6. Cấu trúc luận văn
2.1. Lý thuyết về nhân vật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, nhân vật văn học (character) "là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên riêng như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều" [13,235]. Nhân vật văn học là một hiện tượng có tính ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết như: tên gọi, tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm về ngoại hình, tính cách, tâm lý… Nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đề của hiện thực cuộc sống. Theo Beton Brecht thì các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc hoạ phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả. Với những dụng ý nghệ thuật khác nhau, mỗi nhà văn có cách miêu tả, xây dựng nhân vật mang phong cách riêng, bởi "…nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân
nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định" [39,126]. Nhân vật là một trong những
vấn đề cốt lõi của hoạt động sáng tạo và cảm thụ văn học. Tô Hoài cho rằng: "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một
sáng tác".
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Trong tác phẩm văn học, nhân vật tồn tại dưới nhiều hình thức, có thể là người, thần linh, ma quỷ hay đồ vật... Đặc biệt, văn học đương đại đang xuất hiện ngày càng nhiều những nhân vật kì quái, dị thường (như: nhân vật “tôi” chỉ là một bào thai còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nằm trong bụng mẹ - Tác phẩm Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh; nhân vật Dã Nhân - Tác phẩm Giàn thiêu của Võ Thị Hảo…). Nhân vật chính trong truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan không phải là người mà là một chiếc quan tài và theo đánh giá của nhà văn Tô Hoài thì "chiếc quan tài
ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc". Có thể thấy, dù nhân vật tồn tại dưới hình thức nào thì
cũng nhằm thể hiện con người.
Trong tác phẩm, mỗi nhân vật là một biểu hiện của sự sáng tạo, không lặp lại. Căn cứ vào một số tiêu chí nhất định cũng có thể phân loại nhân vật. Tuy nhiên, sự phân loại cũng chỉ mang tính tương đối. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học xuất bản năm 2006 có viết: "Dựa vào vị trí đối với nội
dung cụ thể, với cốt truyện của tác phẩm, nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính và nhân vật phụ; Dựa vào đặc điểm của tính cách, việc truyền đạt lí tưởng của nhà văn, nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện; Dựa vào thể loại văn học, ta có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch; Dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng" [13,236]. Trong việc xác định loại hình nhân vật có những cách
khác nhau để hình dung về chức năng và cấu tạo nhân vật trong hình tượng tự sự của tác phẩm văn học. Bàn về vấn đề phân loại nhân vật, Trần Đình Sử nhận định: "Để xác lập loại hình nhân vật người ta chia ra nhân vật chính,
phụ, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện. Người ta còn phân biệt nhân vật "dẹt", nhân vật "tròn". Tức là phiến diện, nghèo nàn hay đầy đặn đa diện (E.M.Forster). Có người phân biệt nhân vật tĩnh, nhân vật động (T.Docherty). Về mặt cấu trúc có người chia ra nhân vật mặt nạ, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng (I.Ghindơbua)" [50,60]. Ngoài ra, trong các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
như: khái niệm nhân vật bé nhỏ trong văn học hiện thực phê phán, khái niệm nhân vật-con vật người trong chủ nghĩa tự nhiên, nhân vật phi nhân vật trong các trào lưu văn học hiện đại chủ nghĩa ở phương Tây…
Truyện truyền kỳ có hai loại nhân vật cơ bản: loại nhân vật là những con người của cuộc sống trần thế và loại nhân vật thuộc thế giới siêu nhiên, thần bí. Loại nhân vật là con người của cuộc sống trần thế vô cùng đa dạng như nhân vật vua chúa, quan lại, nhân vật lịch sử, cung tần, mĩ nữ, nho sĩ, thương nhân, nông dân, những người lao động bình thường… Loại nhân vật của thế giới siêu nhiên, là những sáng tạo độc đáo của nhà văn để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ cho độc giả, gồm có thánh thần, tiên, bụt, ma quỷ, yêu quái, tinh các loài vật… Những nhân vật thuộc hai thế giới này có thể đi về, qua lại, tương tác, giao thiệp với nhau. Lằn ranh giữa thực và ảo trong thế giới nhân vật bị xoá mờ tạo nên nét độc đáo hấp dẫn riêng cho thể loại truyền kỳ.
2.2. Nhân vật ngƣời phụ nữ đời thƣờng trong Truyền kỳ mạn lục
2.2.1. Nguồn gốc hiện thực lịch sử của nhân vật
Nguồn gốc lịch sử của nhân vật thường thể hiện qua bối cảnh không gian và thời gian được dựng lên trong truyện. Có hai yếu tố bám sát lịch sử là hoàn cảnh của thời đại nhân vật đã sống và tiểu sử nhân vật. Có thể thấy, những nhân vật của Truyền kỳ mạn lục không mất đi đường viền lịch sử.
Trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, nhân vật Nhị Khanh có hoàn cảnh xuất thân rất rõ ràng: "Từ Đạt ở Khoái Châu, lên làm quan tại
thành Đông Quan (Hà Nội) thuê nhà ở cạnh cầu Đồng Xuân, láng giềng với nhà quan Thiêm thư là Phùng Lập Ngôn. Phùng giầu mà Từ nghèo; Phùng xa hoa mà Từ tiết kiệm; Phùng chuộng dễ dãi mà Từ thì giữ lễ… Phùng có người con trai là Trọng Quỳ. Từ có người con gái là Nhị Khanh" [8,16]. Vậy, quê
Nhị Khanh ở Khoái Châu, một tên huyện có thật, nay thuộc tỉnh Hưng Yên. Cha của Nhị Khanh làm quan tại thành Đông Quan, tên gọi của thành Thăng Long
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dưới thời thuộc Minh. Căn cứ vào một số chi tiết trong truyện, có thể xác định Nhị Khanh sống dưới thời nhà Hồ (từ 1400 - 1406). Sau khi chết, hồn Nhị Khanh hiện về gặp gỡ Trọng Quỳ và thông báo cho chồng biết rằng "Hồ triều
sẽ hết vào năm Bính Tuất, binh cách nổi lớn, số người bị giết tróc đến chừng hơn hai mươi vạn, ấy là chưa kể số bị bắt cướp đi. Nếu không phải là người giồng cây đức đã sâu thì chỉ e ngọc đá đều bị cháy cả. Bấy giờ có một vị chân nhân họ Lê, từ miền tây nam xuất hiện; chàng nên khuyên hai con bền chí đi theo vị ấy, thiếp dù chết cũng không nát" [8,26]. Những điều Nhị Khanh nói
hoàn toàn trùng hợp với hoàn cảnh lịch sử dân tộc ta lúc bấy giờ. Ngoài ra, phần cuối truyện có viết: "Đến khi vua Lê Thái Tổ tuốt gươm đứng dậy ở Lam
Sơn, hai người con trai đều đi theo, trải làm đến chức Nhập thị nội. Đến nay ở Khoái Châu hiện còn con cháu" [8,27]. Những chi tiết này góp phần khẳng
định tính chân thực lịch sử của tác phẩm.
Nhân vật Đào Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị cũng có tên tuổi, quê quán rõ ràng: "Ả danh kỹ ở Từ Sơn là Đào thị, tiểu tự Hàn Than,
thông hiểu âm luật và chữ nghĩa. Niên hiệu Thiệu Phong thứ năm (1345) đời nhà Trần, nàng được tuyển sung vào làm cung nhân, hàng ngày chầu vua ở tiệc rượu hay ở chiếu bạc" [8,75]. Từ Sơn là một tên huyện có thật, nay thuộc Bắc
Ninh. Niên hiệu Thiệu Phong là niên hiệu của vua Trần Dụ Tông, vị vua thứ bảy của triều nhà Trần trong lịch sử dân tộc. Đại Việt sử ký toàn thư viết lại: "Vua tính rất thông tuệ, học vấn cao minh, chăm lo việc võ, sửa sang việc văn,
các di đều thần phục. Đời Thiệu Phong, chính sự tốt đẹp; từ năm Đại Trị về sau chơi bời quá độ, cơ nghiệp nhà Trần suy yếu từ đó" [66,159-160]. Tiểu tự Hàn
Than của nhân vật gắn liền với một giai thoại liên quan đến vua Trần Dụ Tông cũng được kể trong truyện: "Một hôm vua thả thuyền chơi trên sông
Nhị, rồi đi lần xuống tận bến Đông bộ đầu. Vua lãng ngâm rằng: Vụ ế chung thanh tiểu,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nghĩa là:
Mù toả tiếng chuông nhỏ,
Cát phẳng bóng cây trường (dài).
Các quan chưa ai nối được, nàng Đào liền ứng khẩu đọc ngay:
Hàn than ngư hấp nguyệt, Cổ luỹ nhạn minh sương.
Nghĩa là:
Bến lạnh cá đớp nguyệt, Luỹ cổ nhạn kêu sương.
Vua khen ngợi hồi lâu, nhân đó gọi nàng là "Ả Hàn Than" [8,75].
Trong Chuyện Lệ Nương, nhân vật nữ chính cũng được đặt trong một bối cảnh lịch sử xác định: "Nguyễn Thị Diễm là người một họ lớn ở huyện
Đông Sơn (Thanh Hoá), em họ ngoại của Trần Khát Chân; cùng người đàn bà họ Lý quê ở huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), cùng mở ngôi hàng bán phấn đối cửa nhau tại bên ngoài thành Tây Đô (Thanh Hoá). Xóm giềng gần gặn, tình nghĩa ngày một thân nhưng cả hai đều chưa con cái. Một hôm, đến động Hồ Công làm lễ cầu tự", "Nguyễn Thị quả sinh con gái đặt tên là Lệ Nương, Lý thị quả sinh con trai đặt tên là Phật Sinh" [8,195]. Huyện Đông Sơn nay
thuộc tỉnh Thanh Hoá. Động Hồ Công thuộc huyện Vĩnh Lộc, nay cũng thuộc tỉnh Thanh Hoá. Cuộc đời Lệ Nương gắn với những sự kiện có thật diễn ra trong lịch sử dân tộc. Theo lời giới thiệu, Lệ Nương có mối quan hệ thân tộc với Trần Khát Chân, một nhân vật lịch sử. Câu chuyện về cuộc đời Lệ Nương có liên quan đến sự kiện Trần Khát Chân xảy ra năm 1399. Mưu giết Hồ Quý Ly không thành, Trần Khát Chân bị giết và bị bắt bớ đến cả thân tộc. Trong truyện, khi vụ Trần Khát Chân xảy ra, Lệ Nương bị bắt vào trong cung. Cuộc đời Lệ Nương còn liên quan đến những sự kiện lịch sử khác: "Cuối đời nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghe Hán Thương phải chạy, đoán chắc là Lệ Nương cũng phải đi theo, bèn từ biệt mẹ đi vào nam, mong được gặp mặt. Lặn lội hàng tuần mới đến cửa bể Thần Phù, nghe tướng giặc Lã Nghị bắt cướp mấy trăm phụ nữ hiện đóng giữ ở phủ Thiên Trường trơ trọi không có quân ứng viện, Sinh đoán chắc Lệ Nương cũng ở trong ấy. Nhưng đất khách tay không, chẳng làm gì được. Chợt gặp vua Giản Định nổi quân lên ở châu Trường An, nhưng vì ít binh không địch nổi với số nhiều của quân giặc. Sinh muốn nhờ thế quân của vua, đánh úp mà cướp lại Lệ Nương…" [8,199]. Có thể thấy, trong câu chuyện về cuộc
đời Lệ Nương thời gian, tình tiết đều rất cụ thể, gắn với những yếu tố thực của lịch sử khiến cho câu chuyện đáng tin hơn, góp phần làm tăng sức thuyết phục cho câu chuyện.
Phần lớn những người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục đều sống trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể hoặc có mối liên hệ với nhân vật hay sự kiện lịch sử. Cá biệt, nhân vật nữ chính trong thiên Kim Hoa thi thoại ký là một nhân vật lịch sử. Ngô Chi Lan là nữ học sĩ nổi tiếng dưới triều Lê. Sắc đẹp, tài năng và những giai thoại về cuộc đời của bà được ghi chép trong nhiều sách sử của dân tộc. Từ một nhân vật lịch sử Ngô Chi Lan trở thành một nhân vật văn học tiêu biểu trong Truyền kỳ mạn lục.
Lịch sử là những gì đã thuộc về quá khứ, đã hoàn tất, đóng khung và không thể thay đổi. Trở thành đối tượng phản ánh của văn học nghệ thuật, chất liệu lịch sử về nữ học sĩ Ngô Chi Lan đã được tôn trọng đúng mức. Mở đầu câu chuyện, nhân vật nữ chính đã được giới thiệu cụ thể: "Huyện Kim
Hoa có người con gái họ Ngô tên Chi Lan, là bậc nội trợ hiền của vị tiên sinh họ Phù. Nàng chữ tốt văn hay, nhất là thơ ca càng giỏi lắm. Đức Thuần hoàng đế (Thánh Tông) triều nhà Lê yêu tài văn mặc, vời nàng vào cung, giao cho việc dạy các cung nữ. Mỗi khi yến tiệc, nàng thường ôm quyển đứng chầu hầu vua, hễ vua phán làm thơ, chỉ thoắt chốc đã làm xong ngay, không cần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phải chữa sửa gì cả. Năm ngoài bốn mươi tuổi nàng mất, táng ở cánh bãi Tây Nguyên" [8,209]. Truyện chỉ có duy nhất một chi tiết nói tới nhan sắc hơn
người của bà: "Chàng trông vào trong nhà, thấy một ông già đang ngồi ở
giữa giường, bên cạnh có một vị mỹ nhân, trâm ngọc hài cườm, coi như một vị phi tần vậy" [8,210]. Còn tài năng của Phù gia nữ học sĩ kết tinh ở thơ ca.
Bốn bài từ (Xuân từ, Hạ từ, Thu từ, Đông từ) vịnh bốn mùa nổi tiếng của bà cũng được nhắc đến trong Kim Hoa thi thoại ký: "Ông khách thấy phu nhân có
làm bốn bài từ bốn mùa đề vào bốn bức bình bằng văn mẫu" [8,210]. Theo tư
tưởng phương Đông, quá trình chuyển vận của thiên nhiên thường khơi gợi cảm xúc, tình cảm của con người, làm rung động lòng người và trở thành thi đề quen thuộc trong văn học cổ. Thơ của nữ học sĩ Ngô Chi Lan đẹp cả ý và lời, giàu cảm xúc, tình cảm, thể hiện một cái nhìn nhân ái trước con người và cuộc đời. Vua Lê Thánh Tông đã nhiều lần ngợi khen: "Văn nàng cũng hay lắm,
hãy thử đem tài hoa gấm cho trẫm xem nào" [8,214]. Khi hoàng đế băng hà, bà
có làm một bài thơ khóc Người. Bài thơ được đánh giá "tuy không có gì mới lạ
nhưng thương nhớ có thừa, rất hợp với ý thái của người đời xưa" [8,216]. Đó là
những chi tiết đã được nhiều sách sử chép lại.
Lấy cốt truyện là chính sử, nội dung là các sự kiện đã có trong các sách chép sử, nhân vật là nhân vật có thực trong lịch sử… là phương thức phổ biến trong văn học trung đại. Tuy nhiên, để khắc họa sâu sắc hình tượng nữ học sĩ Ngô Chi Lan, tác giả đã khéo léo lựa chọn những chi tiết, sự kiện nổi bật và trình bày nó dưới bút pháp truyền kỳ. Ở đây, cách xây dựng nhân vật rất gần với nhân vật truyện ký. Trong truyện ký, các tác giả cũng kể chuyện về số phận của những con người có thật, những cá nhân đặc biệt như: nhân vật Chu Văn An (trong Truyện ông Chu Văn An), Phạm Ngũ Lão (trong Truyện Phạm Ngũ Lão), Lía (trong Chú Lía), Phạm Công (trong Lương tâm thầy thuốc), Đào thị Huệ (trong Truyện Ả Đào cứu nước)… qua đó thể hiện thái độ, suy nghĩ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tình cảm về nhân vật được nói tới. Mục đích của các tác giả khi viết truyện ký nhằm biểu dương những người có đức hạnh, tài giỏi khác thường và có công với nhân dân, đất nước, để tỏ lòng cảm phục, ghi ơn hoặc cổ vũ, khuyến khích hậu thế noi theo. Nhân vật Ngô Chi Lan cũng được xây dựng trên tinh thần ấy. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với các nhân vật trong truyện ký là nhân vật Ngô Chi Lan được xây dựng bởi bút pháp truyền kỳ. Nguyễn Dữ sử dụng môtíp âm dương giao thiệp, người sống nói chuyện với người chết, vốn quen thuộc trong truyện dân gian để xây dựng cốt truyện. Người may mắn được