- Tình hình dư nợ:
2.6.2.3. Tình hình dư nợ và trích lập dự phòng theo 5 nhóm
nhóm
Bảng 2.5: Tình hình dư nợ theo 5 nhóm
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 so sánh
số tiền số tiền số tiền số tiền % số tiền %
Nhóm 1 1.077.700 1.270.305 1.877.942 192.605 17,87% 607.637 47,83% Nhóm 2 30.840 30.700 20.006 -140 -0,45% -10.694 -34,83% Nhóm 3 1.015 1.343 4.557 328 32,32% 3.214 239,31% Nhóm 4 17.185 1.958 5.532 -15.227 -88,61% 3.574 182,53% Nhóm 5 10.620 17.706 20.495 7.086 66,72% 2.789 15,75% Tổng 1.137.360 1.322.012 1.928.532 184.652 16,24% 606.520 45,88% Tổng nợ quá hạn (2+3+4+5) 59.660 51.707 50.590 -7.953 -13,33% -1.117 -2,16% Tổng nợ xấu (3+4+5) 28.820 21.007 30.584 -7.813 -27,11% 9.577 45,59%
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nhóm nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các nhóm nợ khác. Qua 3 năm, tổng dư nợ của NH ngày càng tăng. cụ thể : Năm 2009 tổng dư nợ là 1.137.360 triệu đồng, năm 2010 là 1.322.012 triệu đồng tăng 184.652 triệu đồng tương đương 16,24%. Năm 2011 là 1.928.532 triệu đồng tăng 606.520 triệu đồng tương đương 45,88% so với năm 2010.
- Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn trong các nhóm nợ thì nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ hơn các nhóm nợ khác. Năm 2009, nhóm nợ loại này là 1.077.701 triệu đồng chiếm tỷ trọng 94,75% tổng dư nợ. Năm 2010, dư nợ nhóm này là 1.270.305 triệu đồng chiểm tỷ trọng 96,09% trong tổng dư nợ. Năm 2011, dư nợ nhóm này là 1.877.942 triệu đồng chiếm tỷ trọng 97,38%. Việc dư nợ của các nhóm nơ này tăng là do khách hàng chưa
gom đủ tiền nên có thể trễ hạn thanh toán từ 1 đến 10 ngày. Tuy nhiên đối với loại nhóm nợ này thì khả năng thu hồi là rất cao.
- Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý, là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày, tuy đã quá hạn nhưng vẫn có khả năng thu hồi. Năm 2009, dư nợ của nhóm này là 30.840 triệu đồng chiếm 2,71% tổng dư nợ. Năm 2010, dư nợ nhóm này là 30.700 triệu đồng chiếm 2,32% tổng dư nợ, giảm 140 triệu đồng so với 2009. Năm 2011, dư nợ khoản này 20.006 là triệu đồng chiếm 1,04% tỷ trọng tổng dư nợ, giảm 10.694 triệu đồng.
- Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, đây là các khoảng nợ quá hạn từ 91 ngày đến dưới 180 ngày cần phải thu hồi. Năm 2009 dư nợ nhóm này là 1.015 triệu đồng chiếm 0,09% tổng dư nợ. Năm 2010 là 1.343 triệu đồng, chiếm 0,1% tổng dư nợ, tăng 328 triệu đồng tương đương 32,32% so với năm 2009. năm 2011 là 4.557 triệu đồng chiếm 0,24% tổng dư nợ.
- Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ; là khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. Năm 2009 chiếm 17.185 triệu đồng chiếm 1,51% tỷ trọng tổng dư nợ. Đến 2010 khoản nợ này là 1.958 triệu đồng chiếm 0,15% tỷ trong tổng dư nợ, giảm 15.227 triệu đồng tương đương giảm 88,61% so với 2009. Khoản nợ loại này giảm là do năm qua NH thực hiện tốt công tác thu hồi nợ quá hạn, tăng cường thêm cán bộ tín dụng xuống các hộ có nợ quá hạn tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến khách hàng để nợ quá hạn có công tác xử lý kịp thời. Sang năm 2011,dư nợ này là 5.532 triệu đồng, chiếm 0,29% tỷ trọng. Năm 2011 chính phủ ra NQ11 nghị quyết về những giải pháp chủ yếu ổn định nền kinh tế vĩ mô, đã đẩy lãi suất lên cao khiến nhiều đối tượng vay vốn không thể trả nợ đúng hạn, nặng hơn là là phá sản và ngân hàng mất vốn. Nguyên nhân chủ quan: Chi nhánh đã thành lập bộ phận xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu nhưng công tác đôn đốc thu hồi nợ của chi nhánh tiến hành không có hệ thống, không khoa học nên đã đem lại hiệu quả không cao, làm cho nợ xấu tăng.
- Nợ nhóm 5: : Nợ có khả năng mất vốn; là khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Năm 2009 khoản nợ này chiếm 10.620 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,93% tổng dư nợ. Đến 2010 khoản nợ này là 17.706 triệu đồng, chiếm 1,34% tỷ trọng, tăng 7.086 triệu đồng so với 2009. Sang năm 2011 chiếm 20.495 triệu đồng chiếm 1,06% tăng 2.789 triệu đồng so với 2010, tương ứng tăng 15,75%. . Môi trường kinh tế năm 2010- 2011 không ổn định (thắt chặt tiền tệ làm lãi suất tăng cao) nên nợ nhóm 5 tăng cao làm khả năng thu hồi nợ gặp khó khăn, điều này cho thấy khả năng mất vốn của ngân hàng tăng lên.
- Nợ quá hạn: là các khoản nợ nhóm 2, 3, 4, 5 trong tổng dư nợ của NH. Nợ quá hạn là vấn đề mà bất kỳ NH nào cũng phải quan tâm, là chỉ tiêu phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng của NH. Khi phát sinh nợ quá hạn chứng tỏ khả năng thanh toán của khách hàng bị giảm sút, vốn cho vay khó có thể thu hồi. Năm 2009 nợ quá hạn là 59.659 triệu đồng. Năm 2010 là 51.707 triệu đồng, giảm 7.953 triệu đồng tương đương giảm 13,33%. Năm 2011 giảm thêm 1.117 triệu đồng tương đương 2,16%, chiếm tỷ trọng 2,62%. Nền kinh tế trong những năm này chịu hậu quả của khủng hoảng kinh tế, đang dần phục hồi nên việc thu hồi nợ quá hạn gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng không những chưa thu được nợ quá hạn mà còn phải có biện pháp hỗ trợ về vốn với mức lãi suất hợp lý cho các doanh nghiệp khôi phục lại và đi vào hoạt động mang lại hiệu quả cao thì ngân hàng mới có cơ hội thu hợ quá hạn.
- Nợ xấu: Đây là khoản nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên. Năm 2010 giảm 7.813 triệu đồng tương đương 27,11% so với năm 2009. Năm 2011 co xu hướng tăng lên, cụ thể: 30.584 triệu đồng tăng 9.577 triệu đồng tương đương 45,59%. Nguyên nhân tăng là do nền kinh tế khó khăn, khách hàng khó khăn và không có khả năng trả nợ.