Yếu tố tác động đến việc thực hiện những nội dung giáo dục gia

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Hiện trạng nội dung giáo dục trong một số gia đình có con đang học trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 82 - 89)

Bang 2.17: Mức độ thực hiện từng nội dung giáo dục thé chat

2.2.4.1. Yếu tố tác động đến việc thực hiện những nội dung giáo dục gia

đình

+ Cha mẹ thiếu kiến thức về giáo dục gia đình

Thực tế cho thấy, đa phân các gia đình ở Tp. Hồ Chí Minh trình độ dân

trí khá cao nhưng không phải cha mẹ nào cũng được dao tạo qua trường lớp

và được trang bị tốt vốn kiến thức vé giáo dục gia đình. Xã hội đôi mới nhưng cha mẹ chưa được chuẩn bị day đủ những kiến thức giáo dục con cái trong

tinh hình mới, đa số phụ huynh chưa có định hướng rõ rệt. Chính sự thiếu hụt kiến thức về giáo dục gia đình, cha mẹ không ý thức được sự cần thiết của

việc phát triển toàn điện, cảm thấy lúng túng trong việc lựa chọn và thực hiện

những nội dung giáo dục gia đình. Mặt khác, do thiếu kiến thức vẻ giáo dục

nên cha mẹ không theo kip sự phát trién của con cái và chưa ứng được nhu

cầu về giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Day là điều bat lợi ảnh hưởng rat lớn đến việc hình thành nhân cách toàn diện cho thiểu niên.

74

+ Điều kiện kinh tế - xã hội chi phối, ảnh hưởng

Xu thé hội nhập nền kinh tế thị trường đã thúc đây việc xã hội hóa -

hiện đại hóa lôi sông, chuẩn xã hội đẻ tạo nên sự giao lưu, phát triển. Một bộ

phận phụ huynh lúng túng không biết hướng con cái vào những giá trị truyền thông hay hiện đại. Nếu hướng con cái vào những giá trị truyền thông xem ra không phi hợp, hướng vào các gia trị hiện đại thì chưa thật sự tốt... Trong không khí sôi động của cơ chế thị trường, mọi người đều mong muốn có công

ăn việc làm, có thu nhập cao, chất lượng cuộc sống được đảm bảo. Không ít gia đình bị cuốn theo vòng xoáy của nên kinh tế thị trường, mãi lo chuyện

“com — áo — gạo ~ tiền”, ít lưu tâm đến những nội dung can thiết dé giáo dục

con, đặc biệt là piáo dục cái đẹp và giáo dục trí tuệ cho con trẻ. Chính vì vậy,

việc dạy dỗ con cái của cha mẹ vẫn con mang tính phiến diện.

+ Sự “phân cap” trong giáo đục

Giáo dục gia đình hay giáo dục nhà trường đều nhằm mục tiêu phát triển toàn điện nhân cách con người về đạo đức, trí tuệ, thê chất, thâm mỹ và lao động. Thực tế công tác giáo dục cho thấy có sự phân cấp rõ nét. Gia đình chú trọng giáo dục đạo đức vì gia đình Việt Nam xưa nay vẫn luôn xem đạo đức là gốc, là nên tảng cơ bản nhất cho việc triển khai các nội dung khác. Phụ huynh cho rằng giáo duc trí tuệ thuộc về nhà trường, nên phó thác nội dung

gáo dục nảy cho thầy cô và nhà trường. Họ không biết rằng, nhà trường chủ yeu day về kiến thức khoa học còn giáo dục từ gia đình là cung cấp những kiến thức ngoài sách vở. Nhà trường luôn đặt trọng tâm là dạy kiến thức khoa học, ít chú trọng việc giáo dục tham mỹ cho học sinh. Minh chứng là tiêu chi

đánh giá giáo dục nhà trường không đặt nặng ở các môn như vẽ, nhạc, may

vá,... Chính những điều đó đã chỉ phối đến việc giáo dục toàn diện.

Trên đây lả những yếu tổ cơ bản tác động đến việc thực hiện những nội

dung giao dục cho thé hệ trẻ ở một số gia đình tại Tp. Hồ Chí Minh hiện nay.

75

Những yếu tố đó cho thấy, giáo dục nhân cách toàn điện về “đức, trí, thể, mỹ và lao động" cho thiếu niên tại các gia đình ở đây đang có những thuận lợi, đồng thời cũng gặp không ít khó khăn, rào cản từ phía xã hội va bản thân các

bậc phụ huynh. Khắc phục những khó khăn, rao can này là rat cấp bách và cân thiết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục từ gia đình.

76

2.2.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục gia đình

Trước những thay đổi nhanh chóng của đất nước nói chung và Tp. Hỗ

Chí Minh nói riêng thì vai trò của gia đình đối với việc giảo dục toàn diện cho thế hệ trẻ cảng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu vẻ hiện trạng những nội giáo dục gia đình và tham khảo ý kiến từ

chuyên gia trong ngành, chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một sô giải pháp nhằm pháp huy tính hiệu quả vẻ vai trò của gia đình ở Tp. Hồ Chí Minh hiện

nay đối với giáo dục nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ.

+ Nâng cao nhận thức cho phụ huynh về vai trò của giáo dục gia đình

Giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội đóng vai trò rất quan trọng không thé thiểu được trong quá trình xã hội hoá con người. Song, đó cũng chi

sự tiếp nối va bo sung từ giáo dục gia đình. Đề phát huy vai trò của gia đình, của cha mẹ học sinh trong sự nghiệp giáo dục con cái trước hết phụ huynh phải có sự nhìn nhận đúng đắn và đầy đủ vẻ vị trí, vai trò của gia đình trong

việc giáo dục toàn diện cho con. Thứ hai, phụ huynh cần phải hiểu rõ hơn ve

tam quan trọng của giáo dục cân đổi. Tránh tinh trạng quá chủ trọng một nội

dung giáo dục nào đó mà sao nhãng việc thực hiện các nội dung khác. Sự

nhận thức đúng dan từ phụ huynh là khởi đầu cho hanh động đúng, là yếu t6

quan trọng trong sự thành công của giáo dục gia đình.

* Nâng cao trình độ và năng lực giáo dục con cái cho các bậc cha mẹ

Từ thực trạng thực hiện các nội dung giảo dục ở một sỐ gia đình hiện

nay cho thấy, một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến công tác giáo dục gia đình là do kiến thức, năng lực của một bộ phận cha me (chủ thẻ giáo dục) không đáp ứng được việc giáo dục con cái và còn ling túng

khi thực hiện những nội dung giáo dục. Vì thế trong giáo dục gia đình, bản thân cha mẹ trước hết phải là người có kiến thức. Kiến thức ở đây cỏ thé từ kinh nghiệm, có thẻ từ học tập trong sách vở vả trong cuộc sông. Tuy nhiên,

77

dù kiến thức nao thì cha mẹ cũng phải biết lựa chọn những van dé phù hợp với yêu cầu của xã hội, phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý lứa tuôi thiếu niên, phù hợp với đặc điểm của từng em. Trước đây, cha mẹ dạy đỗ con cái chú yéu dựa vào một số kinh nghiệm nhưng giáo dục ngày nay cha mẹ cần trang

bị cho mình những kiến thức và kỹ năng thiết yếu vẻ giáo dục gia đình.

Tăng cường sự kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội khác

Sự phối hợp giữa giáo dục gia đình, nhà trường và các tỏ chức xã hội đã được thực hiện nhưng thực tế còn nhiều hạn chế về nội dung và hình thức phối hợp. Bản thân mỗi thiết chế cũng bộc lộ những tôn tại: Nhà trường quan tâm nhiều đến day chữ, dạy nghé hơn là giáo dục văn hoá ứng xử trong quan

hệ thay trò, bạn bẻ, tình yéu,... Cha mẹ thì đường như phỏ mặc việc dạy do

con cái cho nha trường, chỉ quan tâm đến đời sông vật chat cho con cái. Các 16 chức xã hội dù đã có nhiều phong trào cho các em hoạt động nhưng còn nghèo nàn, chưa thu hút được đông đảo thiếu niên tham gia. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục thé hệ trẻ. Vì vậy, phải thay đổi quan điểm từ gốc: đổi mới quan điểm giáo dục xã hội; chống bệnh thành tích, các trường phải có yêu cầu cụ thé, rõ ràng về việc phát triển toàn điện cho học sinh, quan điểm giáo dục toàn diện phải được thực hiện thực chất và triệt để từ chính nhà trường dé định hướng cho việc giáo dục của phụ huynh.

Mỗi thiết chế luôn có những ưu, nhược điểm khác nhau. Trong quá trình giáo dục thiếu niên, việc phối hợp sẽ giúp các thiết chế bổ sung, hỗ trợ cho nhau dé hiệu quả giáo dục tốt hơn. Sự thành công trong giáo dục chỉ có

được khi tất cả các lực lượng giáo dục thống nhất với nhau về mục tiêu, nội

dung giáo dục.

Ngoài ra, cần tận dụng mọi kênh tuyên truyền nhà trường và xã hội, tuyên truyền, giáo dục phụ huynh vẻ các van dé giáo dục giúp cha mẹ y thức

78

đầy du về việc phát triển toàn diện cho con em. Can day mạnh hoạt động xã hội hóa giao dục ở các lĩnh vực giáo dục thâm mỹ, thẻ chat, lao động, tăng cường sức hút của các hoạt động nghệ thuật vả thẻ thao cộng đồng, đây mạnh

hoạt động các Câu lạc bộ học sinh.

79

TIỂU KET

Trong 302 phụ huynh được nghiên cứu thi gần như tuyệt đối các cha

mẹ đánh giá rất cao tâm quan trọng của những nội dung giáo dục cho con,

chiém tỷ lệ 99.01%, trong đó mức đánh giá rất cần thiết chiếm ưu thế với 67.55%. Nội dung được đánh giá cao nhất là giáo dục đạo đức. Khi tìm hiểu về mức độ nhận thức của phụ huynh vẻ những nội dung giáo dục, thông kê cho thấy hầu như các bậc cha mẹ có sự nhận thức khá day đủ về những nội dung can giáo dục cho con (88.74%), vẫn còn không it các ông bố bả mẹ còn hiểu lơ mo (11.26%). Cha mẹ còn thể hiện sự phiến diện của mình trong việc

hiểu những nội dung giáo dục gia đình.

Tiến hành phan tích trên thang đo chung: Khi so sánh vé mức độ thực hiện các nội dung giáo dục theo biến giới tinh cho thay không có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 0.05. So sánh theo biến nghé nghiệp (trên 3 nhóm nghé: công

chức — viên chức; kinh doanh, buôn ban; lao động tự do) cho Sig = 0.407 >

0.05, không có sự khác biệt về mức độ thực hiện các nội dung gido dục. Kết quả thống kẻ vẻ mức độ thực hiện những nội dung giáo dục được xếp vảo

mức thường xuyên, với ĐTB = 129.63/200 điểm.

Tiến hành phân tích trên từng nội dung giáo dục: Tìm hiểu mức độ thực hiện từng nội dung giáo dục cho thấy có sự chênh lệch về mức độ thực hiện.

Đa phần phụ huynh chú trọng mảng giáo dục đạo đức cho con với điểm trung bình cao nhất (DTB = 29.22) đạt mức thưởng xuyên. Hai nội dung chỉ được thỉnh thoảng thực hiện đó là giáo dục giáo dục thâm mỹ với DTB = 23.28/40

điểm và giáo dục trí tuệ với ĐTB = 23.91/40 điểm. Điều này nói lên rằng, phụ huynh hiện nay day dỗ con cái có phần phiến điện. Thực hiện kiểm nghiệm T- test (giới tính) và Anova (3 nhóm nghề) cho thay không có sự khác biệt về

mức độ thực hiện từng nội dung giáo dục.

80

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Hiện trạng nội dung giáo dục trong một số gia đình có con đang học trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)