Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng sài gòn- hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 32 - 34)

- Tình hình dư nợ:

2.7.1.2.Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 2.7: Tình hình dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm So sánh

2009 2010 2011 số tiên % số tiền %

Nông, lâm, ngư

nghiệp 18.455 16.201 9.697 (2.254) -12,21% (6.505) -40,15% Thương mại 36.307 30.942 38.99 9 (5.365) -14,78% 8.057 26,04% Sx gia công và chế biến - - Xây dựng 4.898 4.564 1.894 (334) -6,83% (2.670) -58,50% Vận tải, kho bãi,

TTLL - - Ngành khác - - Tổng 59.660 51.707 50.590 (7.953) -13,33% (1.117 ) -2,16% (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)

- Ngành nông, lâm, ngư nghiệp: Qua số liệu ở bảng trên ta có thể nhận thấy dư nợ quá hạn của ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2009 là 18.455 triệu đồng nhưng đến năm 2010 là 16.201 triệu đồng, tức đã giảm 2.254 triệu đồng tương đương giảm 12,21% so với năm 2009. Dư nợ ngành này tiếp tục giảm trong năm 2011: 9.697 triệu đồng tức so với năm 2010 thì giảm 6.505 triệu đồng tương đương giảm 40,15%. Nguyên nhân giảm là do trong các năm qua trên địa bàn TP. Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung không có thiên tai, dịch bệnh gì nguy hiểm nên hoạt động của ngành này vẫn tốt nên khách hàng vẫn trả được nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến công tác thu nợ của cán bộ tín dụng đã thực hiện tốt.

- Ngành thương mại: Đây là một trong những ngành trọng yếu của Ngân hàng nhưng lại không ổn định trong 3 năm qua, cụ thể: Năm 2009 là 36.307 triệu đồng, đến năm 2010 còn 30.942 triệu đồng tức là giảm 5.365 triệu đồng tương đương giảm 14,78%. Nhưng đến năm 2011 là 38.999 triệu đồng, nếu so với năm 2010 thì tăng 8.057 triệu đồng tương đương 26,04%. Nguyên nhân của sự tăng giảm không đều của ngành này là do 3 năm qua nền kinh tế thế giới và trong nước khủng hoảng. Ngành thương mại là ngành chịu nhiều ảnh hưởng nhất nên nó cũng làm cho dư nợ ngành này biến động nhiều. Dư nợ năm 2010 giảm là vì khách hàng vẫn còn khả năng trả nợ nhưng đến năm 2011 nền kinh tế nước ta khủng hoảng mạnh, nhiều doanh nghiệp phá sản và tạm ngừng hoạt động nên nguồn trả nợ không có làm cho dư nợ ngành này tăng cao.

- Ngành xây dựng: Đây có thể nói là ngành ảm đạm nhất trong tất cả các ngành trong 3 năm vừa qua. Thị trường đóng băng, cung thì thừa mà cầu thì lại rất ít và Ngân hàng siết chặt tín dụng ngành này theo chỉ đạo của NHNN. Nhưng trong khó khăn ta mới thấy được năng lực, chuyên môn của cán bộ tín dụng Ngân hàng SHB trong việc thu hồi và quản lý nợ. Bằng chứng là dư nợ ngành này giảm qua 3 năm, đặc biệt giảm mạnh nhất vào năm 2011, cụ thể: năm 2009 dư nợ ngành này là 4.898 triệu đồng đến năm 2010 còn 4.564 triệu đồng, tức giảm 334 triệu đồng tương đương giảm 6,83%. Đến năm 2011 chỉ còn 1.894 triệu đồng, nếu so với năm 2010 thì giảm mạnh tới 2.670 triệu đồng tương đương giảm 58,50%.

Tóm lại, dư nợ quá hạn giảm dần qua 3 năm chứng tỏ Ngân hàng đã thực hiện tốt việc quản lý và thu hồi nợ. Cán bộ tín dụng cũng đã làm tốt công việc của mình, khách hàng đã sử dụng đúng mục đích vay vốn.

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng sài gòn- hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 32 - 34)