Môtíp hoá thần

Một phần của tài liệu Hệ thống nhân vật nữ trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 79 - 122)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Môtíp hoá thần

Môtíp hoá thần đã xuất hiện khá phổ biến trong văn học dân gian, là một trong hệ thống môtíp ban thưởng, trừng phạt trong truyện cổ tích, nhất là cổ tích thần kỳ. Trong cốt truyện của cổ tích những môtíp này thường được dùng để xây dựng một kết cấu có hậu (cái ác bị trừng trị thích đáng, cái thiện được ban thưởng, ca ngợi).

Môtíp hoá thần cũng thể hiện quan niệm về sự tái sinh trong đời sống tâm linh của con người. Quan niệm về sự tái sinh xuất hiện sớm nhất trong tín ngưỡng Tôtem từ thời nguyên thuỷ. Những cộng đồng người cổ xưa cho rằng giữa con người và cỏ cây muông thú có sự chuyển biến qua lại lẫn nhau, có đời sống gắn bó với nhau, có chu kỳ tồn tại như nhau. Khi quan sát sự sinh nở của cỏ cây, sự phát triển và chết đi của muôn thú, con người cho rằng chu kỳ đời sống của mình cũng như vậy, như muôn vàn sinh vật khác sinh ra, lớn lên và chết đi, rồi lại được sinh ra, cứ thế tiếp diễn mãi mãi. Quan niệm này được Phật giáo kế thừa và phát triển thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một học thuyết tôn giáo về hiện tượng tái sinh, tạo thành một trong những tư tưởng đặc trưng của Phật giáo, đó là thuyết luân hồi. Sự sống và chết của con người chỉ có nghĩa là thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Chết là bắt đầu của một chu kỳ sống mới, một kiếp sống mới. Với Phật giáo, hiện tượng tái sinh trong thuyết luân hồi gắn liền với triết lý duyên nghiệp. Những gì con người được nhận ở kiếp này là do duyên nghiệp của kiếp trước để lại. Và những gì con người thực hiện trong kiếp hiện tại sẽ tạo duyên nghiệp cho những kiếp sau. Quan niệm về cái chết và sự tái sinh còn có nguồn gốc từ thuyết không sinh không diệt của đạo Thần tiên. Đây cũng là một trong những vũ trụ quan của nhận thức con người từ thời xa xưa. Đạo Thần tiên quan niệm vạn vật không tự sinh ra mà chúng đã có mặt không biết tự bao giờ và mãi tồn tại vĩnh viễn không hề bị tiêu diệt. Con người không chết mà sẽ được tái sinh ở một thế giới khác. Đó là một thế giới đẹp đẽ, sung sướng và hạnh phúc, không có khổ đau, không có bệnh tật. Con người sống trong thế giới đó sẽ tồn tại bất tử với một tâm thế an nhiên tự tại như các bậc thần tiên. Khi chết đi trong thân thể trần tục, những người tốt đẹp, hiền lành được tái sinh nơi bồng lai tiên cảnh ấy, mãi mãi thoát khỏi sự chi phối của vòng sinh tử luân hồi của loài người, vĩnh viễn không sinh trưởng, không tiêu diệt.

Môtíp hoá thần được kế thừa và phát huy một cách sáng tạo trong thể truyền kỳ. Nguyễn Dữ cũng vận dụng môtíp này để xây dựng hình tượng nhân vật phụ nữ. Các truyện về người phụ nữ lý tưởng trong Truyền kỳ mạn lục

đều có kiểu kết thúc quen thuộc là: nhân vật nữ được giải oan, được sống ở thế giới siêu nhiên, thần thánh nhờ nhân cách đạo đức lý tưởng của mình.Từ những người phụ nữ phàm trần, các nàng đã được thần thánh hoá. Sau khi kết thúc duyên kiếp ở cõi tục, các nàng được tái sinh ở thế giới thần thánh. Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu là người phụ nữ có một số phận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bất hạnh. Cuộc đời nàng trải quan biết bao biến cố: gia đình ly tán vì đất nước có giặc, sống lẻ loi, đơn chiếc, bị ép gả, rồi bị chồng gán vào canh bạc đến nỗi phải tự vẫn vì không muốn rơi vào tay người đàn ông khác. Trong mọi tình huống, Nhị Khanh vẫn luôn gìn giữ đức hạnh vẹn toàn. Sau khi chết nàng được nương nhờ vào tòa đền thiêng, được giao coi giữ những văn sớ tấu đối, sống trong thế giới của các vị thần. Giống như Nhị Khanh, Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương cũng luôn sống đúng với bổn phận của người phụ nữ phong kiến. Bị số phận đẩy đến bước đường cùng, nàng phải gieo mình xuống sông Trường Giang nhưng được chư tiên cứu giúp, được sống dưới thuỷ cung trong thế giới thần tiên. Đó là phần thưởng cho những người phụ nữ hiền thục có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như Vũ Nương, Nhị Khanh. Môtíp này là một thủ pháp nghệ thuật để xây dựng kiểu kết thúc có hậu mang tính truyền thống với một ý nghĩa nhân sinh to lớn, bênh vực cho những con người hiền lành, nhân hậu phải gánh chịu những thiệt thòi đau khổ, phần nào bù đắp cho sự bất hạnh của nhân vật. Giá trị của Truyền kỳ mạn lục là ở nội dung hiện thực sâu sắc và cảm hứng ngợi ca những giá trị đạo đức truyền thống. Những người phụ nữ có nhân cách như Vũ Nương, Nhị Khanh nhất định được sống sung sướng ở thế giới thần thánh, đó là khát vọng và niềm tin mãnh liệt của nhân dân thời xưa vào chân lý bất diệt của sự sống "ở hiền gặp lành".

Ở thế kỷ XVI, môtíp hoá thần thể hiện phần nào ước vọng giải thoát của con người trước những biến động của lịch sử và thực tế suy thoái của đất nước. Đến thế kỷ XVIII, môtíp này xuất hiện phổ biến trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm. Những nhân vật nữ trong Truyền kỳ tân phả từ nàng cung phi, bà phu nhân tiết hạnh đến người con gái thường dân, khi chết đi đều hoá thành thần thánh, hiển linh giúp đời. Nàng Bích Châu, cung phi của vua Trần Duệ Tông, do khuyên vua không được đã dũng cảm hi sinh thân mình để vua và chiến thuyền được an toàn, thoát khỏi thuỷ họa, đi đánh giặc Chiêm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau khi chết, nàng hiển linh và được sắc phong thần (Truyện đền thiêng ở cửa bể). Người liệt nữ ở An Ấp, vợ bé của ông Đinh Nho Hoàn, tuẫn tiết theo chồng, được triều đình cho lập đền thờ, nhân dân đến cầu đảo đều linh ứng. Nàng còn hiển linh bảo vệ danh tiết cho chồng (Truyện người liệt nữ ở An Ấp). Vân Cát thần nữ, là tiên chúa, hết hạn đi đày phải về trời nhưng vẫn lưu luyến dương gian, nhiều lần trở lại thăm chồng và cha mẹ, đem lại những điều tốt lành cho con người và cảnh vật, người tốt được hưởng phúc, kẻ ác bị tai vạ, cây cối xanh tươi, nước chảy quanh năm (Truyện nữ thần ở Vân Cát)... Đó là những biểu tượng cho sự giải thoát cao cả và hữu ích nhất. Nhị Khanh trong

Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu cũng đã hiện về khuyên chồng đi theo Lê Lợi mà giúp nước. Các nàng không chấp nhận cuộc sống vô nghĩa mà tự chọn con đường sống hữu ích, mặc dù ngắn ngủi nhưng đầy vinh quang.

Do được thế tục hoá nên những mô típ này chuyển tải nhiều hơn những tập tục và những quan niệm xã hội của quần chúng nhân dân thời xưa. Bao hàm trong nó là tín ngưỡng thờ thần của dân gian.

3.1.2. Mô típ tình yêu Ngƣời - Ma

Đây là một môtíp dân gian được Nguyễn Dữ vận dụng sáng tạo vào thể loại truyện truyền kỳ để tạo ra những câu chuyện mới mang ý nghĩa thời sự xã hội. Mô típ này được sử dụng để diễn tả những cuộc kỳ ngộ dẫn đến tình yêu, tình vợ chồng giữa người với các thế lực phi nhân. Thực ra trong cuộc sống hiện thực có ma hay không có ma vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ, chưa có câu trả lời thống nhất. Theo quan niệm thông thường thì ma thuộc về thế giới khác (cõi Âm), một thế giới siêu nhiên thần bí mà con người chưa thể nắm bắt và phàm đã là con người thì tâm lý chung là sợ ma. Người biết mình gặp gỡ, quan hệ với ma mà không sợ hãi, không từ bỏ là chuyện bất bình thường, chuyện phi lý, không có thật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong văn chương, ma là dạng yếu tố kỳ ảo mang tính phổ quát toàn nhân loại, là sản phẩm của trí tưởng tượng sáng tạo của người nghệ sĩ, nhưng nó cũng là hình ảnh vay mượn từ thế giới con người, từ chính hình ảnh của con người. Các hồn ma thường được hình nhân hoá từ diện mạo, dáng vẻ cho đến hành động cử chỉ, tính cách, tâm lý, tình cảm. Những nhân vật hồn ma trong Truyền kỳ mạn lục đều xuất hiện dưới hình dáng một người phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp: Nhị Khanh là một "giai nhân tuyệt sắc", có thân hình gợi cảm, hấp dẫn, đầy nữ tính (Chuyện cây gạo); Đào Hồng Nương, Liễu Nhu Nương đều có nhan sắc đẹp như hoa (Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây); Thị Nghi xuất hiện dưới hình dáng một cô gái trẻ đẹp mới 17, 18 tuổi (Chuyện yêu quái ở Xương Giang). Những hành động cử chỉ, tính cách của các nhân vật cũng được miêu tả giống con người. Nhị Khanh là một phụ nữ đầy cá tính, hành động cử chỉ của nàng khác hẳn những người phụ nữ yếu đuối, chịu nhiều ràng buộc của xã hội phong kiến: "xốc xiêm rảo bước", "rượu xuân quá chén, mê mệt nằm dài"…, những cử chỉ ngạo nghễ, táo bạo hiếm có ở người phụ nữ. Không chỉ xinh đẹp, nàng còn có tài đàn và có tâm hồn đa sầu đa cảm. Nhị Khanh thường mượn tiếng đàn để gửi gắm những tâm sự u uất canh cánh trong lòng. Trước những biến đổi của đời người, nàng không khỏi chạnh lòng: "Nước non vẫn nước non nhà, cảnh còn

như cũ người đà khác xưa, làm sao khỏi cảm động bùi ngùi cho được!" [8,29].

Trở lại dương thế, nàng hòng mong muốn tìm được tri âm tri kỷ. Hai nàng Đào, Liễu trong Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây lại xuất hiện trước mặt Hà Nhân là những thiếu nữ hồn nhiên, tươi trẻ: "nhí nhoẻn cười đùa", "hái những quả ngon, bẻ

bông hoa đẹp mà ném cho sinh nữa" [8,48]. Trước sự lả lơi cợt ghẹo của Hà

Nhân, các nàng cũng biết thẹn thò, xấu hổ: "Chúng em việc xuân chưa trải, nhụy

thắm còn phong, chỉn e mưa gió nặng nề, hoặc không kham nổi cho những tấm thân hoa mềm yếu" [8,49]. Một mối tình tay ba mà hoà hợp, nồng thắm đến kỳ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người phụ nữ phàm trần: "Đào lặng lẽ cúi đầu, có dáng hổ thẹn, rồi từ đấy luôn

trong mấy hôm không đến" [8,51], được lời an ủi của Hà Nhân, Đào "từ đấy mới đi lại như trước". Nhận được tin nhà, Hà Nhân vô cùng bối rối vì cha mẹ giục

chàng về quê lấy vợ, hai nàng Đào, Liễu đã rất tinh tế, đoán được tình ý của chàng mới khuyên nhủ đầy chân thành: "Bọn chúng em thân bồ vóc liễu, không

thể cáng đáng được việc tảo tần ở gia đình. Vả ngôi chủ phụ trong nhà, tất phải là người trong nền nếp trâm anh, chúng em đâu dám chòi mòi đến" [8,53]. Cuộc

chia tay nào của các nàng với người tình cũng diễn ra đầy cảm động, ngập tràn những lời ly biệt đầy nước mắt. Trong những nhân vật nữ là hồn ma, chỉ có Thị Nghi là người duy nhất được kết hôn và sống cuộc sống của con người với chồng nơi dương thế, tình ái vợ chồng vô cùng thắm thiết. Là hồn ma, nhưng "nàng lại cử động rất hợp lễ, nói năng biết lựa lời, họ hàng bè bạn ai cũng đều

khen ngợi" (Chuyện yêu quái ở Xương Giang). Qua những chi tiết này, những

nhân vật hồn ma trở nên "người" hơn, trở thành hình tượng nghệ thuật đặc biệt để tác giả gửi gắm những thông điệp về thế giới con người.

Trong nhận thức dân gian, người Việt quan niệm rằng con người có hai phần: phần xác và phần hồn. Khi con người chết, thể xác sẽ hoà vào cát bụi, phần hồn rời khỏi xác và chuyển sang sống ở một thế giới khác (cõi Âm - được mô phỏng từ cõi Dương). Ở cõi Âm, mọi linh hồn đều có các nhu cầu như cuộc sống nơi trần thế. Cả Nhị Khanh, Đào, Liễu, Thị Nghi đều có khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc lứa đôi của con người vô cùng mãnh liệt. Trong cả ba truyện (Chuyện cây gạo, Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây, Chuyện yêu quái ở Xương Giang), các nhân vật vật hồn ma hiện thành người đều có mối quan hệ tình ái với những nhân vật nam giới là người. Tất cả đều gặp gỡ, yêu đương, ăn ở, vui thú như vợ chồng ở giữa cõi người. Nhị Khanh và Trình Trung Ngộ sau cuộc trò chuyện đầu tiên đã đưa nhau xuống thuyền "cùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khoảng thời gian hơn một tháng (Chuyện cậy gạo). Hai nàng Đào, Liễu ngay lần đầu đến chỗ trọ của Hà Nhân đã cùng chàng "lửa đượm hương nồng, ân ái

mười phân thoả nguyện", từ đó về sau "hai nàng cứ sớm đi tối đến, ngày nào

cũng giống ngày nào" (Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây). Thị Nghi sau khi kết hôn

với Hoàng, hàng ngày "hầu hạ khăn lược", đảm đương công việc tảo tần, thành vợ thành chồng "tình ái rất là thắm thiết" (Chuyện yêu quái ở Xương Giang). Tình yêu nam nữ là khát vọng tự nhiên của con người, nhưng tình yêu giữa người với hồn ma lại là chuyện không bình thường, chuyện quái đản. Ma là một ảo ảnh (illusion), không mang xác thịt hữu cơ thì làm sao có thể yêu đương, quan hệ tình ái. Những mối tình giữa người và hồn ma trong

Truyền kỳ mạn lục chỉ là chuyện tưởng tượng, chuyện hư cấu, nhưng tình tiết diễn ra lại hợp với logíc tâm lý con người.

Tác giả đã đưa chuyện ảo, cảnh ảo xâm nhập thế giới người, đưa thế giới phi hiện thực hiện hữu trong thế giới thực. Các nhân vật được đặt trong cốt truyện vừa lãng mạn, vừa ly kỳ, vừa quái đản. Cốt truyện diễn biến trong một thế giới lạ lùng tựa hồ không có thực. Tính chất và sự biến huyễn của nó được thể hiện vô cùng sinh động qua từng thiên truyện. Những mối tình người - ma thể hiện sự tự do tâm linh trong khát vọng và quá trình kiếm tìm hạnh phúc của con người. Đó chỉ là mộng tưởng, không có thực dù tác phẩm không viết về giấc mơ. Mỗi mối tình ma - người như thế, sau lớp màn hư ảo, vẫn đọng lại những tình cảm chân thành, tự nhiên, không vụ lợi, đáng trân trọng của tình yêu. Mặc dù những câu chuyện tình giữa người và hồn ma được viết với cảm hứng phê phán, nhưng đằng sau nó người đọc vẫn thấy được cái nhìn mới mẻ và sự cảm thông sâu sắc với những khát vọng riêng tư, tự nhiên của người phụ nữ.

3.1.3. Không gian tồn tại của nhân vật có yếu tố kỳ và thực

Không gian nghệ thuật chỉ: "Hình thức bên trong của hình tượng nghệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật" [13,160]. Không gian là một

hình thức tồn tại của con người. Không thể hiểu một cách sâu sắc và toàn diện về con người nếu không tìm hiểu về không gian tồn tại của nó.

Những câu chuyện hoang đường kỳ lạ là cốt lõi của truyện truyền kỳ, bởi vậy không gian nghệ thuật trong truyện truyền kỳ luôn vượt ra ngoài những giới hạn của không gian hiện thực, mang những nét đặc trưng độc đáo. Đó là những không gian hư cấu, hoang đường như: không gian kỳ vĩ với mây

Một phần của tài liệu Hệ thống nhân vật nữ trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 79 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)