Hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện bảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

2.3. Đánh giá tình hình hoạt động bảo lãnh

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện bảo lãnh ngân hàng

- Thứ nhất, doanh thu bảo lãnh của ACB vẫn còn khá thấp, điều đó chứng tỏ rằng dịch vụ bảo lãnh ACB vẫn chưa thực sự thu hút được nhiều khách hàng, chưa khai thác hết các điểm mạnh của mình và chưa là ngân hàng mà khách hàng có thể nghĩ ngay đến khi có nhu cầu phát hành cam kết bảo lãnh.

- Thứ hai, về đối tượng khách hàng sử dụng bảo lãnh. Hiện nay bảo lãnh chủ yếu là dành cho KHDN, còn đối tượng KHCN có nhu cầu về sản phẩm bảo lãnh chưa được đẩy mạnh tiếp cận. Trong khi đó nguồn KHCN lại chiếm số lượng rất đông, điều này đã làm thất thoát một lượng lớn doanh số và doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh đối với nhóm khách hàng này.

- Thứ ba, về các quy định thủ tục của nghiệp vụ bảo lãnh. Có thể thấy rằng, ACB là ngân hàng khá khắt khe trong các quy trình thủ tục nói chung và bảo lãnh nói riêng.

38

Chính yếu tố này khiến ACB không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng về bảo lãnh do những ràng buộc về các quy định trong bảo lãnh.

- Thứ năm, về tốc độ phát hành thư bảo lãnh của ACB hiện nay bị nhiều khách hàng phàn nàn là khá chậm. Đây cũng là yếu tố làm giảm bớt khả năng cạnh tranh của ACB so với các ngân hàng khác.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

- Áp lực trong trong hội nhập kinh tế toàn cầu: nền kinh tế mở cửa kéo theo sự cạnh tranh gay gắt của hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, công nghệ hiện đại và dịch vụ đa dạng liên tục gia nhập vào thị trường trong nước, thu hút một lượng lớn khách hàng đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, dẫn đến sự gia tăng thị phần của các ngân hàng nước ngoài và sụt giảm thị phần của các ngân hàng nội địa.

- Niềm tin của khách hàng: đa số các khách hàng lớn thường tin tưởng vào các ngân hàng thuộc nhóm quốc doanh hoặc nhóm ngân hàng TMCP sở hữu trên 50% vốn nhà nước, vì họ có thâm niên hoạt động lâu năm, vốn chủ sở hữu lớn và có nhiều uy tín trên thị trường.

Điều này khiến ACB cũng như các ngân hàng thuộc nhóm cổ phần khó tiếp cận được với các khách hàng lớn để có được những hồ sơ bảo lãnh với doanh số lớn.

- Tầm hiểu biết của khách hàng về dịch vụ bảo lãnh: đa số các khách hàng vẫn chưa thực sự am hiểu về dịch vụ bảo lãnh, do đó chưa sử dụng dịch vụ này nhiều và chưa tận dụng được hết sự tiện lợi từ dịch vụ này.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Khâu kiểm soát rủi ro quá chặt chẽ: hiện nay, ACB đang áp dụng chính sách soạn thảo cam kết bảo lãnh tập trung, theo đó thì ngoại trừ các thư bảo lãnh có giá trị thấp, ít rủi ro, được đảm bảo bằng ký quỹ/sổ tiết kiệm, thì các thư bảo lãnh đều phải gửi TTPLCT soạn thảo. Sau khi CN/PGD tiếp nhận nhu cầu, tư vấn và lập tờ trình thẩm định phát hành thư bảo lãnh, các chứng từ sẽ được chuyển lên TTPLCT để thực hiện soạn thảo. Nhân viên

39

tiếp nhận hồ sơ kiểm tra lại một lần nữa và tiến hành soạn thảo. Như vậy, khâu kiểm tra và soạn thảo diễn ra 2 lần, chưa kể khi lượng thư bảo lãnh cần phát hành của toàn hệ thồng đều đổ dồn về TTPLCT, trong khi nguồn nhân viên thì có hạn, lại không am hiểu các thói quen và nhu cầu của khách hàng tại CN/PGD, điều này dẫn đến mất nhiều thời gian và làm chậm tiến độ phát hành bảo lãnh.

- Tính chuyên nghiệp trong phát hành bảo lãnh chưa cao: các công đoạn thực hiện như lập tờ trình, phát hành cam kết bảo lãnh và lập báo cáo vẫn còn thực hiện khá thủ công và ít nhận được sự hỗ trợ của công nghệ.

- Ngân hàng chưa chú trọng công tác tư vấn để bán chéo sản phẩm: nhân viên ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến việc giới thiệu cho khách hàng sử dụng các sản phẩm khác của ngân hàng. Điều này có thể do kỹ năng bán hàng của các cán bộ chưa cao, chưa am hiểu sâu rộng các sản phẩm của ngân hàng để tích cực hơn trong việc bán chéo.

- Trình độ ngoại ngữ của nhân viên: do ACB là ngân hàng nội địa, đa số tất cả các hợp đồng, mẫu biểu chủ yếu là bằng Tiếng Việt, vì thế nên nhân viên ngân hàng không có nhiều cơ hội để sử dụng và trau dồi ngoại ngữ, dẫn đến trình độ ngoại ngữ hạn chế.

40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Dựa trên cơ sở lý luận đã trình bày ở chương I, chương II của khóa luận đã phác thảo toàn cảnh thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ACB. Sau khi giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của ngân hàng, khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo lãnh từ năm 2017 đến năm 2019 thông qua phân tích các chỉ tiêu định tính và định lượng, đánh giá về kết quả đạt được cũng như hạn chế cần phải khắc phục trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động này. Cùng với đó, chương II cũng chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Từ đó, em đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ACB trong chương III.

41

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)