người nói và có người nghe, nói sao cho người nghe hiểu và đồng

SVTH- Trân Thị Ngọc Khánh 66

Thực trạng phương pháp học tập theo nhằm... GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biểu

cảm, nghe sao cho người nói hài lòng và có cảm hứng nói tiếp. Hay nói một cách cụ

thé đối với sinh viên đại học thi khả năng truyền thông chính 1a sự giao tiếp, thuyết trình. Tuy nhiên, kha nang truyền thông không chỉ là khả năng trình bay, nói, thuyết trình, giải thích. Mà đó còn là bạn biết nghe và lắng nghe như thể nào nữa. Một thực tế

đó là người Việt Nam thích nói nhiều hơn thích nghe. Theo tôi "muốn người khác hiểu

những gi mình nói hãy lắng nghe những gì người khác nói trước đã". Lang nghe khác với nghe. Lắng nghe cần sự phân tích, tư duy, phản hồi bằng thái độ tôn trọng đối với

người nói dù đó là ý kiến trái ngược với quan điểm của mình. Đây là kỹ năng mà tắt cả

mọi người can phải rèn luyện chứ không riêng nhóm trưởng.

Khả năng quan sát: óc quan sát khá quan trọng trong việc tập thé. La người

trưởng nhóm bạn can quan sát mọi thành viên trong nhóm từ cử chỉ thái độ và hành

động. Quan sát để đánh giá chính xác không phiến diện về một vấn dé nào đó và để người khác không thé nhận xét bạn là người hồ đồ. Khả năng quan sát và óc phán đoán

cũng sẽ tránh được những xung đột trong nhóm bạn.

Khả năng làm việc theo nhóm: như điều hành các cuộc tháo luận hướng theo mục tiêu; tạo điều kiện thuận lợi để tạo cám hứng cho thành viên trong nhóm phát biểu; xây dựng bau không khí tích cực; lắng nghe, ghi nhận ý kiến của tất cả mọi

người...cách làm việc nhóm sẽ không có kết quả nếu trưởng nhóm là người đưa ra ý

kiến trước khi người khác có cơ hội phát biểu.

Kỹ năng phân công: nêu nhóm trưởng hiểu các thành viên của nhóm mình, biết

thế mạnh của họ thì sẽ có sự phân công công việc hợp lý. Việc vận dụng 6 chiếc nón tư duy cũng là một cách hay và hiệu quả cho một buổi thảo luận nhóm. Mỗi thành viên

sẽ giữ một chiếc nón khác nhau nhưng can có sự luân chuyển. Tuy nhiên, không nên

tạo cho mọi người cảm giác bị mặc một cái áo chật chội, nên sắp xếp vai trỏ phù hợp

với tính cách của người đó, tạo cho họ cảm giác thoải mái

67 _.

SVTH: Tran Thị Ngọc Khánh

Thực trạng phương pháp học tập theo nhỏm.. GVHD: PGS.TS Trinh Văn Biêu

3.2.2. Đặt mục tiêu rõ rang va khả thi

Nhóm cin phải có mục tiêu học rõ

MUCcE ss ràng. Một nhóm không có mục tiêu như con

thuyền không cỏ đích tới. Có rất nhiều đại dương bên ngoài kia khiến mọi người trôi nổi khắp nơi và không biết đi đâu về đâu - những cuộc họp không bao giờ kết thúc, những buổi thảo luận ching bao giờ được thỏa mãn. Mục

tiêu mà nhóm đưa ra cần ngắn gon, rd rang, định hướng hành động, cụ thé và điều quan trọng là mục tiêu nhóm đưa ra cần phải có

tính khả thi. Trong cấu trúc của một nhóm, mục tiêu luôn là kết quả mà mọi cá nhân không thể nào tự mình đạt được. Khi mục tiêu đã được xác định thì các thành viên

trong nhóm phải tin tưởng là có khả năng đạt được mục tiêu.

Khi đã có mục tiêu nhóm bắt đầu vận hành nhằm mục đích hướng tới và đạt được cái mình đặt ra. Nhưng không phải chúng ta muốn nó vận hành là tự động nó vận hành theo ý của mình. Một tổ chức muốn hoạt động hiệu quả thì điều không thẻ thiếu đó là

những nguyên tắc.

3.2.3. Thiết lập nội quy cho nhóm

Một đất nước cần phải có hiến pháp, thé chế thiết lập những nguyên tắc hoạt động nén tảng. các chính sách. ..Một dòng họ, một gia đình cũng có những nguyên tắc, luật lệ...Chúng ta hãy tướng tượng nếu như dat nước ma không có hiến pháp, thé chế;

gia đình không có những nguyên tắc, luật lệ...hệ quả sẽ là gì? Nhóm cũng vậy, nhóm được thành lập từ những con người khác nhau với những điều kiện không ai giống ai vậy thì nguyên tắc được đưa ra đẻ hoạt động nhóm, thực hiện mục tiêu của nhóm liệu có tốt hon? Chúng tôi nghĩ nếu không có những nguyên tắc —“thé chế" này thì công

việc của nhóm sớm rơi vào cuộc bàn thảo vô tổ chức, không có mục đích, lạc hướng

hoặc lâm vào ngõ cụt khác va điều quan trọng là thời gian thì vẫn cứ trôi đi âm thằm

SVTH: Tran Thị Ngọc Khánh

Thực trạng phương pháp học tập theo nhóm... GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biểu

nhưng vấn dé cân giải quyết lại cảng rối hơn. Chính vi vậy, nhóm cần có những nguyên tắc riêng đề tự quản lý.

Vi dụ nhóm xác định bao lâu sẽ gặp mat? | tuần 2 lin hoặc 3 lan... Nguyễn tắc

có mật tại buổi hop 1a gì? Các thành viên hoan thanh tất cả các bài tập có thẻ,... Sự

chuẩn bị của các thành viên ra sao? Chuan bị dàn ý bai học, các bài đọc tham khảo,....

Trong cuộc họp các thành viên trình bảy những gì mình đã chuẩn bj, tự đặt ra các

câu hỏi và suy nghĩ phương án trả lời. Mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu người khác phải trình bày ý kiến, phát biểu và bản thân mình phải có sự nhận xét và đóng góp ý kiến nhiệt tình. Mỗi người phải có trách nhiệm với các thành viên khác, cần có tinh thần học hỏi, học cách lắng nghe, hết minh vì tập thẻ... Yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm can phải đưa ra quan điểm rõ ràng của mình.

Để có buổi học nhóm hiệu quả thì trước hết các thành viên trong nhóm cần có sự chuẩn bị bai ở nhà trước. Nếu khi đến họp nhóm rồi mới nói “hôm nay chúng ta hoc gì

?" thì quả là nguy hiểm. Khi chưa có ai chuẩn bị thì việc học nhóm sẽ chẳng đi tới đâu cả. Vì vậy, trước một buổi làm việc nhóm các thành viên cần có sự chuẩn bị kỹ càng.

phải xác định được ngày hôm đó sẽ làm gì. Đỏ được xem là một nguyên tắc, nội quy bắt buộc của một nhóm.

3.2.4. Nâng cao sự cộng tác giữa các thành viên

Việc giải quyết vấn đề trong nhóm khác với việc một cá nhân giải quyết vấn đề.

Ví dụ, ta đặt câu hỏi: tại sao những bài thuyết

trình Lịch sử Đảng, những bài thuyết trình hợp chất

hữu cơ... là sự tham gia của nhóm mà không phải riêng một cá nhân nào?

Đơn giản chỉ là nếu là cá nhân thì có những cái nhìn không khách quan. Nhiều người sẽ có nhiều

thông tin, các thông tin sẽ được chọn lọc và lựa chọn

hợp lý hơn. Là cá nhân sẽ có quan điểm riêng và đôi

SVTH: Trần Thị Ngọc Khánh 69

Thực trang phương pháp học tập theo nhóm GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biéu

khi có những quan điểm không đúng sẽ không cỏ người nhận ra cái sai cúa mình nếu như họ không làm tập thé. Mỗi người sẽ có những phương pháp học khác nhau nhưng

không phải tất cả các phương pháp đều hiệu qua, Chính vi vậy, khi làm việc nhóm cần

thiết phải nâng cao sự cộng tác giữa các thành viên. Đơn giản chỉ là khi làm việc với nhau dé củng giải quyết vấn dé thi với những quan điểm va cách hiểu khác nhau cộng

thêm những sự kiện và kiến thức khác nhau sẽ tạo ra những giải pháp tôi ưu. Sự cộng tác tốt tức là các thành viên chăm chủ lắng nghe các thành viên khác đóng góp ý kiến

dựa trên ý tưởng của nhau, sửa đổi ý tưởng, bỏ qua hoặc lấy lại ý tưởng. đưa ra cái

mới.

3.2.5. Tạo đồng thuận trong nhóm

Nếu tinh than cộng tác là giúp nhóm đặt ra những ý tưởng sáng tao vả thú vị thi sự đồng thuận chính là qua trình giúp nhóm đi đến lựa chọn những ý tưởng hay nhất

và thực hiện chúng. Có rất nhiều quyết định mà một nhóm đưa ra cần có sự đồng lòng của cả nhóm. Mỗi lựa chọn đều có những thuận lợi và bat lợi riêng, không có gì là hoàn hảo cá. Déng lòng đơn giản chỉ là một quyết định được chọn trong một nhóm mà tat cả mọi người đều cho rằng đó là quyết định tốt nhất. Trong quá trình đi tim sự đồng thuận tắt cả các thành viên với những quan điểm khác nhau sẽ nhìn nhận vấn đề theo cách tương tự như nhau hay ít nhất là thu hẹp lại những khác biệt đó. Trong sự đồng

thuận, các quan điểm khác nhau của từng thành viên sẽ được phát hiện, cân nhắc, so sánh, thảo luận... khi các thành viên nhận thấy, thấu hiểu vấn dé thì sẽ đi đến được

những quyết định hợp ly, đúng lúc, đúng nơi.

Muốn tìm kiếm được những quan điểm chung trong một nhóm thì mỗi thành

viên trong nhóm phải thể hiện họ cảm thấy như thé nào về vấn dé này. Đó là sự bộc lộ

chân thành và cởi mở cho thấy tại sao họ nghĩ rằng lựa chọn nay tốt hơn lựa chọn kia, Các thành viên trong nhóm cần phải bảo vệ ý tưởng của mình bằng cách đưa ra các

luận điểm sau đó nhóm sẽ nhận ra cái chung của nhóm. Không có ý tưởng sai hoặc đúng mà chi là ý tưởng đỏ có tốt trong trường hợp, hoàn cảnh này không. Dé tìm kiểm sự đỏng thuận thi đòi hỏi các thành viên phải có sự nỗ lực rat lớn.

70 —

SVTH: Trần Thị Ngọc Khánh

Thực trạng phương pháp học tập theo nhóm... GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biểu

Tuy nhiên, trong cách làm việc của chúng ta ở các cuộc họp thường có dâu hiệu mỗi người một ý kiến không ai chịu ai, điều đó rất khó ra quyết định. Nhưng khi đã quyết định một phương án nào đó rồi thì những người không đồng tình mặc dù là thiểu số nhưng vẫn không chịu làm theo đa số hoặc có sự miễn cưỡng. Điều đó làm cho công việc không được thực hiện một cách suôn sẻ. Vì vậy khi đưa ra quyết định, nhóm

nên hỏi các thành viên trong nhóm là họ có cảm thấy bị lừa phinh hay miễn cưỡng

trong quyết định đó không. Nếu họ cảm thấy có thể chấp nhận được tức là lúc này họ đang thỏa hiệp, chấp nhận quyết định nhưng nếu họ không thẻ chấp nhận thì đây là lúc chúng ta nên xem lại quyết định đó. Tuy nhiên, sự thỏa hiệp khi quyết định không thể tạo thành thói quen cho nhóm. Nếu không sẽ làm cho các thành viên cảm thấy bị gạt ra hay không có khả năng tác động vào nhóm như vậy sẽ đánh mắt lòng nhiệt tình và sự tận tụy đối với nhóm,

Và một khi ý kiến đã được thống nhất thì các thành viên phải tôn trọng và thực

hiện một cách tốt nhất. Chúng ta nên tạo sự đồng thuận của nhóm trong việc ra quyết định vì chỉ có sự đồng thuận mới đưa đến được ý tưởng hay nhất.

3.2.6. Phân công hợp lý giữa các thành viên

Mỗi thành viên trong nhóm cũng là một

“người chơi" trong đội. Điều đó có nghĩa là

nhóm tin tưởng mỗi thành viên hoàn thành

phần việc của họ. Chính vì vậy, các thành viên trong nhóm cần phải biết việc nhóm mình đang cố gắng thực hiện là gì. Trong nhóm cần có sự phân công công việc hợp lí. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào vai trò và khả năng chỉ

đạo của nhóm trưởng. Khi công việc được phân công rõ ràng cho từng thành viên họ

sẽ ý thức được vai trò của minh, có trách nhiệm hoan thành công việc. Một điều đặc biệt quan trọng phải nói đến là sự tự ý thức của các cá nhân trong nhóm, bản thân mỗi

Thực trạng phương pháp học tập theo nhém. GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biểu

người cin nhận thấy trách nhiệm của mình. Một nhóm học chỉ hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác vẻ thời gian, bài vở, tự giác “phát biểu”...

Việc phân công hợp lý là vấn dé cốt yếu anh hưởng đến sự thành bại của một tập thẻ trong công việc. Biết rõ phận sự, giới hạn về quyền hành và thời gian của mình sẽ giúp mọi người trong nhóm dé làm việc với nhau hơn. Khuyến khích tính đồng đội bảng cách phân chia công việc rd ràng cụ thé. Tuy sự phân công công việc rd rằng - việc ai người đó làm nhưng can có sự hỗ trợ lẫn nhau.

“Đến với nhau là bước khởi đầu, ở bên nhau la một quá trình phát triển,

nhưng làm việc cùng nhau mới là thành công. ”- (Henry Ford).4

3.2.7. Tạo sự tin tưởng lẫn nhau

Như đa số mọi người đã biết khi niềm tin giữa con người mắt đi thì sẽ rất khó làm việc cùng nhau. Các thành viên là như nhau, mọi người đều có trình độ, sự hiểu biết khi tham gia vào nhóm. Mỗi người có thế mạnh riêng, tính cách riêng. Do đó, ý kiến, ý tưởng của mỗi người đều có giá trị trong quá trình làm việc. Tuyệt đối không nên có sự "vạch lá tim sâu” hay “con sâu làm rau nồi canh”. Thành quả chỉ đến từ sự

công hiền va tin tưởng lẫn nhau của các thành viên trong nhóm.

Tin tưởng cũng là sự tôn trọng. Khi một ý kiến nào đó được đưa ra và được mọi

người ghi nhận, tôn trọng có nghĩa là mọi người tin tưởng vào nhau. Khi đã có niềm

tin vào nhau thì việc giải quyết công việc sẽ dễ dàng hơn. Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. Mọi ý kiến cần được ghi chép lại sau đó loại dan những ý kién bat khả thi và tóm tắt những ý khả thi. Trong buổi họp nhóm tuyệt đối

không được miệt thị ý kiến nào. Đôi khi nhiều ý kiến tưởng chừng như ngớ ngắn lại lả

giải pháp có hiệu quả cao nhất. Việc tôn trọng ý kiến của người khác cũng sẽ tạo

những sáng tạo mới mẻ và một tỉnh thần thoải mái khi họp nhóm.

* Michael Maginn. “Thúc day nhóm làm việc hiệu quả". (NX8 Tổng Hợp TP.HCM) ~ tr 18

SVTH: Trần Thị Ngọc Khánh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học: Tìm hiểu thực trạng phương pháp học tập theo nhóm của sinh viên khoa hóa học trường đại học Sư phạm Tp. HCM (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)