Xây dựng nhân vật phụ nữ theo quan điểm đề cao đạo đức của nhà nho

Một phần của tài liệu Hệ thống nhân vật nữ trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 40 - 122)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Xây dựng nhân vật phụ nữ theo quan điểm đề cao đạo đức của nhà nho

Hệ tiêu chí đạo đức là hệ thống giá trị cơ bản gắn liền với quan niệm đạo đức của mỗi chế độ chính trị xã hội trong sự vận động của lịch sử. Đạo đức người phụ nữ Việt Nam truyền thống được hình thành trong mẫu mực của Nho giáo.

Cách xây dựng nhân vật phụ nữ của Nguyễn Dữ bị chi phối bởi quan niệm trọng đức hơn trọng sắc của Nho gia. Sách Thế Thuyết, Trung Quốc có kể chuyện về Nguyễn Thị, vợ Hứa Doãn, người đời Tống. Làm lễ cưới xong, Hứa Doãn trông thấy vợ xấu muốn lập tức bỏ đi thẳng, bèn hỏi Nguyễn thị rằng: "Đàn bà có "tứ đức", nàng được mấy đức ?". Nguyễn thị thưa: "Thiếp đây chỉ kém có "dung" mà thôi". Rồi liền hỏi: "Kẻ sĩ có "bách hạnh", dám hỏi chàng được mấy hạnh ?". Hứa Doãn đáp: "Ta đây đủ cả bách hạnh". Nguyễn thị nói: "Bách hạnh thì "đức" là đầu, chàng là người hiếu sắc, không hiếu đức, sao lại bảo là có đủ bách hạnh được ?". Hứa Doãn nghe nói, có sắc thẹn. Tự bấy giờ hai vợ chồng bèn yêu mến kính trọng nhau suốt đời [37,228]. Câu chuyện phản ánh đậm nét tư tưởng đề cao giá trị đạo đức của người phụ nữ. Trong Truyền kỳ mạn lục, ngoại hình của nhân vật nữ chỉ được phác hoạ rất sơ lược. Dung nhan Nhị Khanh (trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu) chỉ hiện lên qua một chữ "sắc": "gái sắc trai tài" và "mến vì tài, yêu vì sắc". Sau khi Nhị Khanh tự vẫn, dung nhan của nàng được gợi lại cũng chỉ qua một câu văn tế của Trọng Quỳ: "Dáng điệu xinh tươi" [8,24]. Giống như Nhị Khanh, vẻ đẹp của Thuý Tiêu trong Chuyện nàng Thuý Tiêu được giới thiệu qua câu văn ngắn gọn: "Trong bọn con hát có ả Thuý Tiêu là người rất xinh đẹp" [8,153]. Tuy nhiên, yếu tố thu hút Dư Nhuận Chi không hẳn là ngoại hình của Thuý Tiêu. Kèm theo một nhan sắc xinh đẹp, tác giả đã khéo léo làm nổi bật tài múa hát của nàng: "Hoa sen một đoá rỡ ràng tươi\ Góp mặt nhà tiên lúc nói cười\ Áo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy vẻ đẹp hình thức của nhân vật chưa được coi trọng, chưa có một vị trí xứng đáng. Nhan sắc của Dương thị trong Chuyện đối tụng ở Long cung

đã khiến Thần Thuồng Luồng động lòng, say mê và bắt về làm vợ. Vẻ đẹp ấy cũng không được tô vẽ cụ thể mà chỉ được phác hoạ một cách mờ nhạt qua những câu thơ Thần Thuồng Luồng gửi cho nàng:

"Giai nhân tiếu sáp bích dao trâm,

Lão ngã tình hoài thuộc vọng thâm."

(Người đẹp đầu cài trâm bích ngọc, Cho ta thương nhớ ngẩn ngơ lòng.)

Dễ nhận thấy, những yếu tố ngôn ngữ tác giả sử dụng để hình dung một người phụ nữ đẹp bị giản lược, hạn chế hết mức. Trong các nhân vật phụ nữ đời thường, duy có nhân vật Đào Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị

là được phác hoạ nổi bật về nhan sắc: "Mỗi lúc ở nhà dưới đi lên mặc áo lụa,

mang quần là, điểm môi son, tô má phấn" [8,80]. Tuy nhiên cách miêu tả của

tác giả không phải mang cảm hứng ngợi ca mà ngược lại, đặc biệt qua lời cảnh báo của nhà sư già Pháp Vân với sư bác Vô Kỷ: "Người con gái này, nết

không cẩn nguyệt, tính bén lẳng lơ, tuổi đã trẻ trung, sắc lại lộng lẫy, ta e lòng thiền không phải đá, sắc đẹp dễ mê người, tuy sen hồng chẳng nhuộm bùn đen, nhưng tấc mây dễ mờ bóng nguyệt. Vậy ngươi nên liệu lời từ chối, đừng để hối hận về sau" [8,79]. Lời nhận xét của vị sư già thể hiện rõ ràng

thái độ kỳ thị, xa lánh nữ sắc. Vẻ đẹp của Hàn Than bị phê phán bởi nó không dung hoà với vẻ đẹp đạo đức mà tiềm ẩn tai hoạ theo quan điểm của nhà nho. Trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa của Trần Nho Thìn có dẫn quan điểm của Tuân Tử rằng: "Ham sắc đẹp của người con gái là

chuốc lấy cái ác nghiệt vậy" [59,510]. Nguyễn Trãi có bài thơ Nôm Răn sắc nổi

tiếng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Thủa trọng còn phòng có thủa suy.

Trụ mất quốc gia vì Đát Kỉ; Ngô lìa thiên hạ bởi Tây Thi"

Theo PGS.TS Trần Nho Thìn: "Trong các bài giảng vỡ lòng dành cho

các thế tử sẽ ra trị nước thường có mục răn về cái nguy hiểm của nữ sắc"

[59,289]. Cách miêu tả của Nguyễn Dữ thể hiện ảnh hưởng tất yếu của tư tưởng về "nữ sắc" của nhà nho. Bàn về mối quan hệ giữa sắc đẹp và đạo đức, Trần Đình Hượu nhận xét: "Họ (các nhà nho) cho sắc đẹp là một thứ của làm

"mất nước tan nhà", một điềm "bất tường". Gia đình, xã hội đề cao người con gái nết na, đoan trang, đảm đang, chứ không đề cao sắc đẹp. Khi dạm vợ cho con cháu, người ta thường tránh của "vưu vật" vì lo nó không mang phúc mà mang hoạ đến cho gia đình" [21,255]. Bởi vậy, Nguyễn Dữ miêu tả vẻ bề

ngoài của Vũ Nương luôn đi kèm với vẻ đẹp đạo đức của nàng: "Người đã

thuỳ mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp" [8,176]. Trong lời văn tế Trọng

Quỳ tưởng nhớ người vợ bất hạnh, có tới ba trong bốn câu trước hết ca ngợi nhân cách của Nhị Khanh, sau đó chỉ có một câu duy nhất gợi tả dáng vẻ bề ngoài của nàng:

"Hỡi ơi nương tử!

Khuê nghi đáng bậc, Hiền đức vẹn mười. Tinh thần nhã đạm,

Dáng điệu xinh tươi" [8,24]

Trong trí nhớ của Trọng Quỳ, so với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp nổi bật của Nhị Khanh, dung nhan của nàng trở nên quá khiêm nhường. Cách khắc hoạ ngoại hình nhân vật phụ nữ của Nguyễn Dữ khác hẳn với Nguyễn Gia Thiều ở giai đoạn văn học thế kỷ XVIII. Trong tác phẩm Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, yếu tố "sắc" ở người phụ nữ được say sưa miêu tả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tách rời với vẻ đẹp đạo đức, được tôn vinh như một giá trị xứng đáng. Bức chân dung lộng lẫy, kiêu sa của nàng cung nữ được tác giả phác thảo qua một bức hoạ ngôn từ tuyệt đẹp:

"Trộm nhớ thủa gây hình tạo hoá,

Vẻ phù dung một đoá khoe tươi. Nụ hoa chưa mỉm miệng cười, Gấm nàng Ban đã lạt mùi thu dung. Áng đào kiểm đâm bông não chúng, Khoé thu ba rợn sóng khuynh thành. Bóng gương lấp loáng trong mành, Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa. Chìm đáy nước cá lừ đừ lặn,

Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa. Hương trời đắm nguyệt say hoa, Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình"

(Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều) Nhan sắc kiều diễm của người cung nữ được gợi tả qua vô số những biểu tượng thiên nhiên quen thuộc. Ở đây, nàng hoàn toàn ý thức được giá trị vẻ đẹp gợi cảm, hấp dẫn của mình. Bởi vì, đối với một cung nữ thì "sắc" là sức mạnh, là vũ khí có thể đưa nàng tới đỉnh cao của hạnh phúc và quyền lực.

Trong Truyền kỳ mạn lục, vẻ đẹp ngoại hình đã bị vẻ đẹp đạo đức lấn át. Xuất phát từ quan niệm đề cao đạo đức của Nho gia và coi giáo huấn là chức năng của văn chương, Nguyễn Dữ đã tập trung xây dựng, làm nổi bật hình tượng người phụ nữ với những phẩm chất đạo đức lý tưởng. Trong văn học nhà Nho, người phụ nữ được nhìn và ca ngợi ở vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp toát ra từ những phẩm chất đạo đức cao quý như: sự nhẫn nại, chịu thương chịu khó, đức hi sinh, tình yêu thương, lòng thuỷ chung son sắt… Những phẩm chất ấy như những giá trị vĩnh hằng được giữ gìn và thể hiện trong suốt cuộc đời người phụ nữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Nhị Khanh được khắc hoạ với một nhân cách toàn diện, phù hợp với niềm mơ ước về người phụ nữ lý tưởng của xã hội phong kiến. Nàng xuất thân trong một gia đình có truyền thống nề nếp: "Phùng giàu mà Từ nghèo; Phùng xa hoa mà Từ tiết kiệm;

Phùng chuộng dễ dãi mà Từ thì giữ lễ. Lề thói hai nhà đại khái không giống nhau. Song cũng lấy nghĩa mà chơi bời đi lại với nhau rất thân, coi nhau như anh em vậy. Phùng có người con trai là Trọng Quỳ, Từ có người con gái là Nhị Khanh, gái sắc trai tài, tuổi cũng suýt soát. Hai người thường gặp nhau trong những bữa tiệc, mến vì tài, yêu vì sắc, cũng có ý muốn kết duyên Châu Trần"

[8,16]. Được nuôi dưỡng, giáo dục trong một gia đình như thế, Nhị Khanh sớm đã trau dồi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp: "Nhị Khanh tuy hãy còn

nhỏ, nhưng sau khi về nhà họ Phùng, khéo biết cư xử với họ hàng, rất hoà mục và thờ chồng rất cung thuận, người ta đều khen là người nội trợ hiền"

[8,16]. Tề gia nội trợ là vai trò của người phụ nữ truyền thống theo tiêu chí Nho giáo. Quan niệm giáo dục của Khổng Tử là "nam ngoại" (đàn ông hoạt động chủ yếu ở ngoài xã hội) và "nữ nội" (phụ nữ hoạt động khép kín trong phạm vi gia đình):

"Trai thời đọc sách ngâm thơ,

Dùi mài kinh sử đợi chờ kịp khoa. Gái thời giữ việc trong nhà, Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa"

(Gia huấn ca - Nguyễn Trãi) Khổng giáo đã đặt phụ nữ vào khuôn khổ gia đình. Bổn phận của phụ nữ là tuân giữ "tam tòng" và trau dồi "tứ đức". Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương cũng là người vợ đức hạnh vẹn toàn. Lấy phải người chồng có tính hay ghen nên khi về nhà chồng nàng luôn biết khéo léo đối xử "giữ gìn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoàn cảnh, người phụ nữ luôn thể hiện xuất sắc bổn phận làm dâu, làm vợ, làm mẹ trong gia đình. Khi gia đình phải li tán, Nhị Khanh sẵn sàng hi sinh tình cảm, hạnh phúc của mình, khuyên chồng vẹn tròn đạo hiếu: "Chẳng lẽ

đành để cha ba đào muôn dặm, lam chướng nghìn trùng, hiểm nghèo giữa đám kình nghê, cách trở trong vùng lèo mán, sớm hôm săn sóc, không kẻ đỡ thay ? Vậy chành nên chịu khó đi theo. Thiếp dám đâu đem mối khuê tình để lỗi bề hiếu đạo" [8,17]. Còn Vũ Nương, khi mẹ chồng ốm "Nàng hết sức thuốc thang lễ bái, và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn" [8,177]. Mẹ

mất "Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với

cha mẹ sinh ra" [8,177]. Tư tưởng của đạo Nho là đề cao chữ "hiếu". Theo

Khổng Tử, sự sống của mỗi con người không phải do tạo hoá sinh ra, càng không phải do bản thân tự tạo, mà nhờ cha mẹ. Hiếu thuận được coi là nền tảng của đạo làm người. Cả Nhị Khanh, Vũ Nương đều là những người phụ nữ hoàn toàn thoả mãn chuẩn mực "công, dung, ngôn, hạnh" của Nho giáo. Tiễn Trương Sinh ra trận, từ những hành động, lời nói đến những mong muốn của Vũ Nương cũng chỉ một lòng một dạ hướng về chồng: "Lang quân đi

chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi" [8,176].

Khi không gian địa lý ngăn cách tình vợ chồng, tình yêu thương của các nàng dồn cả vào việc chăm sóc gia đình, chăm sóc những đứa con và cả nỗi nhớ mong, chờ đợi khắc khoải đến héo mòn cả dung nhan. Trong Chuyện đối tụng ở Long cung, bị bắt và ép làm vợ Thần Thuồng Luồng, dẫu được yêu chiều Dương thị vẫn không nguôi nỗi nhớ người chồng mà nàng hết lòng yêu thương: "người vợ xấu số ở bến nước xa xăm, lúc nào cũng vẫn thương nhớ đến chàng;

chàng nên cố xoay sở cách nào để cho được phượng lại trong mây, ngựa về trên ải" [8,71]. Tình cảm ấy lớn đến mức dù có bị chà đạp, đối xử tàn tệ, người phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhị Khanh (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu), Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương)… Văn học truyền kỳ Nhật Bản có truyện Chiếc nồi thiêng ở đền Kibitsu (trong tác phẩm Vũ nguyệt vật ngữ của Ueda Akinari) kể về nàng Isora xinh đẹp, nết na nhưng vẫn bị chồng ruồng bỏ để chạy theo người phụ nữ khác, một ả giang hồ tên là Sode. Isora buồn khổ, khuyên ngăn, oán trách nhưng đều không được. Mặc dù vậy, nàng vẫn bí mật gửi đồ cho chồng và Sode để giúp đỡ khi họ khó khăn. Nhưng nếu sau này, Isora hiện thành hồn ma để giết chết người chồng tàn nhẫn, phụ bạc của mình thì Nhị Khanh, Vũ Nương hiện về vì tình cảm dành cho chồng con vẫn canh cánh bên lòng, vẫn mong muốn được gặp lại dù chỉ trong chốc lát. Có thể nói, ở thời nào cũng vậy, vẻ đẹp của người phụ nữ như một hằng số, bất biến. Chính họ là những người phải gánh chịu nhiều nhất những mất mát hi sinh, phải gồng gánh nhiều nhất những gian nan trong bể khổ cuộc đời. Mặc dù vậy, có những giá trị vĩnh viễn không thay đổi theo thời gian chính là tình yêu, sự thuỷ chung, đức hi sinh trong trái tim người phụ nữ. Theo ý kiến của nữ nhà văn hiện đại Võ Thị Hảo thì "Phụ nữ Việt Nam luôn sẵn lòng gánh lấy thiệt thòi -

vì đó như là "bản năng gốc"". Nhị Khanh, Vũ Nương là những hình tượng

phụ nữ được xây dựng với vẻ đẹp đạo đức toàn diện trong mọi hoàn cảnh, trước mọi thách thức. Ở đây, nhân vật bộc lộ tính đơn diện, một chiều, khác với tính chất phức tạp, đa diện của các nhân vật văn học hiện đại sau này.

Trong hạn định của giáo lý phong kiến, người phụ nữ phải đặt chữ tiết lên hàng đầu. Hơn nữa, tiết hạnh của người phụ nữ luôn bị thử thách trong những hoàn cảnh khắc nghiệt. Ở thời đại Nguyễn Dữ, chiến tranh phong kiến xảy ra liên miên gây nhiều nỗi kinh hoàng đối với cuộc sống của con người. Những mất mát, đau đớn do hậu quả chiến tranh đem lại luôn ám ảnh, đeo bám con người từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhưng từ trong hoàn cảnh ấy, phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ càng được bộc lộ. Lệ Nương (Chuyện Lệ Nương)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sống trong thời đại loạn lạc, bị hoàn cảnh xô đẩy cướp mất hạnh phúc. Bị giặc bắt, không chịu nhục, Lệ Nương đã quyết tìm cái chết nơi mảnh đất địa đầu tổ quốc. Nàng tâm sự: "Chẳng thà chết rấp ở ngòi lạch, gần gũi quê hương, còn

hơn là sang làm những cái cô hồn ở bên đất bắc" [8,204]. Sống chết vốn là

bản năng cơ bản của con người, quan niệm "sát thân thành nhân" đã thấm nhuần trong tư tưởng đạo đức của người phụ nữ. Nho giáo xem nhẹ "nhục thể

chi thân" (thân xác thịt). Bàn về quan niệm này, Trần Nho Thìn đã dẫn lời

Khổng Tử: "Tử viết: "Chí sĩ nhân nhân vô cầu sinh dĩ hại nhân; hữu sát thân dĩ

thành nhân" (Khổng Tử nói: Bậc chí sĩ người có đạo Nhân là những người không ham sống mà sợ chết, khi cần thiết, phải tự mình chết để bảo toàn đạo Nhân - Luận ngữ, Vệ Linh Công)" [59,389] và khẳng định: "Khắc kỉ và sẵn

sàng chết khi bảo vệ đạo Nhân, đặt các giá trị luân lí đạo đức cao hơn giá trị của thân xác là mô hình lý tưởng của nhà nho. Nhà nho phân biệt hai phạm trù thân: nhục thể chi thân (thân xác thịt) và danh tiết chi thân (thân danh

tiết). Thân xác thịt cũng cần bảo vệ nhưng thân danh tiết quan trọng hơn, vào

thời điểm bất đắc dĩ thì phải biết hi sinh nhục thân cho thân danh tiết"

Một phần của tài liệu Hệ thống nhân vật nữ trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 40 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)