CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Á Châu
Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 4 tháng 6 năm 1993. Ngay từ những khi thành lập, ACB đã xác định tầm nhìn sứ mệnh là trở thành “Ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam”. Đến ngày 31/10/2006 ACB niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và cổ phiếu ACB bắt đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006.
Thông tin khái quát
✓ Tên tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
✓ Tên tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank
✓ Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
✓ Vốn điều lệ: 16.627 tỷ đồng
✓ Mã cổ phiếu: ACB
✓ Website: www.acb.com.vn Mô hình quản trị
Sơ đồ 2.1: Mô hình quản trị NHTMCP Á Châu
24
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2019)
25
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Các NHTM ngày càng có xu hướng mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để đáp ứng tối đa nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế. Song, huy động vốn vẫn là nghiệp vụ nền tảng, giữ vai trò chủ chốt để các NHTM thực hiện các nghiệp vụ khác.
Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ này, ACB luôn cố gắng chú trọng vào công tác huy động vốn, với các chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn để phù hợp với thị trường và thu hút khách hàng.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của ACB giai đoạn 2017 – 2019 (Đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2017 2018 2019
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Vay NHNN 0 0.00% 3,074 1.02% 0 0.00%
Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD khác
15,454 5.86% 20,718 6.85% 19,249 5.54%
Tiền gửi của khách hàng 241,393 91.52% 269,999 89.31% 308,129 88.63%
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay
136 0.05% 160 0.05% 156 0.04%
CCTC phái sinh và các khoản nợ TC khác
10 0.00% 38 0.01% 0 0.00%
Trái phiếu 6,761 2.56% 8,328 2.75% 20,105 5.78%
Cộng 263,754 100% 302,317 100% 347,639 100%
26
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2017 - 2019 Huy động vốn tăng trưởng liên tục và ổn định qua các năm, luôn đạt mức kế hoạch đặt ra. Năm 2018, tổng nguồn vốn huy động của ACB đạt 263.754 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2017, trong năm 2018, ACB mạnh tay đầu tư các chiến lược dài hạn, nâng cấp công nghệ thông tin, tăng chi phí cho nhân sự, hoạt động huy động vốn cũng được thúc đẩy, trong đó huy động tiền gửi tăng 12%, vay NHNN chiếm hơn 1% trong tổng vốn huy động. Đến hết năm 2019, tổng nguồn vốn huy động là 308.129 tỷ đồng, tiếp tục tăng 15%, trong đó cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng phát hành trái phiếu từ 2,75%
lên 5,78%.
Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tăng đều qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng rất cao (trung bình 90%) trong tổng nguồn vốn huy động, điều này cho thấy ACB ngày càng củng cố được uy tín trên thị trường và có được sự tin tưởng từ khách hàng.
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Tín dụng là hoạt động đem lại thu nhập chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng thương mại, chính vì vậy mà ngay từ những ngày đầu thành lập, ACB luôn tập trung để phát triển hoạt động này. Trong những năm vừa qua, công tác tín dụng của ngân hàng đã có nhiều thay đổi đáng kể, nhờ đó mà dư nợ tín dụng qua các năm không ngừng tăng lên.
Bảng 2.2: Tổng dư nợ và tình hình nợ xấu của ACB giai đoạn 2017 – 2019 (Đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2017 2018 2019
Tổng dư nợ 198,513 230,527 268,700
Nợ xấu 1,389 1,675 1,449
Tỷ lệ nợ xấu 0,7% 0,73% 0,54%
27
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2017 - 2019 Tình hình tổng dư nợ của ngân hàng có xu hướng tăng trưởng ổn định liên tục qua các năm. Năm 2018 là năm kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng cao vượt bậc, thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, thúc đẩy dư nợ tín dụng tăng 16% so với năm 2017. Tính đến cuối năm 2019, dư nợ cho vay khách hàng đạt 268.700 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2018. Đối tượng cho vay chủ yếu là các công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh, cá nhân. ACB luôn chú trọng vào phân khúc bán lẻ, nên tăng trưởng dư nợ tập trung cho khách hàng cá nhân, năm 2019 khu vực này chiếm 60% tổng dư nợ cho vay, tiếp tục đóng vai trò “đầu tàu” cho tăng trưởng tín dụng của ACB.
Trong những năm qua tỷ lệ nợ xấu của ACB luôn ở mức dưới 1%, thấp hơn rất nhiều so với mức tiêu chuẩn của toàn ngành, khẳng định chất lượng tín dụng của ACB ngày càng cao. Năm 2018, với đà tăng trưởng của hoạt động tín dụng, nợ xấu của các ngân hàng tăng cao, ACB với tỉ lệ nợ xấu 0,73% mặc dù có tăng nhưng đã vượt qua Bac A Bank để đứng đầu trong top các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. Năm 2019, ACB tiếp tục làm sạch bảng tổng kết tài sản, tập trung giải quyết các khoản nợ xấu, cũng như các tài sản xấu không sinh lời bằng cách thu hồi và mạnh tay trích lập dự phòng nhằm nâng cao chất lượng tài sản. Đến cuối năm, tổng số nợ xấu của ACB giảm còn 1.449 tỷ đồng, tương đương 0,54% tổng dư nợ.
2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết thúc chặng đường đầu tiên trong lộ trình phát triển trở lại của ACB sau một thời gian chịu tổn thất nặng nề từ sự kiện năm 2012. Bằng chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn nhỏ, cùng với tinh thần làm việc không ngừng nghỉ của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên, ACB đã đạt được những kết quả khả quan với mức tăng trưởng ấn tượng, lợi nhuận luôn vượt mức kế hoạch đặt ra.
Biểu đồ 2.1. Lợi nhuận trước thuế của ACB giai đoạn 2017 – 2019 (Đơn vị: tỷ đồng)
28
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2017 - 2019 Mặc dù đứng trước nhiều khó khăn thách thức, lợi nhuận của ACB vẫn tăng trưởng vượt bậc qua từng năm, cho thấy rằng ACB đang thực sự phục hồi trở lại sau một thời gian dài xử lý các khó khăn. Năm 2018 đã đánh dấu sự phát triển đáng kinh ngạc của ACB, lợi nhuận trước thuế đạt 6389 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 141%. Năm 2019 là năm đầu tiên trong lộ trình 5 năm của ACB để xây dựng “Ngân hàng của tương lai”. Lợi nhuận tiếp tục tăng ổn định với mức tăng 18% đạt 7516 tỷ đồng, đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong 5 năm trở lại đây, tạo động lực mạnh mẽ cho kế hoạch tăng tốc phát triển toàn diện của ACB trong thời gian tới.