Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu giải pháp xây dựng và phát triển nông thôn mới của huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 41 - 179)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu

1.2.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu

Huyện chợ mới có 1 thị trấn và 15 xã nông thôn, các xã có các điều kiện khác nhau, vì vậy để đánh giá đúng đắn nông thôn mới số lượng xã không nhiều nên tôi điều tra tất cả các xã.

Tuy vậy khi phân tích để đưa ra giải pháp cho từng vùng đề tài đã chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng để phân tích.

1.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập các thông tin từ tài liệu đã công bố.

Những tư liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu đã công bố gồm những thông tin được tổng kết từ những tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến những vấn đề về phất triển nông nghiệp, nông thôn được thu thập Chủ yếu từ Cục thồng kê tỉnh Bắc Kạn, chi cục thống kê huyện Chợ Mới, trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên, thư viện Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, các trang điện tử: Chính phủ, Nông thôn mới, Tài liệu Việt Nam...

* Thu thập thông qua điều tra

Sử dụng phiếu điều tra: 2 loại phiếu điều tra Huyện và điều tra xã Thu thập thông tin từ phỏng vấn với những người am hiểu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, thông qua phỏng vấn về đặc điểm và thực trạng nông thôn, những khó khăn, thuận lợi trong phát triển nông thôn mới.

Các chuyên gia được phỏng vấn chủ yếu là cán bộ của phòng Nông nghiệp PTNT Huyện Chợ Mới, phòng Tài nguyên môi trường huyện Chợ Mới, cán bộ lãnh đạo huyện, cán bộ lãnh đạo xã, hội nông dân, thôn và một số nông dân có kinh nghiệm, uy tín và hiểu biết về phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện Chợ Mới.

1.2.2.3. Phương pháp phân tích đánh giá

* Phương pháp phân thống kê mô tả và so sánh.

+ Phương pháp phân tích so sánh

Sử dụng phương pháp dãy số thời gian và so sánh các chỉ tiêu tính toán giữa các nghành, giữa các vùng, giữa các nhóm lao động, từ đó có những giải pháp cụ thể.

+ Phương pháp thống kê mô tả

Dựa vào các số liệu thống kê được, mô tả được biến động và xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội, từ đó rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng.

1.2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu về mức thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người/năm là tổng các nguồn thu nhập của hộ/năm chia đều cho số thành viên trong gia đình. Mức thu nhập bao gồm:

Mức thu nhập bình quân đầu người/năm của xã

Mức thu nhập (khu vực nông thôn) bình quân đầu người/năm của huyện Thu nhập bình quân đầu người/năm so với bình quân chung của huyện được tính bằng cách lấy mức thu nhập bình quân đầu người/năm của xã chia cho mức thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn của huyện.

- Chỉ tiêu về tỷ lệ (%)

Chỉ tiêu tỷ lệ được sử dụng rất nhiều trong các tiêu chí: giao thông, thủy lợi, điện, giáo dục, y tế, văn hóa, nhà ở dân cư, hộ nghèo…

Một số chỉ tiêu cụ thể:

Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế Tỷ lệ người dân tham

gia bảo hiểm y tế

Số người có bảo hiểm y tế

= ×100 Tổng dân số của xã

Tỷ lệ lao động qua đào tạo Tỷ lệ lao

động qua đào tạo

Lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học

= ×100% Tổng số lao động trong độ tuổi

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học Tỷ lệ học sinh

tốt nghiệp THCS được tiếp

tục học bậc trung học

Số học sinh tốt nghiệp THCS của xã đã và đang được tiếp tục học bậc trung học tại các trường phổ thông trung học, bổ túc văn hóa và học nghề = ×100

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

Lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học

= ×100% Tổng số lao động trong độ tuổi

- Chỉ tiêu về cơ cấu (%)

Chỉ tiêu về cơ cấu được sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế xã hội, lao động, giá trị sản xuất giữa các lĩnh vực…

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH BẮC KẠN 2.1. Đặc điểm của huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lí

Chợ Mới là huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Kạn gồm 16 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 60.651,00 ha (số liệu kiểm kê đất đai năm 2010). Nằm trên trục quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng, Chợ Mới là huyện có điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi bậc nhất trong các huyện của tỉnh Bắc Kạn. Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp thị xã Bắc Kạn;

- Phía Tây giáp huyện Chợ Đồn, và tỉnh Thái Nguyên; - Phía Nam giáp huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên; - Phía Đông giáp huyện Na Rì và tỉnh Lạng Sơn.

Với vị trí địa lý thuận lợi, huyện Chợ Mới có điều kiện để thúc đẩy giao thương hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi để sớm thực hiện thành công mục tiêu nông thôn mới do Chính phủ đề ra, qua đó đây sẽ là bài học kinh nghiệm thực tế hữu ích cho các địa phương khác trong tỉnh áp dụng.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai * Địa hình

Huyện Chợ Mới nằm trong khu vực thấp của tỉnh Bắc Kạn, độ cao trung bình dưới 300m, có địa hình đồi xen kẽ núi thấp, thung lũng, sông suối. Do vậy địa hình bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 15 - 25o, thuận lợi cho canh tác nông, lâm nghiệp kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và lâm nghiệp.

* Đất đai

Về thổ nhưỡng, qua kết quả phân loại đất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phổ biến là các loại đất sau:

Đất nâu đỏ phát triển trên đá phiến sét, diện tích tương đối lớn, thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp;

Đất nâu vàng phát triển trên đá sa thạch, đá lẫn chiếm tỷ lệ cao, mỏng có thể phục vụ cho phát triển lâm nghiệp;

Đất bồi tụ (phù sa ngòi suối) độ mùn cao, giàu dinh dưỡng, thường phân bố dọc theo sông, ngòi, khe suối thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.

Theo số liệu thống kê, kiểm kê đất năm 2010 (tính đến ngày 01/01/2010) của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện hiện nay đất đai của huyện đã được khai thác sử dụng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện như sau:

Bảng 01: Tình hình sử dụng đất đai của huyện năm 2010

ĐVT: Ha

Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2010 Tổng diện tích 60.611,0 60.611,0 60.651,2 60.716,1 60.651,0 I. Đất sản xuất nông nghiệp 3.486,8 4.993,0 5.442,1 5.281,6 5.178,8

1. Đất trồng cây hàng năm 2.633,4 3.066,8 3.675,5 3.723,2 3.651,6

- Đất trồng lúa 1.717,0 1.911,4 2.343,2 2.343,2 2.288,2

- Đất trồng cây hàng năm khác 916,4 1.155,4 1.332,3 1.338,9 1.315,8

2. Đất trồng cây lâu năm 762,2 1.774,8 1.558,4 1.558,4 1.527,2

3. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 20,0 20,0 47,7 47,7 47,7

4. Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 71,2 131,4 160,5 160,5 156,4

II. Đất lâm nghiệp 39.042,2 38.029,8 46.672,0 46.672,0 50.137,7

1. Đất rừng sản xuất 35.410,6 33.883,4 31.971,2 31.971,2 38.968 2. Đất rừng phòng hộ 3.631,6 4.146,4 14.700,8 14.700,8 11.169,7 III. Đất ở 289,8 640,4 343,6 343,6 368,0 IV. Đất chuyên dùng 463,6 545,2 1.315,2 1.629,2 988,5 V. Đất chưa sử dụng 17.328,6 16.402,7 6.878,2 6.622,6 3.066,3 1. Đất bằng chưa sử dụng 295,6 499,0 230,9 232,9 211,5

2. Đất đồi núi chưa sử dụng 12.347,2 12.461,5 4.878,0 4.604,5 1.370,8

2.1.1.3. Đặc điểm tài nguyên nước

Được phân thành 2 loại chính sau:

Nước mặt: Qua phân tích chế độ mưa, lưu lượng các sông suối, hồ nước cho thấy nguồn nước mặt ở Chợ Mới khá phong phú, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất và sử dụng trên địa bàn.

Nước ngầm: Không có số liệu điều tra, khảo sát cụ thể về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn huyện Chợ Mới. Tuy nhiên qua khảo sát một số giếng đào tại các khu vực định canh, định cư lượng nước ngầm trên địa bàn huyện khá lớn đủ để phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Đặc biệt là ở chân các hợp thuỷ gần suối mực nước ngầm có thể thấy ở độ sâu từ 7 - 15 m.

2.1.1.4. Đặc điểm tài nguyên rừng

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, huyện Chợ Mới có 50.137,73 ha đất lâm nghiệp, chiếm 82,67% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, độ che phủ đạt 76,56%. Trong đó: Rừng sản xuất có 38.968,04 ha, chiếm 64,25%; rừng phòng hộ 11.169,69 ha, chiếm 18,42%.

2.1.1.5. Đặc điểm tài nguyên rừng

Chợ Mới là địa bàn có nhiều loại khoáng sản trong đó phải kể đến một số khoáng sản có tiềm năng và số lượng lớn như vàng, quặng photphorit, khai thác vật liệu xây dựng... Ngoài ra huyện còn có một số loại khoáng sản khác nhưng trữ lượng về công nghiệp không nhiều.

2.1.1.6. Đặc điểm điều kiện khí hậu thủy văn

Về khí hậu: Khí hậu huyện Chợ mới mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm 22,2o

C. Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, 7 và tháng 8 (27 - 27,7o

C), các tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (12oC). Tổng tích nhiệt bình quân năm là 7.850oC.

Về thủy văn: Sông Cầu con sông duy nhất chảy qua địa phận huyện Chợ Mới, đồng thời cũng là con sông lớn nhất tỉnh, bắt nguồn từ núi Tam

Tao, chảy qua Bạch Thông, Chợ Mới, chảy sang Thái Nguyên và hợp lưu với sông Thái Bình, Phả Lại. Chiều dài trên địa phận tỉnh Bắc Kạn khoảng 100 km, với lưu vực trên 510 km2

cùng với sông Chu và hàng trăm con suối lớn nhỏ.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới

2.1.2.1. Đặc điểm dân số lao động

- Về dân số: Theo niên gián thống kê năm 2010 thì dân số huyện Chợ mới có 37.814 người, gồm các dân tộc như: Kinh, Tày, Dao,... Dân số ở thành thị là 2.432 người chiếm 6,43 %; dân số ở nông thôn là 35.382 người chiếm 93,56% tổng dân số cả huyện.

- Về lao động: Năm 2010 lao động trong độ tuổi của huyện chợ mới là 24.262 người chiếm 64,16% tổng dân số trong đó lao động phân chia theo khu vực thì lao động ở thàng thị là 3.438 người chiếm 14,17% còn lại là ở khu vực nông thôn với 20.824 người chiếm 85,82%. Trong đó: Lao động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản là 18.589 người chiếm 76,61%, ngành công nghiệp xây dựng là 1.621 người chiếm 6,68%, ngành thương mại dịch vụ là 2.723 người chiếm 11,22%, còn lại các ngành nghề khác là 1.329 người chiếm 5,47%.

Bảng 02: Tình hình dân số huyện Chợ Mới

TT Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2008 2009 2010

Tôc độ phát triển BQ (%)

I Tổng dân số Người 36.557 36.747 37.814 101,7

1 Chia theo giới tính

Nam - 18.571 18.636 19.247 101,8

Nữ - 17.986 18.111 18.567 101.6

2 Chia theo khu vực

Thành thị - 2.382 2.402 2.432 101

Nông thôn - 34.175 34.364 35.382 101,7

Biểu đồ 01: Tình hình dân số huyện Chợ Mới

Theo bảng 02 thì tốc độ phát triển bình quân dân số hàng năm của huyện chợ mới là 101,7% trong đó tốc độ phát triển giới tính nam là 101,8% nữ là 101,6%, phân theo khu vực thành thị và nông thôn thì tỉ lệ khu vực này phát triển không đồng đều ở nông thôn là 101,7% còn ở thành thị là 101% như vậy tỉ lệ lao động trong nông thôn là rất lớn vì vậy nguồn nhân lực trong sản xuất và phát triển nông nghiệp là rất lớn.

Bảng 03: Tình hình lao động huyện Chợ Mới

TT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 Tôc độ phát

triển BQ (%)

I Tổng lao động 21.782 21.811 24.262 105,5

1 Chia theo giới tính

Lao động nam 11.836 11.812 12.622 103,2

Lao động nữ 9.989 9.999 11.640 107,9

2 Chia theo khu vực

Thành thị 2.348 2.945 3.438 121 Nông thôn 19.434 18.866 20.824 103,5 3 Chia theo ngành nghề N-L-Thủy sản 17.380 17.223 18.589 103,4 CN-XD 1.185 1.242 1.621 117 TM-DV 2.174 2.154 2.723 111,9 GD-YT-VHTT 1.129 1.154 1.329 108,5

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Chợ Mới (năm 2010)

101.7% 101.8% 101.6% 101.0% 101.7% 100.6% 100.8% 101.0% 101.2% 101.4% 101.6% 101.8%

Theo như số liệu bảng 03 thấy rằng tình hình lao động trên địa bàn huyện chợ mới phát triển rất cao 105,5% tốc độ phát triển lao động ở đô thị trên địa bàn có thể thấy rằng rất cao với 121% trong ba năm trong khi đó với tỉ lệ lao động chiếm phần lớn ở thủy sản vẫn chiếm cao là lực lượng dồi dào cho nông nghiệp nông thôn thuận lợi cho việc phục vụ và xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn. Nhưng cũng qua đồ thị ta thấy rằng lực lượng lao động ở thành thị và ngành công nghiệp xây dựng cũng đang có xu hướng tăng cao cho thấy lực lượng lao động ngày càng tiến bộ trong xã hội.

2.1.2.2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng của huyện Chợ Mới a. Đặc điểm hạ tầng giao thông

Đặc điểm hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện thấy rằng huyện rất thuận lợi trong phát triển các ngành dịch vụ, thương mại vì trên địa bàn có 30 km đường quốc lộ chạy qua và có 28km đường liên tỉnh, hơn 98km đường liên huyện thuận lợi cho giao dịch và buôn bán giao thương với các tỉnh, huyện lân cận tỉ lệ đường liên xã 33,35km và thôn rất cao 450km thuận lợi cho giao thương hàng hóa và vận chuyển sản phẩm thu hoạch trên địa bàn.

Bảng 04: Thống kê đƣờng giao thông huyện Chợ Mới

STT Chỉ tiêu Chiều dài(km) Chiều rộng (m) Diện tích (ha)

1 Đường quốc lộ 30 7,50 22,50

2 Đường tỉnh lộ 28 7,00 19,50

3 Đường liên huyện 98,80 6,00 47,80

4 Đường liên xã 33,35 4,00 13,34

5 Đường liên thôn 450,00 1,5-2,5 46,37

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Chợ Mới (năm 2010) b. Đặc điểm hạ tầng giáo dục

Tính đến năm 2010 toàn huyện có 16 trường mầm non được chi đều cho số xã và thị trấn, có 01 trường cấp 1 + 2, 15trường cấp 1,8 trường cấp 2 và 2 trường cấp 3, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên.

Tổng số học sinh của tất cả là 13.306 trong đó học sinh đào tạo quốc lập là 12.684 còn lại là học sinh bổ túc là 622 ( không tính mầm non).

Bảng 05: Tình hình cơ sở Giáo dục ở huyện Chợ Mới

STT Chỉ tiêu ĐVT Tổng số (3 năm) Quốc lập (3năm) Bán công (3 năm) Bổ túc (3 năm) 2008 - 2010 1 Trường cấp 3 Trường 2 2 - - 2 Trường cấp1+2 - 1 1 - - 3 Trường cấp 2 - 8 8 - - 4 Trường cấp 1 - 15 15 - -

5 Mầm non - mẫu giáo - 16 16 - -

6 Trung tâm giáo dục

thường xuyên TT 1 1 - -

7 Tổng số học sinh Người 13.306 12.684 - 622

8 Tổng số giáo viên 550 550 - -

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Chợ Mới (năm 2010) c. Đặc điểm hệ thống y tế

Bảng 06: Hệ thống cơ sở y tế ở huyện Chợ Mới

Chỉ tiêu Năm Tôc độ phát

triển BQ (%)

2008 2009 2010

Số cơ sở y tế 18 18 18 0

Bệnh viện 1 1 1 0

Phòng khám đa khoa khu vực 1 1 1 0

Trạm điều dưỡng - - - -

Trạm y tế xã , thị trấn 16 16 16 0

Số giường bệnh 85 97 103 110,1

Bệnh viện 50 50 50 0

Phòng khám đa khoa khu vực 19 19 19 0

Trạm điều dưỡng - - - -

Trạm y tế xã, thị trấn 16 32 38 154,1

Theo bảng số 06 cơ sở y tế của huyện là 01 bệnh viện, 1 phòng khám đa khoa khu vực, 16 trạm y tế được chi đều cho các xã và thị trấn trong đó số

Một phần của tài liệu giải pháp xây dựng và phát triển nông thôn mới của huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 41 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)