CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT NHU CẦU CÁC BIẾN LIÊN QUAN . 15
3.2. Phân tích dữ liệu thu được
3.2.2. Phỏng vấn trực tiếp
Mục đích: Phỏng vấn nhằm mục đích đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc tân sinh viên quá tập trung vào việc sử dụng điện thoại làm mất tập trung và mong muốn giải quyết vấn đề đó.
3.2.2.1 . Phỏng vấn cô Đào Nữ Minh Loan giáo viên giảng dạy tại Trường Đại học Công - Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Thời gian phỏng vấn: 19h30 ngày 16/09/2024
Hình 3.2.2.1: Phỏng vấn cô Loan về vấn đề “ Tân sinh viên quá tập trung sử dụng điện thoại gây ảnh hưởng tới việc học”
Nội dung phỏng vấn:
Phượng: Dạ em chào cô ạ! Em là sinh viên của khoa Marketing và kinh doanh quốc tế. Hiện tại nhóm em có bài khảo về của môn tư duy thiết kế dự án về vấn đề “Tân sinh viên quá tập trung sử dụng điện thoại gây ảnh hưởng đến việc học”, cô có thể dành ít thời gian trả lời một số câu phỏng vấn của tụi em được không ạ?
Cô Loan: Được em. Tụi em muốn hỏi vô điều gì?
Phượng: Dạ cho em hỏi cô tên gì ạ?
Cô Loan: Cô tên Loan, giáo viên giảng dạy tại Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Phượng: Hiện nay cô có cảm thấy tân sinh viên đang quá tập trung vào việc sử dụng điện thoại gây ảnh hưởng đền việc học không ạ?
Cô Loan: Cô thấy hiện tại không chỉ riêng các bạn tân sinh viên mà là học sinh viên ngày nay đang quá tập trung vào việc sử dụng điện thoại. Mạng xã hội đang ngày càng phát triển, hằng ngày đều có những điều mới lạ tạo ra sự hứng thú cho người xem, điều này đã làm cho người xem bị cuốn theo và quá tập trung vào chúng. Ngoài ra các bạn nam ngày nay còn xảy ra tình trạng nghiện game online, hằng ngày để dành rất nhiều thời gian vào việc cày game
mà không làm gì khác nữa. Điều này rất đáng lo ngại
Phượng: Dạ cô thấy nếu quá tập trung vào việc sử dụng điện thoại sẽ gây ra những ảnh hưởng gì ạ?
Cô Loan: Cô thấy đầu tiên sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân người dùng. Trước tiên là ảnh hưởng tới mắt khi tiếp xúc quá nhiều với màng hình sẽ dễ gây ra cận thị, ngoài ra khi quá mãi mê sử dụng điện thoại có thể quên ăn uống và lười vận động sẽ gây ra những ảnh hưởng sức khỏe khác nữa. Nặng hơn có thể gây ra các bệnh về tâm lý như trầm cảm, sợ đám đông, ngại giao tiếp,… và rất nhiều hệ lụy khác nữa.
Phượng: Cô có lời khuyên nào gửi các bạn tân sinh viên để các bạn có thể giảm viêc tập trung sử dụng điện thoại không ạ?
Cô Loan: Để giảm việc tập trung sử dụng điện thoại các bạn nên tập sống kỷ luật. Nên lên giời gian biển rõ ràng cụ thể, tham gia nhiều hoạt động thể dục thể thao và hoạt động ngoại khóa để giảm thời gian rãnh rỗi. Học các sử dụng điện thoại đúng lúc đúng giờ, tránh gây ảnh hưởng tới việc khác.
Phượng: Dạ em cảm ơn cô đã trả lời câu hỏi và cho tụi em những lời khuyên bổ ích ạ!
Nhận xét: Phỏng vấn cô Loan cho thấy mối lo ngại lớn về việc tân sinh viên hiện nay quá tập trung vào điện thoại, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Cô nhấn mạnh rằng không chỉ sinh viên mới mà toàn bộ học sinh viên đều bị cuốn vào mạng xã hội và các trò chơi trực tuyến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất như cận thị, giảm khả năng vận động và có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý như trầm cảm. Cô Loan khuyến nghị sinh viên cần sống kỷ luật, tham gia các hoạt động thể chất và tổ chức thời gian sử dụng điện thoại hợp lý để tối ưu hóa việc học.
3.2.2.2. Phỏng vấn cô Hằng mẹ của sinh viên học tại Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Thời gian phỏng vấn: 18h30 ngày 16/09/2024
Hình 3.2.2.2: Phỏng vấn cô Hằng mẹ của bạn tân sinh viên trường đại học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) về vấn đề “ Tân sinh viên quá tập trung
sử dụng điện thoại gây ảnh hưởng đến việc học”
Nội dung phỏng vấn:
Minh: Dạ con chào cô! Con là Minh sinh viên của trường đại học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm con đang có bài phỏng vấn đề vấn đề “ Tân sinh viên quá tập trung vào việc sử dụng điện thoại gây ảnh hưởng đến việc học”, cô có thể trả lời một số câu phỏng vấn của tụi con được không ạ?
Cô Hằng: Được con. Trùng hợp quá con cô cũng là tân sinh viên của trường con đó.
Minh: Trùng hợp quá! Cô cho con hỏi cô tên gì và con cô đang học ngành gì ạ?
Cô Hằng: Cô tên Hằng. Con cô học ngàng Marketing.
Minh: Dạ con của cô ở nhà có thường hay sử dụng điện thoại không ạ? Bạn ấy thường sử dụng điện thoại tầm bao nhiêu giờ một ngày ạ?
Cô Hằng: Con cô cũng thường hay sử dụng điện thoại. Bạn ấy dùng 6 8 tiếng một ngày.- Minh: Cô có thấy bạn ấy quá tập trung sử dụng điện thoại gây ảnh hưởng tới các hoạt động
khác không ạ?
Cô Hằng: Con của cô thường hay tập trung dùng điện thoại hay quên những việc cô dặn bạn ấy làm. Thỉnh thoảng có hôm còn có tình trạng thức trắng đêm sử dụng điện thoại và bị cô phát hiện và tịch thu điện thoại nữa.
Minh: Cô có giải pháp gì để giúp các bạn tân sinh viên giảm bớt đi vấn đề tập trung sử dụng điện thoại gây ảnh hưởng việc học không ạ?
Cô Hằng: Cô nghĩ các bạn nên hạn chế dùng điện thoại lại. Nên tham gia chơi các môn thể thao lúc rãnh rỗi để hạn chế việc sử dụng điện thoại.
Minh: Dạ con cảm ơn cô đã dành thời gian trả lời phỏng vấn ạ. Thông tin của cô rất bổ ích cho bài báo cáo của nhóm con, con cảm ơn cô nhiều ạ!
=> Kết luận: Qua hai cuộc phỏng vấn với cô Loan, giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, và cô Hằng, phụ huynh của một tân sinh viên, có thể rút ra kết luận chung rằng việc tân sinh viên quá tập trung sử dụng điện thoại đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Cả hai đều nhận thấy rằng sinh viên ngày nay, đặc biệt là tân sinh viên, dành quá nhiều thời gian vào điện thoại không chỉ để học tập mà còn cho các hoạt động giải trí như mạng xã hội và chơi game, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hoàn thành các nhiệm vụ học tập và sinh hoạt hàng ngày. Điều này không chỉ gây lơ là trong học tập mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm mỏi mắt, cận thị và thậm chí dẫn đến các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu về giao tiếp xã hội. Cả cô Loan và cô Hằng đều đề xuất rằng sinh viên cần rèn luyện kỷ luật và biết kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại. Các giải pháp như lên kế hoạch thời gian rõ ràng, tham gia hoạt động ngoại khóa, và hạn chế sử dụng điện thoại vào những lúc không cần thiết là những cách hữu ích để giúp sinh viên giảm bớt sự phụ thuộc vào thiết bị này, đồng thời cải thiện khả năng tập trung và kết quả học tập.
Nhận xét: Phỏng vấn cô Hằng làm nổi bật thực trạng sử dụng điện thoại của tân sinh viên, với con gái cô dùng tới 6 8 tiếng mỗi ngày. Cô Hằng cho biết việc - này gây ra hậu quả như quên làm việc nhà và thức trắng đêm, ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập. Lời khuyên của cô về việc hạn chế sử dụng điện thoại và tham gia hoạt động thể chất rất hợp lý, cho thấy sự cần thiết của lối sống cân bằng. Tuy nhiên, việc tịch thu điện thoại có thể không hiệu quả lâu dài, cần có
phương pháp giáo dục tốt hơn từ gia đình và nhà trường để giúp sinh viên sử dụng điện thoại một cách thông minh.
Kết luận chung: Tình trạng sinh viên quá tập trung vào việc sử dụng điện thoại di động đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập của họ, dẫn đến sự mất tập trung và giảm hiệu quả học tập. Các khảo sát thực trạng và phỏng vấn cho thấy hành vi này không chỉ phổ biến mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy về sức khỏe thể chất và tâm lý.
Để cải thiện tình hình, sinh viên cần quản lý thời gian sử dụng điện thoại một cách hợp lý và tăng cường tập trung vào học tập. Sự hỗ trợ từ gia đình và nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thói quen học tập hiệu quả. Tóm lại, vấn đề này rất đáng được lưu tâm và cấp thiết giải quyết, nhằm giúp tân sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập và phát triển bản thân trong môi trường học đường hiện nay.