b) Hệ thống dẫn động phun
2.1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cháy của động cơ diesel
a. Tỷ số nén
Tăng tỷ số nén sẽ có ảnh hưởng tốt đến quá trình cháy về phương diện nhiệt động học vì nhiệt độ và áp suất tại thời điểm phun nhiên liệu (Tcf , pcf) sẽ tăng, thời gian chậm cháy (τi) giảm. Tuy nhiên, tăng tỷ số nén sẽ làm tăng áp suất cháy cực đại, do đó các chi tiết chịu lực sẽ phải có kích thước lớn hơn. Tiêu chí đầu tiên để chọn tỷ số nén cho động cơ Diesel là đảm bảo khởi động được động cơ ở mọi điều kiện khai thác.
b. Cấu hình của buồng đốt
Cấu hình của buồng đốt là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến diễn biến và chất lượng của quá trình cháy và kéo theo nó là hàng loạt chỉ tiêu kinh tế ký thuật của động cơ như: suất tiêu hao nhiên liệu, áp suất chỉ thị trung bình, tốc độ tăng áp suất và áp suất cháy cực đại, độ khói độc hại của khí thải, tính năng khởi động của động cơ… Do đặc điểm quá trình tạo HHC và phát thải nhiên liệu của động cơ Diesel thường có cấu hình phức tạp hơn nhiều so với động cơ xăng. Mọi cố gắng hoàn thiện buồng đốt ở động cơ Diesel tập trung trước hết vào vấn đề rút ngắn giai đoạn chậm cháy, hoá hơi nhanh và hoà trộn hơi nhiên liệu với không khí trong buồng đốt theo một quy luật phù hợp với đặc điểm tổ chức quá trình cháy và tính năng kỹ thuật của động cơ.
c. Tính chất lý hoá của nhiên liệu
Các tính chất lý hoá của nhiên liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến quá trình cháy ở động cơ Diesel bao gồm: tính tự bốc cháy, độ nhớt và tính hoá hơi.
Hiện nay, tính tự bốc cháy của nhiên liệu thường được định lượng bằng số cetane.Nhiên liệu có CN càng lớn thì thời gian chậm cháy càng ngắn. Nếu các điều kiện khác như nhau mà τ i ngắn thì lượng nhiên liệu cháy ở đầu giai đoạn cháy nhanh
sẽ ít hơn, thời gian cháy toàn bộ lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt cũng ngắn hơn. Kết quả là không những động cơ làm việc ít giật hơn rung hơn mà các chỉ tiêu khác cũng được cải thiện (ví dụ: công suất, hiệu suất, độ độc khí thải, v.v.). Điều này đặc