Dư nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng sài gòn- hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 26 - 29)

- Tình hình dư nợ:

2.6.2.2. Dư nợ theo thành phần kinh tế

Việc phân phối vốn tín dụng của ngân hàng bên cạnh mục đích là đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn, nó còn thể hiện mục tiêu đầu tư của ngân hàng trong nền kinh tế. Ngân hàng muốn mở rộng ngành nào, thu hẹp ngành nào được đánh giá dựa vào mức dư nợ hàng năm có tăng trưởng hay không. Sau đây ta sẽ xem xét tình hình dư nợ theo mỗi ngành kinh tế tại ngân hàng SHB chi nhánh Cần Thơ từ năm 2009 đến năm 2011 như sau:

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm 2009- 2011

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2009 2010 2011 so sánh

Số tiền số tiền số tiền 2010/2009 2011/2010 số tiền (%) số tiền (%) Nông, lâm, ngư

nghiệp 295.340 312.518 535.879 17.178 5,82% 223.361 71,47% Thương mại 784.452 935.601 1.278.562 151.14 9 19,27% 342.961 36,66% Sx gia công và chế biến 30.587 41.093 73.081 10.506 34,35% 31.988 77,84% Xây dựng 22.393 26.473 32.284 4.080 18,22% 5.811 21,95%

Vận tải, kho bãi,

TTLL 4.588 6.327 8.726 1.739 37,90% 2.399 37,92% Ngành khác - - - Tổng 1.137.36 0 1.322.012 1.928.532 184.652 16,24% 606.520 45,88% (Nguồn: Phòng kinh doanh)

Qua bảng số liệu ta thấy cơ cấu dư nợ của một số ngành qua các năm đều tăng. Cụ thể:

+ Ngành nông, lâm, ngư nghiệp: Dư nợ của ngành nông, lâm, ngư nghiệp năm 2010 đạt 312.518 triệu đồng tăng 17.178 triệu đồng tương đương 5,82% so với năm 2009. Đến năm 2011, dư nợ tăng 223.361 triệu đồng tương đương 71,47% so với năm 2010. Nhìn chung là do các năm qua chi nhánh Ngân hàng Sài Gòn- Hà Nội đã cố gắng gia tăng mức dư nọ cho ngành này, nhằm thực hiện tốt chủ trương của nhà nước ta là phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa, ổn định sản xuất lâu dài để thúc đẩy kinh tế của tỉnh nhà phát triển mạnh.

+ Ngành thương mại: Đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và cũng tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 đạt 935.601 triệu đồng, tăng 151.149 triệu đồng tương đương 19,27% so với năm 2009. Năm 2011 tiếp tục tăng thêm 342.961 triệu đồng tương đương 36,66% so với năm 2010. Nguyên nhân, do nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, doanh nghiệp cần nhiều vốn để cải tiến kỹ thuật, mua thêm thiết bị để nâng cao chất lượng kinh doanh nhưng vốn tự có không đủ để thực hiện nên họ cần đến nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng. Ta thấy số dư nợ của ngành thương mại tăng cao sau các năm nhưng đến năm 2011 tỷ trọng của ngành này đã giảm: năm 2010 là 70,77% nhưng đến năm 2011 chỉ còn 66,30%. Có sự sụt giảm này là Ngân hàng thay đổi cơ cấu tín dụng, không muốn tập trung vào một ngành mà muốn đa dạng hóa các ngành. Điều này sẽ giúp Ngân hàng hạn chế được rủi ro khi không tập trung vào một ngành và nguồn thu cũng ổn định hơn.

+ Ngành sản xuất gia công và chế biến: Dư nợ ngành này tăng qua 3 năm, tỷ trọng ngành này ngày càng tăng trong tổng các ngành. Cụ thể, năm 2009 chỉ có 30.587 triệu đồng nhưng năm 2010 lại đạt 41.093 triệu đồng, tức tăng 10.506 triệu đồng tương ứng 34,35%. Năm 2011 73.081 triệu đồng tăng mạnh 31.988 triệu đồng tương đương 77,84%. Để có quả này là vì đây là một trong những ngành xuất khẩu của ta.

+ Ngành xây dựng: Dư nợ của ngành này tăng qua 3 năm, cụ thể: năm 2010 26.473 triệu đồng tăng 4.080 triệu đồng tương đương 18,22% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 5.811 triệu đồng tương đương 21,95% so với năm 2010. Mức tăng thể hiện Ngân hàng vẫn có những chính sách cho ngành xây dựng mặc dù thị trường đang xấu nhưng nhu cầu nhà ở của người dân vẫn có nên đây là mức tăng hợp lý.

+ Ngành vận tải, kho bãi, TTLL: Dư nợ của ngành này cũng tăng đều qua 3 năm, cụ thể: năm 2009 là 4.588 triệu đồng, năm 2010 là 6.327 triệu đồng tăng 1.739 triệu đồng tương ứng 37,90%. Năm 2011 là 8.726 triệu đồng tăng 2.399 triệu đồng tương ứng 37,92% so với năm 2010. Tỷ lệ tăng dư nợ như vậy là do doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng.

Tóm lại, tuy tình hình ba năm qua có nhiều thay đổi, cơ cấu dư nợ của mỗi ngành mỗi khác nhưng tất cả đều góp phần vào tăng trưởng dư nợ chung của toàn Ngân hàng, đảm bảo hoạt động sử dụng vốn của NH luôn đạt hiệu quả. Ngân hàng chủ trương mở rộng, tăng trưởng tín dụng trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó Ngân hàng không ngừng kiểm soát, phân loại nợ theo đúng quy định. Bổ sung hoàn thiện hồ sơ pháp lý, khắc phục các kiến nghị từ các đợt kiểm tra của NHNN, thường xuyên đánh giá lại tài sản đảm

bảo giúp món vay được đảm bảo và ít rủi ro hơn. Đồng thời kiên quyết xử lý và hạn chế tối đa nợ quá hạn, nợ xấu đến mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng sài gòn- hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w