5. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Giải pháp chung các vùnh trong huyện
Xây dựng nông thôn mới đối với huyện Chợ Mới là huyện miền núi cần có các giải pháp cụ thể và chính xác.
3.3.1.1. Tuyên truyền, vận động, giáo dục để tất cả các cấp các ngành và người dân tham gia xây dựng nông thôn mới
Là huyện miền núi trình độ dân trí thấp, lao động việc làm khó khăn, vì vậy trước hết phải được sự đồng long đoàn kết của toàn dân. Để dân hiểu, dân làm thì huyện chợ mới phải tổ chức tuyên truyền, vận động và giáo dục người dân biết tầm nhìn quan trọng và ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới. các cấp các ngành được nâng cao nhận thức cùng tham gia, thực hiện xây dựng nông thôn mới. Huyện ủy lãnh đạo chính quyền và các tổ chức chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội triển khai nâng cao nhận thức và thực hiện xây dựng nông thôn mới. Các cơ quan tuyên truyền thực hiện nhiều phương pháp và nâng cao tuần xuất tuyên truyền, vận động các phương tiện thông tin đại chúng.
3.3.1.2. Nâng cao trình độ cán bộ và dân trí của người dân địa phương
Thực trạng điều tra cho thấy trình độ cán bộ xã, thôn còn rất thấp so với yêu cầu về xây dựng nông thôn mới. Từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và tiêu chí cần phải đạt về xây dựng nông thôn mới thì huyện phải có
chủ trương thu hút nhân tài, quy hoạch và đào tạo cán bộ xã, cán bộ thôn nâng cao trình độ để tiếp thu, triển khai các chiến lược, chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời có khả năng vận động người dân áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
Thực trạng lao động của huyện, trình độ dân trí còn thấp và chủ yếu là người dân tộc thiểu số trình độ canh tác, sản xuất lạc hậu vì vậy cần triển khai nâng cao trình độ dân trí của nông dân thong qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập huấn, các chương trình khuyến nông, khuyến lâm.
3.3.1.3. Đánh giá thực trạng tình hình nông thôn
Để xây dựng nông thôn mới trước hế phải đánh giá thực trạng nông thôn so với các tiêu chí cần đạt đang ở mức nào. Hiện nay một số xã đã có các dự án đánh giá thực trạng nông thôn, nhưng chua đồng bộ và chưa sát với đánh giá theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Để có các biện pháp đồng bộ, phù hợp cần dựa vào lực lượng cán bộ xã, thôn, trên cơ sở được hướng dẫn tập huấn theo các mẫu biểu quy định để điều tra đánh giá thực trạng tình hình mức độ chưa đạt từ đó có cơ sở để các dự án đầu tư.
3.3.1.4. Xây dựng, các chương trình, dự án, đề tài về xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới có nhiều biện pháp phải thực hiện, nhiều công việc phải triển khai, để có kế hoạch hoàn thiện từng tiêu chí cần phải triển khai xây dựng lộ trình và các chương trình, đề án, dự án, đề tài hướng vào việc đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt từ đó có các kế hoạch ngắn hạn và nguồn lực để triển khai thực hiện.
3.3.1.5. Triển khai công tác quy hoạch nông thôn
Hiện nay ở huyện Chợ Mới chưa có quy hoạch nông thôn, trong khi đó xây dựng nong thôn mới yêu cầu đặt ra trước tiên phải có quy hoạch nông thôn theo hướng tiên tiến hiện đại. Vì vậy việc cấp bách là phải triển khai ngay công tác quy hoạch nông thôn theo tiêu trí quy hoạch trong bộ tiêu trí.
Căn cứ vào tiêu chí và tình hình thực tế của xã để xây dựng quy hoạch tổng thể và quy họach chi tiết cho xã, thôn bản gồm:
Quy hoạch sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Quy hoạch hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội cần thiết theo tiêu chuẩn quy định bao gồm: Điện, giao thông, trường học, nhà văn hóa, khu thể thao xã...
Quy hoạch chi tiết phát triển các khu dân cư; quy hoạch môi trường (cây xanh, hồ ao, nghĩa địa, khu xử lý rác thải, hệ thống thoát nước thải và khu xử lý nước thải.
3.3.1.6. Phát triển cơ sử hạ tầng nông thôn
Thực trạng cơ sở hạ tầng nông thôn ở huyện Chợ mới hiện nay ở mức thấp, xét theo các tiêu chí về xây dựng của huyện hầu hết chưa đạt. vì vậy phải đầu tư xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng là công việc cấp bách. Trong đó đặc biệt là phát triển giao thong trức hết là nhựa hóa bê tong hóa các trục lien xã, đồng thời triển khai xây dựng và tiến tới cứng hóa các trục đường liên thôn, mở rộng các đường ngõ, xóm, ở những nơi có đồng lúa, đồng màu, khu trồng cây ăn quả tập trung từng bước mở các tuyến đường nội đồng. Xây dựng các nhà văn hóa, thể thao xã, thôn. Phát triển hệ thống bưu chính viễn thông, mạng internet; hoàn thiện hệ thống điện. Phát triển xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế đạt chuẩn, xây dựng và hoàn thiện các chơ nông thôn…. Phù hợp để đạt chuẩn theo các tiêu chí.
Đối với hệ thống thủy lợi huyện cần phải có cơ chế để xã quản lý công trình thủy nông, tăng cường xây dựng thêm các công trình thủy lợi, xây dựng và hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.
3.3.1.7. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
Thực trạng ở huyện chợ mới năng xuất cây trồng vật nuôi thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế so sánh. Để phát
huy lợi thế tiền năng của huyện nhằm xây dựng thành công nông thôn mới, cần phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, phát huy lợi huy cảu địa phương theo như nghiên cứu của sở khoa học công nghệ tỉnh Bắc Kạn nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có thế mạnh như: phát triển cây hòng không hạt, phát triển đần trâu bò, dê… Đối với đất dốc trên 25 độ đang sản xuất nông nghiệp đất bị sói mòn, cần chuyển sang phát triển lâm nghiệp, cây cho hiệu quả cao về kinh tế cao như là cây vầu, măng bát độ, mỡ, keo…... Làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi, đảm bảo an toàn cho sản xuất. Chú trọng đầu tư cho công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công để chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho nông dân, đưa các giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, cán bộ HTX, các chủ kinh tế trang trại và các hộ nông dân, đa dạng hoá các hình thức dạy nghề để tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo ở nông thôn.
Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất như thay đổi giống cây cho phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao, phát triển công nghệ chế biến nông lâm, thủy sản, nâng cao năng xuất cây trồng vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế/ đơn vị sản xuất từ đó nâng cao thu nhập người dân.
3.3.1.8. Nâng cao chất lượng tổ chức đảng, vai trò của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sơ để thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới
Cần tăng cường xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh nhằm giữ vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, củng cố bộ máy chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể. Chú trọng làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở. Khảo sát, phân loại cán bộ xã theo chuẩn do Bộ Nội vụ quy định để xây dựng kế hoạch, thay thế, đào tạo. Nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền. Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, tăng
cường phối hợp với cấp uỷ, chính quyền các cấp tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân tích cực tham gia vào xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
3.3.1.9. Giải pháp về cơ chế, chính sách
Chính sách giao đất, giao rừng đến tận tay người dân để người dân trực tiếp quản lý, và sản xuất, tránh tình trạng đất trống và sản xuất du canh du cư không quản lý được.
Chính sách về thuế nên có một chính sách cụ thể và ưu đãi về thuế cho người dân khi tham gia sản xuất vì đây là một huyện có rất nhiều dân tộc sinh sống, sản xuất còn lạc hậu, có nhiều hủ tục, và văn hóa khác nhau nếu áp dụng về thuế nặng nề quá thì không động viên được người dân sản xuất.
Chính sách về đầu tư vốn cần đẩy mạnh đầu tư về vốn và khoa học kỹ thuật giúp người dân có vốn đầu tư vào sản xuất và trình độ sản xuất nâng cao, nhằm động viên người dan tích cực hơn trong quá trình sản xuất và góp sức vào xây dựng nông thôn mới.
Huy động mọi nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia vào xây dựng nông thôn mới; các chương trình, dự án của các tổ chức, doanh nghiệp; huy động nguồn lực tại chỗ cuản nhân dân đóng góp để xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hợp tác với nông dân đầu tư và lĩnh vực sản xuất nông nghiệp để sử dụng đất có hiệu quả, nâng cao năng xuất lao động và thu nhập cho người dân.
Đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng do UBND thị xã, UBND xã làm chủ đầu tư có cơ chế cho người hưởng lợi đóng góp ngày công lao động để thực hiện các công việc thủ công: đào đắp đất, vận chuyển thủ công, khai thác vật liệu... tối thiểu quy đổi bằng 10% giá trị công trình, dự án.
Chính sách khuyến khích sản xuất thâm canh, tăng vụ; bảo hiểm nông nghiệp; phát triển sản xuất hàng hóa; chính sách chế biến và tiêu thụ nông sản;
chính sách phát triển chăn nuôi; chính sách phát triển kinh tế lâm nghiệp, đồi rừng; chính sách phát triển ngành nghề trong nông thôn; chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trong nông nghiệp nông thôn.
Chính sách tín dụng khuyến khích người dân vay vốn xây dựng nông thôn mới; chính sách về các thành phần kinh tế (kinh tế hộ gia đình, hợp tác xã, kinh tế nhà nước); khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn; Chính sách an sinh xã hội; chính sách đào tạo nghề cho nông dân.
Chính sách hỗ trợ cho nhân dân thực hiện cải tạo môi trường; chính sách duy tu bảo dưỡng đường giao thông nông thôn hợp lý, phù hợp với tình hình hiện tại ở thôn bản; chính sách về đất đai, thuế, thị trường; chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm giáo dục.
* Huy động nguồn vốn đầu tư
a. Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn xã. Tập trung huy động nguồn vốn trái phiếu chính phủ để đầu tư cho các công trình đường giao thông liên xã, kiến cố hóa trường học.
Huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác: Huy động vốn doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Đầu tư xây dựng các công trình công cộng có thu phí để thu hồi vốn như chợ, công trình cấp nước sạch cho dân cư, điện, thu dọn và chôn lấp chất thải. Đầu tư kinh doanh các cơ sở sản xuất chế biến nông sản thực phẩm, nhà máy chế biến thức ăn, trang trại. Đầu tư nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất giống cây trồng vật nuôi chất lượng cao.
b. Huy động nguồn vốn tín dụng: Nguồn vốn tín dụng của nhà nước phân bổ cho chương trình kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn cơ sở nuôi trồng thủy sản, làng nghề.
c. Nguồn vốn đóng góp của dân và cộng đồng: Công sức của dân cải tạo nhà ở, xây dựng mới và nâng cấp các công trình vệ sinh phù hợp với chuẩn
mới; cải tạo ao, vườn để có cảnh quan đẹp và có thu nhập; cải tạo cổng ngõ, tường rào sạch sẽ, đẹp đẽ. Đóng góp xây dựng các công trình công cộng của làng, xã bằng công lao động, tiền mặt, vật liệu, máy móc thiết bị, hiến đất...
* Phải có sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng mô hình NTM.
Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội tại địa phương vào việc xây dựng nông thôn mới được coi như nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ trong xây dựng nông thôn mới. Khi tham gia vào quá trình phát triển thôn, xóm với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân tại các cộng đồng dân cư nông thôn sẽ từng bước được tăng cường kỹ năng, năng lực về quản lý nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài. Khi xem xét quá trình tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong các hoạt động trong phát triển nông thôn xóm làng, vai trò của người dân ở đây được thể hiện: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi. Như vậy, vai trò của người dân vẫn theo một trật tự nhất định, các trật tự ở đây hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta “lấy dân làm gốc”.
* Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Năm 2011, hoàn thành cơ bản quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đạt tiêu chí số 1 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới cho tất cả các xã. Nội dung quy hoạch gồm: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế -xã hội- môi trường, phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
* Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
Phấn đấu thực hiện đạt yêu cầu tiêu chí số 2;3;4;5;6;7;8;9 trong Bộ tiêu quốc gia nông thôn mới bao gồm:
Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã và cơ bản hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn xã. Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo việc cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã.
Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hoá về y tế, giáo dục và các công trình hoạt động văn hoá, thể thao trên địa bàn xã. Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phù trợ. Cải tạo, xây mới hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn xã. Hoàn thiện hệ thống chợ nông thôn.
* Phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu, nâng cao thu nhập
Phấn đấu thực hiện đạt yêu cầu tiêu chí số 10,12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, bao gồm:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hoá, có hiệu quả kinh tế cao. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp. Cơ giới hoá nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông lâm nghiệp. Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm“ mỗi xã một sản phẩm“. Phối hợp đẩy mạnh đạo tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.
* Giảm nghèo và an sinh xã hội
Phấn đấu thực hiện đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới gồm:
Tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và bền