Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả mô hình dịch vụ chăm sóc người bệnh chất lượng cao tại Khoa Quốc tế và Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Bãi Cháy, năm 2021 (Trang 24 - 29)

Chương 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Người bệnh điều trị nội trú tại khoa Quốc tế và điều trị theo yêu cầu, bệnh viện Bãi Cháy trong thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2021 đến tháng 9/2021.

- Tiêu chuẩn lựa chọn:

+ NB đủ từ 18 tuổi trở lên

+ NB điều trị nội trú có thời gian nằm viện từ 3 ngày trở lên (lý do chọn NB nằm viện từ ngày thứ 3 trở lên vì thời điểm đó NB đã nhận được sự chăm sóc nhiều từ ĐD, đã đánh giá đầy đủ và có được sự nhận xét khá chính xác về các dịch vụ chăm sóc).

- Tiêu chuẩn loại trừ:

+ NB từ chối tham gia nghiên cứu.

+ NB không có khả năng giao tiếp.

+ NB chuyển viện

+ NB là nhân viên y tế tại bệnh viện.

2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2021 đến tháng 9/2021

- Địa điểm nghiên cứu: khoa Quốc tế và điều trị theo yêu cầu, bệnh viện Bãi Cháy .

2.1.3. Thiết kế nghiên cứu - Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.1.4. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu 2.1.4.1. Cỡ mẫu

Chọn toàn bộ NB điều trị nội trú có thời gian nằm viện từ 3 ngày trở lên tại khoa Quốc tế và điều trị theo yêu cầu, bệnh viện Bãi Cháy trong thời gian nghiên cứu.

2.1.5. Phương pháp thu thập số liệu

- Sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp NB 2.1.6. Các biến số nghiên cứu

2.1.6.1. Thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu Gồm: Tuổi, Giới tính, trình độ học vấn.

- Nhóm tuổi: được tính bằng từ năm sinh tới năm nghiên cứu (2021). Trong phân tích chia làm 4 nhóm:

+ ≤ 20 tuổi, 21 tuổi - 40 tuổi , 41 tuổi - 60 tuổi, ≥ 61 tuổi.

- Giới tính: có 2 giá trị là nam và nữ.

- Trình độ học vấn:

+ Không được đi học + Tiểu học

+ Trung học cơ sở + Trung học phổ thông + Trung cấp

+ Đại học và trên đại học.

- Nghề nghiệp: Công nhân, nội trợ, hưu trí, nghề khác.

- Sử dụng thẻ BHYT/BH thương mại để khám chữa bệnh: Có thẻ BHYT, không có BHYT, sử dụng thẻ BHYT/BH thương mại để khám chữa bệnh.

2.1.6.2. Đánh giá sự hài lòng của NB về công tác chăm sóc của điều dưỡng

Sử dụng thang đo Likert để tính điểm. Với mỗi quan điểm sẽ có 5 mức để đánh giá: rất không hài lòng, không hài lòng, bình thường, hài lòng và rất hài lòng.

Cách tính điểm của 1 quan điểm như sau:

Bảng 2.1.1. Cách tính điểm một quan điểm Rất

không hài lòng

Không hài lòng

Bình

thường Hài lòng Rất hài lòng

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

Không hài lòng Hài lòng

Gồm các biến số chính:

+ Sự hài lòng về tiếp đón NB

+ Sự hài lòng về chăm sóc tinh thần của ĐD + Sự hài lòng về hoạt động chuyên môn của ĐD + Sự hài lòng về tình trạng vệ sinh khoa phòng + Sự hài lòng về tư vấn giáo dục sức khỏe

2.1.7. Khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn đánh giá 2.1.7.1. Thang đo

- Bộ công cụ khảo sát được xây dựng dựa trên Thông tư 07/2011 TT-BYT của Bộ Y tế ngày 26 tháng 01 năm 2011 về hướng dẫn công tác chăm sóc NB trong bệnh viện.

- Phiếu khảo sát sự hài lòng của NB theo Quyết định số 4969/QĐ-BYT ngày 01/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2.1.7.2. Tiêu chuẩn đánh giá

Sự hài lòng của NB về công tác chăm sóc của điều dưỡng gồm 5 phần với 31 câu hỏi. Mỗi câu hỏi được tính bằng thang đo Likert để tính điểm:

+ Điểm 5: rất hài lòng + Điểm 4: hài lòng + Điểm 3: bình thường + Điểm 2: không hài lòng + Điểm 1: rất không hài lòng

Theo thang điểm Likert, mức hài lòng của NB bắt đầu từ mức 4 (4 điểm), vì

vậy thang điểm Likert được mã hóa thành hai nhóm: nhóm không hài lòng (1 - 3 điểm) và nhóm hài lòng (4 - 5 điểm) đối với từng tiểu mục.

Mỗi yếu tố được hình thành từ nhiều tiểu mục và được chia thành hai nhóm

“hài lòng” và “không hài lòng”. Điểm giới hạn giữa hài lòng và không hài lòng của các yếu tố được tính bằng công thức: 4 điểm x số tiểu mục cụ thể như sau:

Bảng 2.1.2. Cách tính điểm các mục của bộ câu hỏi

Mục Nội dung Số tiểu

mục

Số điểm tương ứng với số tiểu

mục

Nhóm không hài

lòng

Nhóm hài lòng

A

Sự hài lòng của người bệnh về đón tiếp của ĐD

4

4 điểm x 04 tiểu mục =

16 điểm

< 16 điểm ≥ 16 điểm

B

Sự hài lòng của người bệnh về chăm sóc tinh thần của ĐD

5 4 điểm x 05

tiểu mục < 20 điểm ≥ 20 điểm

C

Sự hài lòng của người bệnh về thực hiện hoạt

động chăm sóc của ĐD 12 4 điểm x 12

tiểu mục < 48 điểm ≥ 48 điểm

D

Sự hài lòng của người bệnh về chăm sóc tinh thần của ĐD

6 4 điểm x 06

tiểu mục < 24 điểm ≥ 24 điểm

E

Sự hài lòng của người bệnh về chăm sóc tinh thần của ĐD

4 4 điểm x 04

tiểu mục < 16 điểm ≥ 16 điểm Sự hài lòng chung: Số điểm giớ hạn giữa hai nhóm “hài lòng” và “không hài lòng” của sự hài lòng chung = 4 điểm x số tiểu mục = 4 điểm x 31 tiểu mục = 124 điểm. Sự hài lòng chung đạt “hài lòng” với tổng điểm từ 124 điểm đến 155 điểm và không có tiểu mục nào NB chón mức “rất không hài lòng” và “không hài lòng”.

Sự hài lòng chung là “không hài lòng” khi tổng điểm < 124 điểm.

2.1.8. Phương pháp phân tích số liệu

- Số liệu sau khi được làm sạch, nhập xà xử lý trên phần mềm SPSS 20.0.

2.1.9. Chỉ số và phương pháp tính

Tên chỉ số Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về chất lượng dịch vụ chăm sóc đạt ≥ 90%

Lĩnh vực áp dụng Khoa Quốc tế và điều trị theo yêu cầu Đặc tính chất lượng An toàn

Thành tố chất lượng Đầu ra Lý do lựa chọn

Sự hài lòng của NB về chất lượng dịch vụ chăm sóc NB tại khoa Quốc tế và điều trị theo yêu cầu chưa cao

Phương pháp tính

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về chất lượng dịch vụ chăm sóc tại khoa Quốc tế và điều trị theo yêu cầu

Tử số Số lượt NB hài lòng của người bệnh về chất lượng dịch vụ chăm sóc

Mẫu số Tổng số NB điều trị nội trú tại khoa Quốc tế và điều trị theo yêu cầu trong kỳ khảo sát.

Nguồn số liệu Dựa trên khảo sát Thu thập và tổng hợp số liệu Dựa vào phiếu điều tra

Giá trị của số liệu Độ chính xác và độ tin cậy cao

Tần xuất báo cáo Hàng quý

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả mô hình dịch vụ chăm sóc người bệnh chất lượng cao tại Khoa Quốc tế và Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Bãi Cháy, năm 2021 (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)