Tình hình nợ xấu theo thời hạn

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng sài gòn- hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 34 - 36)

- Tình hình dư nợ:

2.7.2.1. Tình hình nợ xấu theo thời hạn

Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2009 2010 2011 số tiền % số tiền % Ngắn hạn 24.452 19.362 26.916 -5.090 -20,82% 7.554 39,01% Trung và dài hạn 4.368 1.645 3.668 -2.723 -62,34% 2.023 122,98% Tổng 28.820 21.007 30.584 -7.813 -27,11% 9.577 45,59%

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Hình 4: Tình hình nợ xấu theo thời hạn

Bên cạnh việc tăng dư nợ thì vẫn còn tồn tại nhiều nợ xấu trong 3 năm với xu hướng tăng giảm không ổn định. Ở năm 2009, nợ xấu là 28.820 triệu đồng nhưng đến năm 2010 chỉ còn 21.007 triệu đồng, tức giảm 7.813 triệu đồng tương ứng 27,11%. Nhưng đến năm 2011 lại tăng lên 30.584 triệu đồng, so với năm 2010 thì tăng 9.577 triệu đồng tương ứng 45,59%. Tuy nhiên, nếu nhìn theo hướng tổng thể thì số nợ xấu tăng lên này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Nguyên nhân của việc tăng nợ xấu này là do dư nợ trong các năm qua tăng lên rất nhiều, việc nợ xấu này tăng theo cũng là điều dễ hiểu.

Cụ thể sự tăng giảm của nợ xấu trong thời gian qua như sau: Năm 2009 là 24.452 triệu đồng nhưng đến năm 2010 chỉ còn 19.362 triệu đồng, tức giảm 5.090 triệu đồng tương ứng giảm 20,82%. Nhưng đến năm 2011 lại tăng lên 26.916 triệu đồng, tức tăng 7.554 triệu đồng tương đương 39,01%. Xét về mặt cơ cấu thì tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn luôn ở mức cao trên 84%. Năm 2011 có xu hướng giảm tỷ trọng nhưng số lượng lại tăng, chứng tỏ nợ xấu dài hạn có xu hướng gia tăng.

+ Nợ xấu trung và dài hạn

Đối với nợ xấu trung và dài hạn thì cũng giống như nợ xấu ngắn hạn năm 2010 cũng giảm và nó chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ xấu. Cụ thể, so với năm 2009 thì năm 2010 giảm 2.723 triệu đồng tương ứng giảm 62,34%. Đến năm 2011 lại lên 3.668 triệu đồng, tức tăng lên 2.023 triệu đồng tương đương 122,98% so với năm 2010.

Nguyên nhân của việc tăng nợ xấu trong năm 2011 là do thị trường bất động sản đóng băng, lãi suất tăng cao, hạn chế tăng trưởng tín dụng làm cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán đúng hạn cho Ngân hàng. Một số khách hàng vay vốn sử dụng sai mục đích, tự ý thay đổi mục đích sử dụng vốn đã đề xuất với Ngân hàng trước đây. Ý thức của một số khách hàng vay vốn không cao, bên cạnh những khách hàng trả nợ sòng phẳng vẫn còn một số khách hàng không có thiện chí trả nợ, sau khi có được thu nhập họ không thanh toán cho Ngân hàng mà chiếm dụng vốn vay vào mục đích khác…

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng sài gòn- hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w