CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Á Châu
2.2.3. Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ACB
2.2.3.1. Chỉ tiêu định tính a. Đa dạng về sản phẩm
Ngoài các hình thức bảo lãnh cơ bản, ACB thiết kế riêng các sản phẩm bảo lãnh phù hợp với từng đối tượng khách hàng như: bảo lãnh cho chủ đầu tư trong việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai; bảo lãnh nhà thầu liên doanh; hay các hình thức bảo lãnh mang lại nhiều ưu đãi cho khách hàng như: bảo lãnh tín chấp một phần; bảo lãnh tiền ghi có trong tương lai.
31
Hoạt động bảo lãnh của ACB tập trung chủ yếu vào bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, ngân hàng không ngừng phát triển thêm các sản phẩm bảo lãnh mới, đáp ứng một cách tối ưu nhất tất cả các nhu cầu của khách hàng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
b. Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh
ACB luôn sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu phát hành bảo lãnh của khách hàng với mức phí cạnh tranh, linh hoạt, phù hợp với từng loại bảo lãnh và thay đổi theo từng thời kỳ, đặc biệt ACB luôn dành mức phí ưu đãi cho khách hàng truyền thống. Ngoài ra, khách hàng còn được tư vấn miễn phí về những vấn đề có liên quan đến dịch vụ bảo lãnh để có được phương án bảo lãnh hợp lý phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Với thương hiệu ACB được xây dựng lâu dài trong toàn hệ thống, sẽ mang đến cho khách hàng uy tín và độ tin cậy với bên đối tác, nhờ đó mà hợp đồng kinh tế sẽ dễ dàng được ký kết.
c. Mức độ an toàn cao
Song hành với việc mở rộng quy mô kinh doanh, ACB luôn chú trọng đến mức độ an toàn. Hoạt động bảo lãnh luôn yêu cầu khách hàng phải có phương pháp bảo đảm dưới dạng ký quỹ tiền mặt hoặc cầm cố thế chấp tài sản cố định, thường là nhà đất. Đối với các hình thức bảo lãnh có mức độ rủi ro cao như bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh hoàn tiền tạm ứng thì mức ký quỹ mà ngân hàng luôn yêu cầu phải là 100% giá trị bảo lãnh. Còn đối với các bảo lãnh còn lại, mức ký quỹ dao động trong khoảng 20-30%. Công tác thẩm định khách hàng trong hoạt động bảo lãnh tại ACB được thực hiện khá nghiêm ngặt.
d. Tiện ích quản lý thư bảo lãnh trực tuyến
Khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh tại ACB có thể tra cứu thông tin thư bảo lãnh trực tuyến hoàn toàn miễn phí mà không cần phải đăng ký trước. Theo đó, khách hàng truy cập vào địa chỉ website online.acb.com.vn, sử dụng dịch vụ “Kiểm tra thông tin thư bảo lãnh trực tuyến”, tiện ích này sẽ giúp khách hàng quản lý được tất cả các thư bảo lãnh, đồng thời tiết kiệm thời gian cho cả đối tác trong việc tra cứu, đối chiếu các thông tin, đảm bảo quyền lợi của cả hai bên.
32
2.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng
a. Chỉ tiêu phản ánh quy mô bảo lãnh:
Bảng 2.4: Quy mô hoạt động bảo lãnh tại ACB giai đoạn 2017 – 2019 (Đơn vị: triệu đồng)
Năm 2017 2018 2019
Số lượng hợp đồng 201,374 202,732 214,384
Số lượng khách hàng 3,576 3,646 3,813
Doanh số bảo lãnh 179,734,943 201,805,122 234,976,545
Dư nợ bảo lãnh 10,317 9,393 12,268
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2017 - 2019 Nhìn chung, các chỉ tiêu về quy mô bảo lãnh tại ACB trong giai đoạn này tăng trưởng khá ổn định. Trong đó có sự gia tăng cả về số lượng hợp đồng và số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh qua từng năm. Năm 2019, tổng số lượng hợp đồng là 214.384, tăng 6,5% so với năm 2017, số lượng khách hàng là 3.813, tăng 6,6% so với năm 2017. Tổng doanh số bảo lãnh trong năm 2019 đạt gần 255 nghìn tỷ đồng tương đương với mức tăng trưởng 30% so với 2017. Trong đó, năm 2018 tăng 12%, và số dư bảo lãnh tăng từ cuối năm 2017 là 10.317 tỷ đồng đến cuối năm năm 2019 là 12.268 tỷ đồng tương đương với mức tăng 19%. Tại thời điểm 31/12/2018, số dư bảo lãnh đạt 9.393 tỷ đồng giảm 9%
so với thời điểm 31/12/2017, tuy nhiên con số này chỉ mang tính chất thời điểm vì doanh số bảo lãnh, số lượng khách hàng và số món bảo lãnh phát hành trong năm 2018 đều tăng so với năm 2017. Tuy có gia tăng về số lượng nhưng mức tăng trưởng chưa cao, ACB cần phải cải thiện và đa dạng hóa hơn nữa các sản phẩm bảo lãnh để thu hút thêm khách hàng trước sự cạnh tranh gay gắt của hệ thống ngân hàng.
33
b. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động bảo lãnh
Bảng 2.5: Cơ cấu bảo lãnh theo mục đích bảo lãnh (Đơn vị: tỷ đồng)
STT Loại bảo lãnh 2017 2018 2019
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
1 Bảo lãnh vay vốn 47 0.46% 40 0.43% 51 0.42%
2 Cam kết trong nghiệp vụ L/C trả ngay
2,830 27.43% 1,745 18.58% 2,355 19.20%
3 Cam kết trong nghiệp vụ L/C trả chậm
1,290 12.50% 1,342 14.29% 2,644 21.55%
4 Bảo lãnh thanh toán 1,902 18.44% 1,732 18.44% 1,734 14.13%
5 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
1,715 16.62% 1,573 16.75% 1,762 14.36%
6 Bảo lãnh dự thầu 305 2.96% 309 3.29% 295 2.40%
7 Các loại bảo lãnh khác 2,228 21.60% 2,652 28.23% 3,427 27.93%
8 Tổng số dư bảo lãnh 10,317 100.00% 9,393 100.00% 12,268 100.00%
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2017 - 2019 Cơ cấu bảo lãnh qua các năm có sự thay đổi rõ rệt, song thư tín dụng, bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh thực hiện hợp đồng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số dư bảo lãnh, đem lại doanh thu chủ yếu cho hoạt động bảo lãnh tại ACB. Số dư bảo lãnh cuối năm 2019 tăng , thư tín dụng trả chậm tăng 200%, thư tín dụng trả ngay tăng 35% so với cuối năm năm
34
2018, bảo lãnh vay vốn tuy quy mô còn rất nhỏ nhưng cũng đạt mức tăng trưởng 28%, các hình thức bảo lãnh khác cũng tăng nhẹ từ 1% đến 12%.
- Dư nợ bảo lãnh quá hạn: Không có dự nợ quá hạn đối với hoạt động bảo lãnh tại ACB.
Đây là kết quả khả quan trong hoạt động bảo lãnh tại ACB trong thời gian qua, chưa từng có hợp đồng bảo lãnh nào ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng, chưa xảy ra tình trạng nợ quá hạn. Đạt được kết quả này là nhờ ACB đã làm tốt công tác thẩm định, đánh giá khách hàng trong việc xét cấp thư bảo lãnh.
c. Chỉ tiêu phản ánh thu nhập từ phí bảo lãnh
Biểu đồ 2.2: Doanh thu hoạt động bảo lãnh tại ACB giai đoạn 2017 – 2019 (Đơn vị: triệu đồng)
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2017 - 2019 Biểu đồ trên cho thấy sự gia tăng liên tục của doanh thu bảo lãnh qua các năm. Năm 2018, mặc dù số lượng hợp đồng tăng rất ít nhưng doanh thu vẫn đạt 206.044 triệu đồng, tăng 5% so với năm 2017, nguyên nhân là do chính sách của ACB về tăng phí bảo lãnh từ 1%/năm đến 3%/năm theo đối tượng khách hàng, doanh số phát sinh, xếp hạng tín dụng.
Sự điều chỉnh về phí bảo lãnh đã góp phần gia tăng doanh thu cho ACB mà không làm
196,681
206,044
214,602
185,000 190,000 195,000 200,000 205,000 210,000 215,000 220,000
2017 2018 2019
35
giảm đi số lượng khách hàng. Năm 2019, doanh thu bảo lãnh đạt 214.602 triệu đồng, tăng 4% so với năm 2018.
Bảng 2.6: Thu nhập từ phí dịch vụ bảo lãnh giai đoạn 2017 – 2019 của các ngân hàng
(Đơn vị: triệu đồng)
STT Ngân hàng 2017 2018 2019
1 ACB 196,681 206,044 214,602
2 VP bank 129,284 163,042 207,538
3 Sacombank 181,597 187,624 200,416
4 VCB 390,347 411,962 454,131
5 Agribank 306,267 283,180 296,502
Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng 2017 - 2019 Từ bảng so sánh trên, ta thấy nguồn thu từ phí dịch vụ của ACB nhỉnh hơn so với các ngân hàng có cùng quy mô kinh doanh như VP Bank và Sacombank. Năm 2017, thu phí bảo lãnh của ACB gấp hơn 1,5 lần của VP bank, nhưng đến năm 2019, hai con số này chỉ chênh lệch rất ít. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng trưởng doanh thu hoạt động của ACB còn hạn chế hơn ngân hàng bạn. So với các ngân hàng có quy mô vốn lớn như Vietcombank và Agribank, thu phí bảo lãnh của ACB qua các năm vẫn còn ở mức khiêm tốn.
Biểu đồ 2.3: Phí phát hành bảo lãnh đang áp dụng tại các ngân hàng (Đơn vị: %/năm)