0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Đặc điểm kinh tế-xã hội huyện Chợ Mới

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI CỦA HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH BẮC KẠN (Trang 48 -137 )

5. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội huyện Chợ Mới

2.1.2.1. Đặc điểm dân số lao động

- Về dân số: Theo niên gián thống kê năm 2010 thì dân số huyện Chợ mới có 37.814 người, gồm các dân tộc như: Kinh, Tày, Dao,... Dân số ở thành thị là 2.432 người chiếm 6,43 %; dân số ở nông thôn là 35.382 người chiếm 93,56% tổng dân số cả huyện.

- Về lao động: Năm 2010 lao động trong độ tuổi của huyện chợ mới là 24.262 người chiếm 64,16% tổng dân số trong đó lao động phân chia theo khu vực thì lao động ở thàng thị là 3.438 người chiếm 14,17% còn lại là ở khu vực nông thôn với 20.824 người chiếm 85,82%. Trong đó: Lao động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản là 18.589 người chiếm 76,61%, ngành công nghiệp xây dựng là 1.621 người chiếm 6,68%, ngành thương mại dịch vụ là 2.723 người chiếm 11,22%, còn lại các ngành nghề khác là 1.329 người chiếm 5,47%.

Bảng 02: Tình hình dân số huyện Chợ Mới

TT Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2008 2009 2010

Tôc độ phát triển BQ (%)

I Tổng dân số Người 36.557 36.747 37.814 101,7

1 Chia theo giới tính

Nam - 18.571 18.636 19.247 101,8

Nữ - 17.986 18.111 18.567 101.6

2 Chia theo khu vực

Thành thị - 2.382 2.402 2.432 101

Nông thôn - 34.175 34.364 35.382 101,7

Biểu đồ 01: Tình hình dân số huyện Chợ Mới

Theo bảng 02 thì tốc độ phát triển bình quân dân số hàng năm của huyện chợ mới là 101,7% trong đó tốc độ phát triển giới tính nam là 101,8% nữ là 101,6%, phân theo khu vực thành thị và nông thôn thì tỉ lệ khu vực này phát triển không đồng đều ở nông thôn là 101,7% còn ở thành thị là 101% như vậy tỉ lệ lao động trong nông thôn là rất lớn vì vậy nguồn nhân lực trong sản xuất và phát triển nông nghiệp là rất lớn.

Bảng 03: Tình hình lao động huyện Chợ Mới

TT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 Tôc độ phát

triển BQ (%)

I Tổng lao động 21.782 21.811 24.262 105,5

1 Chia theo giới tính

Lao động nam 11.836 11.812 12.622 103,2

Lao động nữ 9.989 9.999 11.640 107,9

2 Chia theo khu vực

Thành thị 2.348 2.945 3.438 121 Nông thôn 19.434 18.866 20.824 103,5 3 Chia theo ngành nghề N-L-Thủy sản 17.380 17.223 18.589 103,4 CN-XD 1.185 1.242 1.621 117 TM-DV 2.174 2.154 2.723 111,9 GD-YT-VHTT 1.129 1.154 1.329 108,5

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Chợ Mới (năm 2010)

101.7% 101.8% 101.6% 101.0% 101.7% 100.6% 100.8% 101.0% 101.2% 101.4% 101.6% 101.8%

Theo như số liệu bảng 03 thấy rằng tình hình lao động trên địa bàn huyện chợ mới phát triển rất cao 105,5% tốc độ phát triển lao động ở đô thị trên địa bàn có thể thấy rằng rất cao với 121% trong ba năm trong khi đó với tỉ lệ lao động chiếm phần lớn ở thủy sản vẫn chiếm cao là lực lượng dồi dào cho nông nghiệp nông thôn thuận lợi cho việc phục vụ và xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn. Nhưng cũng qua đồ thị ta thấy rằng lực lượng lao động ở thành thị và ngành công nghiệp xây dựng cũng đang có xu hướng tăng cao cho thấy lực lượng lao động ngày càng tiến bộ trong xã hội.

2.1.2.2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng của huyện Chợ Mới a. Đặc điểm hạ tầng giao thông

Đặc điểm hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện thấy rằng huyện rất thuận lợi trong phát triển các ngành dịch vụ, thương mại vì trên địa bàn có 30 km đường quốc lộ chạy qua và có 28km đường liên tỉnh, hơn 98km đường liên huyện thuận lợi cho giao dịch và buôn bán giao thương với các tỉnh, huyện lân cận tỉ lệ đường liên xã 33,35km và thôn rất cao 450km thuận lợi cho giao thương hàng hóa và vận chuyển sản phẩm thu hoạch trên địa bàn.

Bảng 04: Thống kê đƣờng giao thông huyện Chợ Mới

STT Chỉ tiêu Chiều dài(km) Chiều rộng (m) Diện tích (ha)

1 Đường quốc lộ 30 7,50 22,50

2 Đường tỉnh lộ 28 7,00 19,50

3 Đường liên huyện 98,80 6,00 47,80

4 Đường liên xã 33,35 4,00 13,34

5 Đường liên thôn 450,00 1,5-2,5 46,37

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Chợ Mới (năm 2010) b. Đặc điểm hạ tầng giáo dục

Tính đến năm 2010 toàn huyện có 16 trường mầm non được chi đều cho số xã và thị trấn, có 01 trường cấp 1 + 2, 15trường cấp 1,8 trường cấp 2 và 2 trường cấp 3, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên.

Tổng số học sinh của tất cả là 13.306 trong đó học sinh đào tạo quốc lập là 12.684 còn lại là học sinh bổ túc là 622 ( không tính mầm non).

Bảng 05: Tình hình cơ sở Giáo dục ở huyện Chợ Mới

STT Chỉ tiêu ĐVT Tổng số (3 năm) Quốc lập (3năm) Bán công (3 năm) Bổ túc (3 năm) 2008 - 2010 1 Trường cấp 3 Trường 2 2 - - 2 Trường cấp1+2 - 1 1 - - 3 Trường cấp 2 - 8 8 - - 4 Trường cấp 1 - 15 15 - -

5 Mầm non - mẫu giáo - 16 16 - -

6 Trung tâm giáo dục

thường xuyên TT 1 1 - -

7 Tổng số học sinh Người 13.306 12.684 - 622

8 Tổng số giáo viên 550 550 - -

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Chợ Mới (năm 2010) c. Đặc điểm hệ thống y tế

Bảng 06: Hệ thống cơ sở y tế ở huyện Chợ Mới

Chỉ tiêu Năm Tôc độ phát

triển BQ (%)

2008 2009 2010

Số cơ sở y tế 18 18 18 0

Bệnh viện 1 1 1 0

Phòng khám đa khoa khu vực 1 1 1 0

Trạm điều dưỡng - - - -

Trạm y tế xã , thị trấn 16 16 16 0

Số giường bệnh 85 97 103 110,1

Bệnh viện 50 50 50 0

Phòng khám đa khoa khu vực 19 19 19 0

Trạm điều dưỡng - - - -

Trạm y tế xã, thị trấn 16 32 38 154,1

Theo bảng số 06 cơ sở y tế của huyện là 01 bệnh viện, 1 phòng khám đa khoa khu vực, 16 trạm y tế được chi đều cho các xã và thị trấn trong đó số giường bệnh tại bệnh viện là 50 giường danh cho bệnh nhân ở phòng khám đa khoa khu vực là 19 giường bệnh còn số giường bệnh của các trạm xá tăng lên theo hàng năm, năm 2008 là 16, năm 2009 là 32, năm 2010 là 38.

d. Đặc điểm hệ thống hạ tầng thông tin - truyền thông

Hiện nay trên địa bàn huyện có 1 bưu điện huyện, và 16 điểm bưu điện văn hoá xã. Mạng lưới điện thoại phát triển tương đối nhanh, phủ sóng 16/16 xã tất cả các mạng viền thông. Toàn huyện cho đến nay còn 3 xã chưa có trạm truyền thanh.

2.1.2.3. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội a. Đặc điểm phát triển kinh tế của huyện

Tổng thu nhập kinh tế xã hội của các ngành trong huyện tính năm 2010 là 477.675 trong đó ngành nông lâm thủy sản là 254.072 chiếm 53,18%, công nghiệp xây dựng là 34.538 chiếm 7,23%, Thương mại dịch vụ thu được 179.031 chiếm 37,47%, còn lại thu của các ngành khác là 10.034 chiếm 2,10%. Như vậy thu nhập của nông lâm thủy sản vẫn mang tầm quan trọng trong thu nhập của người dân trong toàn huyện.

Bảng 07: Thu nhập cơ cấu tự nhiên của huyện Chợ Mới qua 3 năm

STT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 TĐ PTBQ

I Giá trị tổng thu nhập

Tổng thu nhập Tr.đ 326850 396407 477675 120,9%

1 Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản - 197.793 208.112 254.072 113,3%

2 Công nghiệp - Xây dựng - 17.564 26.379 34.538 140,2%

3 Thương mại - Dịch vụ - 102.286 154.416 179.031 132,3%

4 Thu khác - 9.207 7.500 10.034 104,4%

II Cơ cấu thu nhập

Tổng số % 100,00 100,00 100,00

1 Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản - 38% 36% 32,7%

2 Công nghiệp -Xây dựng - 22% 23% 25,3%

3 Thương mại -Dịch vụ - 30% 31% 32%

4 Thu khác 10% 10% 10%

Biểu đồ 02: Tình hình thu nhập của các ngành của huyện Chợ Mới

Giá trị thu nhập và cơ cấu thu nhập của các ngành chính của huyện qua các năm tính 3 năm từ năm 2008 - 2010 giá trị thu nhập của các ngành đều tăng ro rệt.

Qua bảng 07 cho thấy đối với ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản (N - L - TS) tổng thu nhập năm 2008 là 197.793 triệu đồng đến năm 2010 đã tăng lên 254.072 triệu đồng nhưng đáng chú ý là cơ cấu của ngành này lại giảm, khác với ngành (N - L - TS) ngành công nghiệp - xây dựng (CN-XD) và các ngành khác tổng thu nhập năm 2008 cho đến năm 2010 tổng thu nhập đều tăng và cơ cấu cũng tăng theo từng ngành, tổng thu nhập của khối ngành này là rất cao tỉ lệ thu nhập là 120,9% đây là xu hướng tốt cho phát triển bền vững.

b. Tình hình phát triển xã hội của huyện

Tổng thu nhập bình quân đầu người được tăng lên qua các năm theo số liệu năm 2010 là 9,18 triệu đồng trong đó đô thị thu nhập là 12,0 triệu đồng, nông thôn là 8,50 triệu đồng. Thu nhập bình quân lao động là 10,50 triệu đồng. 120.9% 133.3% 140.2% 132.3% 104.4% 0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0% 120.0% 140.0% 160.0% Tổng thu nhập N - L - TS CN - XD TM - DV Thu khác

Bảng 08: Phát triển xã hội của huyện qua 3 năm

STT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 TĐ PTBQ

1

Thu nhập BQ đầu người/năm Tr.đ 6,16 7,47 9,18 122,1%

Đô thị Tr.đ 7,85 9,50 12,0 123,6%

Nông thôn Tr.đ 5,25 6,55 8,50 127,2%

2 Thu nhập BQ lao động Tr.đ 6,50 8,78 10,50 127,1%

3 Số hộ nghèo Hộ 2.356 2.237 2.900 110,9%

4 Tỷ lệ hộ nghèo % 0,06 0,06 0.07 108.0%

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Chợ Mới (năm 2010)

Biểu đồ 03: Thu nhập bình quân đầu người và hộ nghèo của huyện

Qua bảng 08 thấy rằng tình hình phát triển xã hội qua 3 năm của huyện chợ mới từ năm 2008 - 2010, năm 2008 thu nhập bình quân đầu người là 6,16 triệu đồng đến năm 2010 là 9,18 triệu đồng, tốc độ phát triển bình quân của 3 năm là 122,1%, trong đó tốc độ phát triển bình quân của nông thôn là 127,2% còn ở thành thị là 123,6%, qua đồ thị thể hiện tổng thu nhập bình quân về lao động có tỉ lệ phát triển khá cao 127,1%.

Tỉ lệ hộ nghèo cũng được thể hiện qua bảng 08 năm 2008, 2009 tỉ lệ hộ nghèo không giảm cũng không tăng đều là 0,06 %, năm 2010 tỉ lệ hộ nghèo

122.1% 123.6% 127.2% 127.1% 108.0% 95.0% 100.0% 105.0% 110.0% 115.0% 120.0% 125.0% 130.0% Thu nhập bq đầu người/năm

Thành thị Nông thôn Thu nhập bq lao động

của huyện thể hiện chiều hướng tăng lên 0,07% lý do là năm 2010 Chính phủ có phát hành quyết định về chuẩn nghèo mới cho nên đã tăng lên 0.01%

2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng nông thôn mới của huyện Chợ Mới

* Thuận lợi

Về cơ bản, huyện Chợ mới là một huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện xây dựng nông thôn mới. Cụ thể:

Trước hết, Chợ Mới là một huyện có truyền thống về phát triển nông lâm ngư nghiệp. Do đó, dự trên cơ sở những hiểu biết và kinh nghiệm cũng như tập quán về sản xuất nông nghiệp, người dân có thể dễ dàng áp dụng các kỹ thuật mới vào quá trình trồng trọt, chăn nuôi cũng như quá trình sản xuất trao đổi hàng hóa, nông sản.

Thứ hai, huyện Chợ Mới có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn 55.479,03 ha có nhiều điều kiện để thực hiện quá dồn điền đổi thửa, tái quy hoạch, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất. Bên cạnh đó, với hệ thống sông ngòi đang dạng, rất thuận tiện cho việc tưới tiêu, cung cấp nước cho trồng trọt, chăn nuôi nên huyện có thể đầu tư hơn nữa cho phát triển nông nghiệp, đổi mới nông thôn. Khi nói đến sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới thì yếu tố vô cùng quan trọng có tính chất quyết định đó chính là hệ thống đất đai, sông ngòi nên có thể nói Chợ Mới đang hội tụ đầy đủ những điều kiện tiên quyết để xây dựng nông thông mới thành công.

Thứ ba, với vị trí cửa ngõ cũng với hệ thống giao thông thuận lợi, huyện chợ mới rất có điều kiện trong việc vận chuyển, giao thương với các tỉnh khác cũng như trao đổi hàng hóa trong nội tỉnh. Muốn sản xuất phát triển, thì đi đôi với nó là hệ thống giao thông vận tải phải phát triên. Mà đây là một trong những thế mạnh của huyện. Vì vậy, Chợ Mới hoàn toàn có thể tin chắc vào công cuộc xây dựng nông thôn mới thành công.

Cuối cùng, không thể thiếu chính là điều kiện đời sống của người dân cũng đã được cải thiện rõ rệt hiện tại thu nhập bình quân đầu người là 8.500.000 đ/ người. Chính vì thế, người dân cũng có điều kiện hơn trong việc tiếp cận với các công nghệ mới, tiếp cận và có tư duy sẵn sàng xây dựng nông thôn mới hiện đại hơn, phát triển hơn.

Từ các yếu tố nêu trên, có thể thấy huyện Chợ Mới có rất nhiều điều kiện thuận lợi kể cả về điều kiện tự nhiên cũng như con người để thực hiện xây dựng nông thôn mới thành công.

* Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi kể trên, thì không thể không kể đến một số khó khăn mà huyện đang gặp phải để xây dựng nông thôn mới. Đó là:

Thứ nhất, tuy với điều kiện thuận lợi là có diện tích đất nông nghiệp lớn, rộng nhưng chưa được quy hoạch triệt để để phục cho quá trình phát triển nông nghiệp. Do đó, người nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi, tăng gia sản xuất.

Thứ hai, tuy thuận lợi là có nhiều đường giao thông nhưng chất lượng hệ thống giao thông cụ thể là các tuyến đường liên xã, liên thông còn nhỏ, gồ ghề, chưa được bê tông hóa. Đặc biệt là mùa mưa lũ, nhiều đoạn đường bị sói mòi, chất lượng mặt đường không được đảm bảo nên đi lại, vận chuyển hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn. Nó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất, trao đổi. Đây là một trong những yếu tố cần sớm được khắc phục.

Thứ ba, hệ thống thủy lợi chưa được xây dựng đồng bộ, chất lượng hệ thống thụy lợi cũng không được đảm bảo thậm chí ở một số khu vực vẫn còn rất thô sơ. Điều đó dẫn đến việc tưới tiêu đảm bảo nguồn nước cho đồng ruộng chưa được đảm bảo làm ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp.

Thứ tư, lao động trong nông nghiệp chủ yếu là lao động thủ công. Mọi người thực hiện trồng trọt, chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Tác phong chậm chạm chịu nhiều ảnh hưởng từ tác phong nông nghiệp cũ, chậm đổi mới.

Số lượng lao động tuy đông nhưng chất lượng lao động chưa cao, số lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm đa số. Số người được qua đào tạo còn ít và có rất ít người chịu đổi mới, tìm tòi qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng và tập huấn để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Thứ năm, một khó khăn nữa của huyện đó là tỉ lệ hộ nghèo ở một số xã nói riêng và ở huyện nói chung còn cao. Điều này gây khó khăn rất nhiều khi triển khai xây dựng nông thôn mới.

Cuối cùng, do địa hình đồi núi phức tạp nên huyện gặp phải không ít khó khăn trong quá trình sản xuất cũng như xây dựng cơ sở vật chất và thực hiện quy hoạch hóa nông thôn.

Tóm lại, bên cạnh những thuận lợi mà huyện cần phát huy thì huyện Chợ mới cũng đang gặp phải không ít khó khăn cần phái được giải quyết ngay để có thể thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới.

2.2. Thực trạng nông thôn của huyện Chợ Mới

2.2.1. Kết quả phát triển nông thôn của huyện giai đoạn 2008 - 2010

Kết quả phát triển kinh tế trong nông thôn của huyện năm 2010 là 284.605 trong đó ngành nông nghiệp là 254.072 chiếm 89,27%, thu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là 21.781 chiếm 7,75%, thu dịch vụ là 8.752

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI CỦA HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH BẮC KẠN (Trang 48 -137 )

×