5. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lí
Chợ Mới là huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Kạn gồm 16 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 60.651,00 ha (số liệu kiểm kê đất đai năm 2010). Nằm trên trục quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng, Chợ Mới là huyện có điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi bậc nhất trong các huyện của tỉnh Bắc Kạn. Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp thị xã Bắc Kạn;
- Phía Tây giáp huyện Chợ Đồn, và tỉnh Thái Nguyên; - Phía Nam giáp huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên; - Phía Đông giáp huyện Na Rì và tỉnh Lạng Sơn.
Với vị trí địa lý thuận lợi, huyện Chợ Mới có điều kiện để thúc đẩy giao thương hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi để sớm thực hiện thành công mục tiêu nông thôn mới do Chính phủ đề ra, qua đó đây sẽ là bài học kinh nghiệm thực tế hữu ích cho các địa phương khác trong tỉnh áp dụng.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai * Địa hình
Huyện Chợ Mới nằm trong khu vực thấp của tỉnh Bắc Kạn, độ cao trung bình dưới 300m, có địa hình đồi xen kẽ núi thấp, thung lũng, sông suối. Do vậy địa hình bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 15 - 25o, thuận lợi cho canh tác nông, lâm nghiệp kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và lâm nghiệp.
* Đất đai
Về thổ nhưỡng, qua kết quả phân loại đất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phổ biến là các loại đất sau:
Đất nâu đỏ phát triển trên đá phiến sét, diện tích tương đối lớn, thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp;
Đất nâu vàng phát triển trên đá sa thạch, đá lẫn chiếm tỷ lệ cao, mỏng có thể phục vụ cho phát triển lâm nghiệp;
Đất bồi tụ (phù sa ngòi suối) độ mùn cao, giàu dinh dưỡng, thường phân bố dọc theo sông, ngòi, khe suối thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.
Theo số liệu thống kê, kiểm kê đất năm 2010 (tính đến ngày 01/01/2010) của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện hiện nay đất đai của huyện đã được khai thác sử dụng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện như sau:
Bảng 01: Tình hình sử dụng đất đai của huyện năm 2010
ĐVT: Ha
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2010 Tổng diện tích 60.611,0 60.611,0 60.651,2 60.716,1 60.651,0 I. Đất sản xuất nông nghiệp 3.486,8 4.993,0 5.442,1 5.281,6 5.178,8
1. Đất trồng cây hàng năm 2.633,4 3.066,8 3.675,5 3.723,2 3.651,6
- Đất trồng lúa 1.717,0 1.911,4 2.343,2 2.343,2 2.288,2
- Đất trồng cây hàng năm khác 916,4 1.155,4 1.332,3 1.338,9 1.315,8
2. Đất trồng cây lâu năm 762,2 1.774,8 1.558,4 1.558,4 1.527,2
3. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 20,0 20,0 47,7 47,7 47,7
4. Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 71,2 131,4 160,5 160,5 156,4
II. Đất lâm nghiệp 39.042,2 38.029,8 46.672,0 46.672,0 50.137,7
1. Đất rừng sản xuất 35.410,6 33.883,4 31.971,2 31.971,2 38.968 2. Đất rừng phòng hộ 3.631,6 4.146,4 14.700,8 14.700,8 11.169,7 III. Đất ở 289,8 640,4 343,6 343,6 368,0 IV. Đất chuyên dùng 463,6 545,2 1.315,2 1.629,2 988,5 V. Đất chưa sử dụng 17.328,6 16.402,7 6.878,2 6.622,6 3.066,3 1. Đất bằng chưa sử dụng 295,6 499,0 230,9 232,9 211,5
2. Đất đồi núi chưa sử dụng 12.347,2 12.461,5 4.878,0 4.604,5 1.370,8
2.1.1.3. Đặc điểm tài nguyên nước
Được phân thành 2 loại chính sau:
Nước mặt: Qua phân tích chế độ mưa, lưu lượng các sông suối, hồ nước cho thấy nguồn nước mặt ở Chợ Mới khá phong phú, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất và sử dụng trên địa bàn.
Nước ngầm: Không có số liệu điều tra, khảo sát cụ thể về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn huyện Chợ Mới. Tuy nhiên qua khảo sát một số giếng đào tại các khu vực định canh, định cư lượng nước ngầm trên địa bàn huyện khá lớn đủ để phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Đặc biệt là ở chân các hợp thuỷ gần suối mực nước ngầm có thể thấy ở độ sâu từ 7 - 15 m.
2.1.1.4. Đặc điểm tài nguyên rừng
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, huyện Chợ Mới có 50.137,73 ha đất lâm nghiệp, chiếm 82,67% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, độ che phủ đạt 76,56%. Trong đó: Rừng sản xuất có 38.968,04 ha, chiếm 64,25%; rừng phòng hộ 11.169,69 ha, chiếm 18,42%.
2.1.1.5. Đặc điểm tài nguyên rừng
Chợ Mới là địa bàn có nhiều loại khoáng sản trong đó phải kể đến một số khoáng sản có tiềm năng và số lượng lớn như vàng, quặng photphorit, khai thác vật liệu xây dựng... Ngoài ra huyện còn có một số loại khoáng sản khác nhưng trữ lượng về công nghiệp không nhiều.
2.1.1.6. Đặc điểm điều kiện khí hậu thủy văn
Về khí hậu: Khí hậu huyện Chợ mới mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm 22,2o
C. Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, 7 và tháng 8 (27 - 27,7o
C), các tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (12oC). Tổng tích nhiệt bình quân năm là 7.850oC.
Về thủy văn: Sông Cầu con sông duy nhất chảy qua địa phận huyện Chợ Mới, đồng thời cũng là con sông lớn nhất tỉnh, bắt nguồn từ núi Tam
Tao, chảy qua Bạch Thông, Chợ Mới, chảy sang Thái Nguyên và hợp lưu với sông Thái Bình, Phả Lại. Chiều dài trên địa phận tỉnh Bắc Kạn khoảng 100 km, với lưu vực trên 510 km2
cùng với sông Chu và hàng trăm con suối lớn nhỏ.