Vẻ đẹp quyến rũ, mê hoặc gây bất hạnh của nhân vật

Một phần của tài liệu Hệ thống nhân vật nữ trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 58 - 122)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Vẻ đẹp quyến rũ, mê hoặc gây bất hạnh của nhân vật

Hồn ma trong quan niệm bấy lâu của con người là một khái niệm trừu tượng, một phần phi vật chất của người đã chết. Theo quan niệm của một số nền văn hoá thì con người gồm hai phần thể xác (mang tính vật chất) và linh

hồn (mang tính phi vật chất). Khi thể xác không còn tồn tại, linh hồn rời khỏi

thể xác mà tương tác với cõi thực có con người sẽ gọi là "hồn ma". Với tính phi vật thể, hồn ma thường được mô tả có hình dạng người nhưng không rõ ràng, là bóng trắng nhờ nhờ, nửa trong suốt và có những khả năng đặc biệt như đi xuyên qua các dạng vật chất, bay lượn và biến hình.

Trong văn học, các nhân vật hồn ma được miêu tả gần gũi hơn với con người. Xây dựng thế giới hồn ma để phản ánh những vấn đề nhạy cảm của thế giới con người. Chẳng phải ngẫu nhiên mà các nhân vật hồn ma chủ yếu là đàn bà, lại thường là đàn bà đẹp, kiểu mẫu "người phụ nữ quyến rũ chết người" (fatale female). Khoa học về giới đã minh chứng sự khác biệt giữa nam tính và nữ tính. Những biểu hiện ở giai đoạn thu hút đầu tiên giữa nam giới và nữ giới là một trong những sự khác biệt giới tính quan trọng. Người phụ nữ bước đầu bị đàn ông thu hút theo cách thu hút tâm thần, nghĩa là họ bị lôi cuốn có thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chỉ vì cái cách mà anh ta cười, cái cách anh ta viết hay cách anh ta nói chuyện với một người khác... Trong khi đó, người đàn ông lại bị thu hút theo cách thu

hút vật lý, họ dễ dàng bị phụ nữ mê hoặc bởi một gương mặt xinh đẹp, một làn

da trắng mịn, một mái tóc bóng mượt, bộ ngực đầy đặn, đôi chân thon dài hay hình dáng cơ thể hấp dẫn... Trong Truyền kỳ mạn lục, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp ngoại hình mê hoặc, ma quái của những hồn ma phụ nữ khiến đàn ông bị hấp dẫn về giới tính nhưng lại đem đến cho họ những rắc rối và bất hạnh.

Trong Chuyện cây gạo, Chuyện kỳ ngộ ở trại TâyChuyện yêu quái ở Xương Giang, tất cả các nhân vật nữ đều được xếp vào loại ma quái. Nhị Khanh (trong Chuyện cây gạo), Thị Nghi (trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang) là hồn người chết lang thang, Đào Hồng Nương, Liễu Nhu Nương (trong Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây) trước là tỳ thiếp của quan Thái sư triều Trần chết đi biến thành hồn hoa. Các hồn ma xuất hiện ở trần thế và thiết lập mối quan hệ tình ái với con người. Mỗi nhân vật nam trong một truyện thuộc một hạng người cụ thể trong xã hội: Trình Trung Ngộ (Chuyện cây gạo) là một thương nhân; Hà Nhân (Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây) là một Nho sinh; viên quan họ Hoàng (Chuyện yêu quái ở Xương Giang) thuộc tầng lớp quan lại. Cả ba đều bị yêu ma quyến rũ, đắm chìm trong sắc dục.

Vẻ đẹp ngoại hình của hồn ma là yếu tố đầu tiên hấp dẫn, mê hoặc các chàng trai. Vẻ đẹp của Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo không được tác giả miêu tả trực tiếp mà hiện lên qua cái nhìn "hám sắc" của Trình Trung Ngộ: "Trình Trung Ngộ là một chàng trai đẹp ở đất Bắc Hà. Nhà rất giàu, thuê

thuyền xuống vùng Nam buôn bán. Chàng thường đỗ thuyền ở dưới cầu Liễu Khê rồi đi lại vào chợ Nam Xang. Dọc đường, hay gặp một người con gái xinh đẹp, từ Đông thôn đi ra, đằng sau có một ả thị nữ theo hầu. Chàng liếc mắt

trông, thấy là một giai nhân tuyệt sắc" [8,28]. Chúng ta không biết Nhị Khanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mê đắm dù chỉ mới từ xa ngắm nhìn, đến nỗi "mang một mối tình u uất trong

lòng" [8,28]. Trong mỗi lần gặp gỡ, Trình Trung Ngộ còn bị Nhị Khanh mê hoặc

bởi sức hấp dẫn của vẻ đẹp cơ thể, yếu tố mà tác giả đã không sử dụng khi miêu tả người phụ nữ chính diện lý tưởng theo quan điểm Nho giáo. Trong bài thơ Nhị Khanh làm để ghi lại cuộc hoan lạc với Trình trung Ngộ có câu: "Đầu cài én

ngọc hình nghiêng chếch\ Lưng thắt ve vàng dáng oẻ oai" [8,31]. Một trong

những vẻ đẹp giới tính gợi cảm, hấp dẫn nhất của phụ nữ xưa nay là "lưng thắt

ve vàng" (lưng thon, chẽn lại như lưng con ve). Người Việt Nam có câu: "Gái mà thắt đáy lưng ong\ Vừa khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con". Thật hiếm hoi

khi ta bắt gặp chi tiết miêu tả đường cong cơ thể của nhân vật phụ nữ trong văn học nhà nho giai đoạn trước đó. Trong tác phẩm Deuxièmesexe (Giới nữ), nữ tác giả người Pháp Simone de Beauvoir khẳng định "cơ thể của phụ nữ là một trong

những yếu tố tạo nên vị thế của phụ nữ trong thế giới này". Ở phương Tây, thân

thể con người với sự hấp dẫn về giới tính từ xa xưa đã trở thành đối tượng đáng chú ý của nghệ thuật. Đặc biệt, thân thể của người phụ nữ với những đường cong gợi cảm luôn khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho giới nghệ sĩ, là một biểu trưng cho cái đẹp vĩnh cửu. Có thể thấy, bản thân Nhị Khanh ý thức rất rõ về vẻ đẹp thân thể quyến rũ của mình. Nàng tự nhận thấy nhan sắc của mình tươi thắm như hoa hải đường, một loài hoa màu đỏ thắm rất đẹp: "Đường lúc nở rồi hồng đượm

ướt" [8,31]. Tinh thần dân chủ, ý thức cá nhân với sự trân trọng cái tôi bản thể đã

manh nha trong Truyền kỳ mạn lục. Xuất phát từ thực tế là sự khủng hoảng của chế độ xã hội, ý thức hệ phong kiến Nho giáo đang từng bước bị phá sản, xã hội xuất hiện những luồng tư tưởng mới. Con người bắt đầu có ý thức về bản thân như là sự kết tinh của các giá trị: vẻ đẹp hình thức, tài năng. Vẻ đẹp của Nhị Khanh còn được khẳng định qua lời của một người bạn buôn nói với Trình Trung Ngộ: "Bác ở chỗ quê người đất khách, nên biết giữ mình thận trọng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoa liễu. Như người con gái ấy chẳng tường duyên do gốc tích, nếu không là cô ả nũng nịu ở chốn buồng thêu, thì tất cũng dì bé yêu chiều nơi gác gấm"

[8,32]. Những lời ấy hẳn là dành để nói về một phụ nữ xinh đẹp, khuê các. Nhưng, đó không phải là một lời tán thưởng, ngợi ca mà rõ ràng là một lời cảnh báo.

Đào Hồng Nương và Liễu Nhu Nương trong Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây

lại xuất hiện dưới dạng những hồn hoa. Người phương Đông cho rằng cây cối, muông thú, đồ vật… cũng có linh hồn. Bởi vậy, ma cây, ma thú xuất hiện không ít trong văn học và cũng gần gũi, thân thiện với con người. Đó là một biểu hiện của tư tưởng "thiên nhân hợp nhất" trong hệ thống lí luận, triết học phương Đông cổ đại. Trong khi đó, ở phương Tây, nơi lý tính thường thắng thế so với trí tưởng tượng, ma gần như luôn đồng nghĩa với cái ác. Sắc đẹp của nàng Liễu không được khắc hoạ trực tiếp mà hiện lên gián tiếp qua lời khen tặng âu yếm của Hà Nhân: "Vẻ kiều diễm của em Liễu thật là tột bậc, có

thể xứng đáng với một câu thơ cổ "Mỹ nhân nhan sắc đẹp như hoa"" [8,51].

Hoa là yếu tố thiên nhiên quen thuộc trong văn học cổ, biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ. Trong lúc gối chăn êm ấm, cùng nhau xướng hoạ thơ ca, những nét đẹp cơ thể của các nàng được khéo léo gợi tả. Liễu ngâm rằng:

"Mồ hôi dâm dấp áo là,

Mày xanh đôi nét tà tà như chau Gió xuân xin nhẹ nhàng nhau,

Thân non mềm chịu được đâu phũ phàng" [8,49]

"Thân bồ vóc liễu", "liễu yếu đào tơ", "thân như cái én, có chịu nổi rét

mướt đâu" là vóc dáng lý tưởng của người phụ nữ khuê các trong văn thơ cổ. Đó

là vẻ đẹp mong manh gợi cảm giác yếu đuối, cần sự chở che khác hẳn với vẻ đẹp khoẻ khoắn căng tràn sức sống phồn thực. Vẻ đẹp cơ thể của hai nàng Đào, Liễu được miêu tả hơn một lần: "Sinh ca nhuyễn độ Tiểu Man yêu\ Chỉ phấn nế quân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong truyện, người đọc có thể nhận thấy biểu hiện của ý thức cá nhân nơi người phụ nữ:Trong bài thơ của Đào gửi cho Hà Nhân có viết: "Băng sương cốt cách,

tuyết tinh thần\ Nhị mởn nhành mềm đã xứng cân" [8,52].

Trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang, nhân vật Thị Nghi có một cuộc đời bất hạnh, phải từ giã cõi đời khi còn rất trẻ. Hồn ma Thị Nghi đã hưng yêu tác quái, quấy nhiễu nhân dân. Thực ra, trong các nhân vật hồn ma của Truyền kỳ mạn lục thì tính "phi nhân" ở Thị Nghi được khắc hoạ rõ nét nhất. Khi còn sống, nhân vật được biết tới qua tiểu tiết "Người con gái lớn

lên, khá có tư sắc, họ Phạm yêu mến rồi cùng nàng tư thông" [8,122]. Nhưng

khi thành hồn ma thì dáng vẻ, diện mạo của Thị Nghi đã trở nên "hưng yêu

tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một giải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào" [8,122]. Sự hiện hữu đầy ma quái của nàng

có khả năng gây hoạ sát thân. Vương Sung thời Hán viết: "yêu khí sinh ra sự

xinh đẹp, nên những người xinh đẹp phần lớn tà ác… Người có sắc đẹp có mang châm độc". Gặp viên quan họ Hoàng, Thị Nghi lại xuất hiện dưới dáng

vẻ đầy thương cảm nhưng vẫn đượm vẻ ma quái: "Bấy giờ trăng tỏ sao thưa,

bốn bề im lặng, chợt nghe thấy ở mỏm bãi cát đàng phía đông nam có tiếng khóc rất ai oán. Chèo thuyền đến xem, thấy một người con gái tuổi 17, 18, mặc một cái áo lụa đỏ, đương ngồi trên đệm cỏ" [8,122-123].

Trong số các nhân vật thuộc thế giới hư ảo, siêu nhiên của Truyền kỳ mạn lục, có duy nhất một nhân vật nữ không phải là hồn ma mà là một tiên nữ. Những nhân vật hồn ma phụ nữ dù đẹp đến mấy cũng luôn tạo cảm giác ghê sợ, xa lánh. Trong khi đó, nhân vật tiên nữ lại thuộc về thế giới mơ ước của con người, thế giới mà con người luôn hướng tới và mong muốn được chạm tới. Trong văn học, tiên nữ cũng được miêu tả có vóc dáng và tính cách giống như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

con người. Đối lập với vẻ đẹp ma quái, tiên nữ Giáng Hương trong Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên xuất hiện dưới cõi trần với dáng vẻ xinh đẹp, trẻ trung trong một lễ hội hoa: "…người ta thấy có cô con gái, tuổi độ 16, phấn son

điểm phớt, nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời, đến hội ấy xem hoa" [8,100]. Mối tình

với Giáng Hương đã đưa Từ Thức, một người trần tục đến với chốn Bồng Lai tiên cảnh, thế giới của cuộc sống sung sướng, đủ đầy, ấm êm, nhàn tản, muốn gì được nấy. Trong Truyền kỳ mạn lục đã bắt đầu nảy sinh tư tưởng nghi ngờ, tâm trạng chán nản hạnh phúc công danh, thứ hạnh phúc mà một thời được coi là mục tiêu cao cả nhất, lí tưởng nhất để theo đuổi dưới xã hội phong kiến. Con người muốn được thoát ra và hướng đến một thế giới khác. Thế giới thần tiên chính là biểu tượng của ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp, không còn áp bức, bất công của con người trần thế.

Đối lập với không gian lộng lẫy, tươi sáng, đáng mơ ước ở chốn thần tiên là thế giới của những yêu ma đầy âm khí, nó thường đem bất hạnh đến cho con người. Trong cả ba câu chuyện có nhân vật nữ là hồn ma, các nhân vật nam giới đều là thanh niên trẻ tuổi chưa lập gia đình và đang theo đuổi sự nghiệp. Gặp mỹ nhân với sức lôi cuốn mạnh mẽ họ khó mà cưỡng lại. Trong

Chuyện cây gạo, Trình Trung Ngộ ngay buổi đầu gặp gỡ đã mắc bệnh tương tư "chỉ mang một mối tình u uất trong lòng". Khi gặp lại, chàng tìm mọi cách để làm quen "muốn kiếm một lời nói kín đáo để thử khêu gợi", rồi đêm đó lén theo Nhị Khanh đến cầu Liễu Khê. Si mê đến mức biết Nhị Khanh là hồn ma mà vẫn muốn đi theo: "Từ đấy Trung Ngộ sinh ra ốm nặng. Còn Nhị Khanh

cũng thường qua lại, có lúc đứng trên bãi sông gọi eo éo, có lúc đến bên cửa sổ nói thì thào. Trung Ngộ cũng vẫn thường ứng đáp với nàng và muốn vùng dậy để đi theo. Người trong thuyền phải lấy dây thừng trói lại thì chàng mắng: "Chỗ vợ ta ở có lâu đài lộng lẫy, có hương hoa ngạt ngào, ta phải đi theo chứ không thể luẩn quẩn trong chốn bụi hồng này được; dự gì đến các ngươi mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dám đem dây trói buộc ta thế này". Một đêm, người trong thuyền ngủ say, đến sáng thức dậy thì thấy mất Trung Ngộ. Họ vội đến Đông thôn tìm, thấy chàng

đã nằm ôm quan tài mà chết…" [8,35]. Còn Hà Nhân trong Chuyện kỳ ngộ ở

trại Tây hàng ngày trên đường đi học thường thấy hai cô gái cùng nhau cười đùa, hái quả ngon, bẻ hoa đẹp ném cho chàng và "lâu lâu như thế, sinh không

mần ngơ được" [8,48]. Chàng làm quen và ngay lần đầu gặp gỡ đã mời hai cô

gái đến chỗ trọ của mình. Từ đó mải mê vui thú, quên nghiệp đèn sách. Viên quan họ Hoàng trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang cũng dẫn luôn cô gái vừa mới gặp theo mình. Cuộc sống vợ chồng với hồn ma Thị Nghi đã khiến Hoàng mất dần sức sống: "Đem môi son má phấn làm tôi say mê\ Rút nguyên khí

chân tinh khiến tôi hao tổn" [8,128]. Cuộc gặp gỡ của các chàng trai với người

đẹp là hết sức tự nhiên. Họ không phải phấn đấu, nhọc nhằn tìm kiếm bạn tình. Con đường kiếm tìm hạnh phúc của họ chỉ đơn giản là chạy theo sự cám dỗ. Vì đam mê nữ sắc, đắm đuối trong lạc thú mà quên đi mục đích của đời mình, phải gánh chịu những hậu quả nặng nề: lỡ dở tình duyên lẫn nghiệp công danh như Hà Nhân; mắc bệnh điên cuồng hoảng hốt, giảm thọ một kỷ như viên quan họ Hoàng; thậm chí tự huỷ hoại cả mạng sống của mình như Trình Trung Ngộ. Trong truyện Chiếc đèn mẫu đơn (Mẫu đơn đăng ký) của Cù Hựu, Nhân vật Kiều Sinh bị hồn ma Lệ Khanh kéo vào quan tài. Còn cái chết của Trình Trung Ngộ ở Chuyện cây gạo lại là sự tình nguyện, si mê. Phải chăng so với Lệ Khanh thì sức mê hoặc của Nhị Khanh mạnh mẽ hơn, ghê gớm hơn.

Qua việc xây dựng các nhân vật hồn ma phụ nữ có ngoại hình lôi cuốn, đầy sức hấp dẫn giới tính nhưng lại đem đến bất hạnh, tác giả thể hiện quan điểm kỳ thị nữ sắc của Nho gia, đồng thời bày tỏ thái độ phê phán, răn dạy, cảnh báo thói đam mê nữ sắc của đàn ông. Thái độ đó nằm trong cảm hứng phê phán chung của nhà đạo đức Nguyễn Dữ, một nhà nho chính thống khi sáng tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.2. Xây dựng nhân vật hƣớng tới quan niệm sống tự do với khát vọng giải phóng tình cảm bản năng

Thể hiện một cách trực diện khát vọng giải phóng bản năng của con người, đặc biệt là phụ nữ được xem như một thành tựu của Truyền kỳ mạn lục. Đến thế kỷ XVI, dưới thời Lê Trung Hưng chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu

Một phần của tài liệu Hệ thống nhân vật nữ trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 58 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)