Đặc điểm khí hậu thủy văn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông lâm: Một số nhận định và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng và bảo vệ rừng tại lâm trường Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum (Trang 26 - 31)

ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1. Điều Kiện Tự Nhiên

3.1.2.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn

Lâm Trường Đắk Ruồng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa

chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu đặc trưng của Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn, phía Tây là khí hậu đặc trưng của Tây Nguyên, phía Đông chịu

ảnh hưởng của khí hậu đồng bằng duyên hải Miễn Trung. Khí hậu thay đối

trong năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5

đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đặc biệt vào tháng 12 khi gió mùa Đông Bắc thổi từ biển vào bị dãy trường sơn chặn lại nên phía

sườn Đông có mưa phùn.

* Nhiệt độ bình quân: 23,5°C Nhiệt độ cao nhất: 29,2°C

Nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất: 28,7°C Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất : 18,8°C Độ ẩm bình quân: 78%

S NO NNN Tổng lượng mưa bình quân hang năm: 1.885mm

*x Lượng nước bốc hơi hàng năm : 1.039mm 3.1.2.2.2. Đặc điểm thủy văn

Trong khu vực của Lâm Trường có hai sông là sông Đắk Nghé và sông Đắk Kôi chảy theo hướng Bắc Nam. Ngoài ra hệ thống khe suối nhỏ của các con sông nói trên phân bổ đều trên toàn bộ hệ thống của lâm trường. Đặc biệt

của các con sông này là có nước quanh năm không bị cạn nước vào mùa khô do đó đáp ứng được nhu cầu san xuất nông lâm ngư nghiệp của địa phương.

Tuy nhiên do địa hình có độ dốc lớn nên vào mùa mưa tốc độ nước chảy rất lớn nên dễ có khả năng sinh ra lũ quét.

13

3.1.3. Đất đai

Theo kết quả diéu tra xây dựng bản đồ lập dia cấp II của phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ và Tây Nguyên thì toàn bộ diện tích của Lâm Trường có hai loại đất sau:

Bảng 4: Phân Tích Đất

Loại đất Diện tích Tỷ lệ (%) Đất Ferrit 11.962 85,8 Đất Feralit 2.016 14,2 Tong 13.942 100

Nguồn : phòng kỹ thuật s* Đất Ferrít mùn vàng đỏ phát triển trên nền đá Macmaxit (Fha) loại đất

chiếm diện tích lớn nhất 85,5%.

¢ Đất Ferarit min vàng đỏ phát triển trên đá phiến xét biến chất (FH) va loại này chiếm 14,2% tổng diện tích tự nhiên.

Nhìn chung đất đai trong Lâm trường phù hợp với sinh trưởng, phát triển của cây trồng nông lâm nghiệp.

3.1.4. Dân cư.

Dân cư trong vùng chủ yếu là dân nhập cư vào đồng bào thiểu số. Tình hình biến động dân số được thể hiện:

14

Bảng 5: Tình Hình Biến Động Dân Số Qua Các Năm 1996 — 2004

„ Dân số

Năm Dân số Ti lệ tăng (%) tăng/năm

1996 28.960

1997 29.775 815 2.8 1998 30.718 943 3.2 1999 31.692 974 32.

2000 32.743 1.051 3.3 1996 - 2000 3.783 3.3

Nguồn: Thống kê của UBND Dân số trên địa bàn xã Đắk Ruồng từ năm 1996 đến năm 200 tăng từ 28.960 đến 32.742 người tương đương với tốc độ tăng dân số là 3,3% một năm. Dân số trong địa bàn xã tăng bao gồm tăng tự nhiên va do di cư, trong đó bao gồm cả dân di cư theo kế hoạch của chính phủ và di cư tự do.

3.1.5. Y tế — giáo dục

Trong những năm qua nhờ chương trình 135 nên tình hình y tế - giáo dục ở hai xã Đắk Ruồng và Đắk Kôi đã được quan tâm phát triển. Tuy nhiên trang thiết bị còn nghèo chưa đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh cũng như học hành trên hai xã. Mặc khác đa số người dân hai xã này là dân tộc thiểu số trình độ nhận thức chưa cao nên vấn dé y tế, giáo dục gặp nhiều khó khăn.

3.1.6. Giao thông - liên lạc.

Giao thông: Hệ thống giao thông trong Lâm Trường còn thiếu và chất lượng còn kém. Tổng chiều dài đường trục vận chuyển 25km và hơn 30km đường vận xuất nhưng chất lượng đường rất kém chỉ sử dụng trong mùa khô, và mùa mưa đường bị tàn phá nặng nề. Hàng năm lâm trường tu bổ nhưng chỉ

sử dụng trong mùa khô.

Mật độ đường giao thông bình quân 7km/ha.

15

Cự ly từ trung tâm Lâm Trường đến quốc lộ 24 là 12km, đến thị xã Kon Tum là 82km, đến thị trấn Đắkrve là 30km.

Thông tin liên lạc: mạng lưới thông tin liên lạc của Lâm trường còn

thiếu và giới hạn về tầm hoạt động, vì vậy công tác chỉ đạo điều hành công việc còn nhiều khó khăn.

3.2. Tình Hình Tài Nguyên Của Lâm Trường 3.2.1. Thực vật rừng.

Theo kết quả tổng kiểm kê rừng của chỉ thị 286/TTg và phúc tra xây dựng phương án điều chế rừng đơn giản, hiện trạng tài nguyên rừng của Lâm Trường được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 6: Thống Kê Toàn Bộ Tài Nguyên Của Lâm Trường.

Nội dung Diện tích hiện nay (ha) TỶ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 13.942 100 Đất có rừng 11.633 83,44

Rừng giàu + trung bình 6160,4 44,19 Rừng nghèo 3776,2 27,09

Rừng trồng 1698,4 12,18 Đồi núi troc 2.307 16,55

Nguồn : Phòng Kế hoạch Kiểu rừng chủ yếu trong lâm phần của Lâm Trường là rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, tổ thành bao gồm các loại cây chủ yếu như: Gidi, Thông Tre, Hồng tùng, Tram, Xoan đào, Cáng lò, Trâm, Re... phan bố tổ thành không đống đều trên toàn bộ diện tích. Ngoài ra còn có một số loài lâm sản phụ có giá trị như: Song mây, Bời lời, Sa nhân, Trầm gió... nhưng số lượng

không tập trung.

16

3.2.2. Động vật rừng.

Theo điều tra phỏng vấn người dân địa phương thì hiện nay toàn bộ địa bàn lâm trường còn tồn tại các loài vật như: Nai, Mang, Lon rừng, Cheo, Khi, Chén, Ga rừng, Tran, Tê tê, Ran... Tuy nhiên do tinh trạng săn bán bừa bai đã làm giảm đáng kể số lượng cá thể của một loài chim, thú và có thể sẽ có một số loài tiệt chủng.

3.2.3. Tài nguyên rừng.

Theo kiểm kê rừng năm 1998 diện tích đất trồng (IA, IB) thuộc đối tượng trồng rừng trong lâm phần là: 2.307ha chiếm khoảng 16,55% tổng diện tích tự nhiên. Hầu hết đất được hình thành và phát triển trên nền đá mẹ Mac ma xít và được che phủ bởi thẩm thực bì dày nên đất chưa bị thói hóa và còn rất tốt, thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của các loại cây rừng hiện có đặc biệt là thông ba lá phát triển rất tốt trên loại đất này.

3.2.4. Khả năng tiêu thụ gỗ và lâm sản.

Hiện nay nguồn tài nguyên gỗ ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Kon Tum nói riêng ngày cảng giảm. Trái lại nhu cầu về gỗ ngày càng gia tăng vì vậy khả năng tiêu thụ gỗ và lâm sản ngày càng lớn. Mặc khác trung tâm tài nguyên của lâm trường năm gần quốc lộ 24, cách thị xã Kon Tum 28km, thị xã Quang Ngãi 140km nên kha năng tiêu thụ gỗ va lâm sản là rất lớn. Do chủng loại gỗ của Lâm trường phù hợp với thị trường nên san lượng gỗ khai thác hàng năm của giai đoạn 1996 — 2000 là 2500m3 đến 3000mỶ vẫn chưa đáp ứng nhu cầu gỗ trong vùng. Tuy nhiên hiện nay tài nguyên rừng của lâm trường đã giảm kể về vật chất và số lượng.

17

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông lâm: Một số nhận định và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng và bảo vệ rừng tại lâm trường Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)